Giáo án lớp 4 - Tuần 30 năm 2014

I/ Mục tiêu (Theo Trần Diệu Tần và Đỗ Thái)

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng tự hào, ca ngợi.

- Hiểu Nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm đã dũng cảm vượt bao khó khăn, hi sinh, mất mát để hoàn thành sứ mạng lịch sử: Khẳng định rằng trái đất hình cầu, phát hiện ra Thái Bình Dương và những vùng đất mới. (trả lời được các câu hỏi 1,2,3,4 trong SGK).

- HS khá, giỏi trả lời được câu hỏi 5 trong SGK.

- KNS: tự nhận thức: xác định giá trị bản thân.

 * HSY- HSHN: Đọc được một đoạn của bài.

II/ Đồ dùng dạy học.

- Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III/ Các hoạt động dạy - học.

 

doc34 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1554 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 30 năm 2014, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a) Giới thiệu bài: 
- Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
b) Hướng dẫn quan sát: 
Bài tập 1, 2: HS đọc yêu cầu bài tập 1, 2.
- Hs: 1 em đọc to, lớp theo dõi SGK.
- Gv: Yêu cầu hs đọc kĩ bài văn "Đàn ngan mới nở" và trả lời câu hỏi:
+ Những bộ phận nào của con ngan được tác giả miêu tả ?
+ Những câu miêu tả nào, em cho là hay ?
- Hs: Phát biểu ý kiến.
- Gv: Chốt lại ý đúng:
- Hs: Ghi những câu miêu tả hay vào vở.
Các bộ phận
Từ ngữ miêu tả
Hình dáng
Chỉ to hơn cái trứng một tí.
Bộ lông
Vàng óng, như màu của những con tơ non mới guồng.
Đôi mắt
Chỉ bằng hạt cườm, đen nhánh hạt huyền.
Cái mỏ
Màu nhung hươu, chỉ bằng ngón tay đứa bé mới đẻ.
Cái đầu
Xinh xinh, vàng nuột.
Hai cái chân
Lủn chủn, bé tí, màu đỏ hồng.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu bài tập.
- Gv: Treo tranh con chó (mèo) lên bảng. Nhắc HS chú ý trình tự thực hiện bài tập:
+ Viết kết quả quan sát đặc điểm ngoại hình của con chó (mèo). Chú ý phát hiện ra đặc điểm phân biết con chó (mèo) mình tả khác với những con chó (mèo) khác.
+ Dựa vào kết quả quan sát, tả (miệng) các đặc điểm ngoại hình nổi bật của con vật (không nên tả tất cả).
- Hs: Làm bài ( theo mẫu kết quả bài tập 1, 2).
- Hs: Trình bày bài làm, nhận xét.
- Gv cùng cả lớp nhận xét để tham khảo, rút kinh nghiệm.
Bài tập 4: Thực hiện tương tự bài tập 3.
3/ Củng cố dặn dò: 
- Gọi một HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ.
- Gv: Yêu cầu HS về nhà sửa chữa, hoàn chỉnh dàn ý tả một con vật nuôi. 
- Quan sát kĩ con mèo hoặc con chó để tiết sau học tốt.
Tiết 4: KHOA HỌC
NHU CẦU KHÔNG KHÍ CỦA THỰC VẬT
I/ Mục tiêu. 
- Biết mỗi loài thực vật, mỗi giai đoạn phát triển của thực vật có nhu cầu về không khí khác nhau.
II/ Đồ dùng dạy học. 
Hình minh hoạ trong SGK/120, 121.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Hoạt động khởi động: 
- Kiểm tra bài cũ: 
H: Tại sao khi trồng, người ta phải bón thêm phân cho cây?
H: Thực vật cần các loại khoáng chất nào? 
Gv: Nhận xét, ghi điểm.
- Giới thiệu bài, ghi đề bài : Nhu cầu không khí của thực vật
2/ Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự trao đổi khí của thực vật trong quá trình quang hợp và hô hấp
* Ôn kiến thức cũ:
H: Không khí có những thành phần nào? (ô-xy; ni-tơ ; các-bô-níc).
H: Kể tên những khí quan trọng đối với đời sống thực vật? (ô-xy; các-bô-níc.).
* Hoạt động nhóm 2.
Gv: Yêu cầu HS quan sát các hình 1, 2/120, 121/SGK và thảo luận theo gợi ý:
+ Trong quang hợp, thực vật hút khí gì, thải khí gì? (hút khí các-bô-níc.; thải khí ô-xy).
+ Trong hô hấp, thực vật hút khí gì, thải khí gì? (hút khí ô-xy , thải khí các-bô-níc).
+ Quá trình quang hợp xảy ra khi nào? (khi có ánh sáng Mặt Trời).
+ Quá trình hô hấp xảy ra khi nào? (suốt ngày đêm).
+ Điều gì xảy ra với thực vật nếu một trong hai quá trình trên ngừng? (thực vật sẽ chết).
+Không khí có vai trò như thế nào đối với thực vật? (giúp thực vật quang hợp và hô hấp).
Gv: Gọi một số cặp trình bày kết quả thảo luận.
Hs: 1 - 2cặp trình bày kết quả thảo luận.
Gv nhận xét, kết luận: Thực vật cần không khí để quang hợp và hô hấp. Cây dù được cung cấp đủ nước, ánh sáng và khoáng chất nhưng thiếu không khí thì cây cũng không sống được . Khí ô-xy là nguyên liệu chính để cây hô hấp, sản sinh ra năng lương trong quá trình trao đổi chất của thực vật.
Hoạt động 2: Tìm hiểu một số ứng dụng thực tế về nhu cầu không khí của thực vật 
H: Thực vật "ăn" gì để sống? Nhờ đâu, thực vật thực hiện được việc "ăn" để duy trì sự sống?
Hs: Phát biểu ý kiến.
Gv: Nhận xét câu trả lời và giảng giải thêm: Thực vật không có cơ quan tiêu hoá như người và động vật nhưng chúng vẫn "ăn" và "uống". Khí các-bô-níc có trong không khí được lá cây hấp thụ và nước, chất khoáng có trong đất được rễ cây hút lên. Nhờ chất diệp lục có trong lá cây mà thực vật có thể sử dụng ánh sáng mặt trời để chế tạo chất bột đường từ khí các-bô-níc và nước để nuôi dưỡng cơ thể.
Gv: Yêu cầu cả lớp đọc thầm mục Bạn cần biết , trả lời câu hỏi:
H: Nêu ứng dụng trong trồng trọt về nhu cầu khí các-bô-níc của thực vật?
H: Nêu ứng dụng về nhu cầu khí ô-xy của thực vật?
Hs: Phát biểu ý kiến.
Gv: Nhận xét câu trả lời và kết luận: 
Hoạt động kết thúc: 
H: Tại sao ban ngày, khi đứng dưới tán lá của cây, ta thấy mát mẻ? 
H: Tại sao vào ban đêm, ta không nên để nhiều hoa, cây cảnh trong phòng ngủ? 
H: Lượng khí các-bô-níc trong thành phố đông dân, khu công nghiệp nhiều hơn mức cho phép, giải pháp nào có hiệu quả nhất cho vấn đề này? (trồng cây xanh)
Hs: 3 em đọc lại mục Bạn cần biết.
Gv: Nhận xét tiết học; Dặn hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau. 
Tiết 5: KĨ THUẬT
 LẮP XE NÔI (TIẾT 2)
I/ Mục tiêu.
- Chọn đúng, đủ số lượng các chi tiết để lắp xe nôi.
- Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe chuyển động được.
- Với HS khéo tay: Lắp được xe nôi theo mẫu. Xe lắp tương đối chắc chắn, chuyển động được.
II/ Hoạt động dạy - học. 
1. Kiểm tra bài cũ: 
- KT sự chuẩn bị của HS.
- T/c lớp nhận xét – GV đánh giá.
2. Dạy bài mới:
* GV giới thiệu bài – HS theo dõi.
Hoạt động 1: Thực hành lắp xe nôi.
a. Lựa chọn chi tiết:
- GV cho HS lựa chọn chi tiết – Cho các em KT chéo.
- GV quan sát và nhận xét.
b. Lắp từng bộ phận:
- GV cho HS lắp từng bộ phân theo các nhóm – GV quan sát giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
c. Lắp ráp thành xe nôi:
- HS thực hành lắp – GV giúp đỡ HS.
- GV nhắc nhở HS lắp đúng qui trình và xe phải chuyển động được.
Hoạt động 2: Nhận xét , đánh giá.
- T/c cho các nhóm trưng bày sản phẩm – T/c lớp nhận xét.
- Cho HS bình chọn nhóm làm tốt – GV đánh giá.
3. Củng cố – dặn dò:
Thứ năm ngày 3 tháng 4 năm 2014
Tiết 1: TOÁN
 ỨNG DỤNG CỦA TỈ LỆ BẢN ĐỒ ( TT )
I/ Mục tiêu. 
- Biết được một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.
- Làm được bài 1, bài 2. 
+ HS KG làm thêm các bài tập còn lại.
+ HS TB,Y-HSHN: - Làm được bài 1. 
II/ Hoạt động dạy - học.
1/ Giới thiệu bài: 
- Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
2/ Dạy học bài mới.
Hoạt động 1: Một số ứng dụng tỉ lệ bản đồ.
Bài toán 1: 
Gv: Cho HS đọc đề bài toán 1, quan sát hình vẽ SGK/156 và trả lời theo các gợi ý:
+ Độ dài thật (khoảng cách giữa A và B trên sân)là bao nhiêu mét ? (20m).
+ Trên bản đồ có tỉ lệ nào ? (1: 500).
+ Phải tính độ dài nào ? theo đơn vị nào ? ( Độ dài thu nhỏ tương ứng trên bản đồ theo đơn vị cm ).
- Hs: Nêu cách trình bày bài giải.
- Gv: Nhận xét, chốt lại cách trình bày như SGK.
Bài toán 2:
- Gv: Cho HS đọc đề bài và thực hiện tương tự như bài toán 1.
* Lưu ý:
- HS cần chú ý đơn vị đo (đổi 41km = 41 000 000 mm)
Hoạt động 2: Luyện tập: 
Bài 1: 
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- Hs: Đọc đề bài và tự làm bài vào vở.
- Gv lưu ý HS: đổi đơn vị theo đơn vị độ dài trên bản đồ; làm nháp, điền kết quả vào bảng kẻ sẵn trong vở.
- GV hướng HSTB,Y.
- Gọi một vài em đọc kết quả, lớp nhận xét, bổ sung.
- Gv: Nhận xét, chữa bài.
Bài 2:	 
- HS đọc đề bài.
- Gv: Hướng dẫn phân tích đề toán.
+ Bài toán cho biết gì ? (biết độ dài thật: 12km; tỉ lệ bản đồ: 1: 100 000).
+ Bài toán hỏi gì ? ( Quãng đường đó trên bản đồ dài bao nhiêu cm).
- Hs: 1 em làm bảng, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:(HS khá, giỏi) 	 
- HS đọc đề bài
- Gv: Hướng dẫn phân tích đề toán.
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán yêu cầu gì ?
- Gv lưu ý cho hs chú ý đơn vị đo.
- Hs: 1 em làm bảng, lớp làm vở.
- Lớp nhận xét bài làm của bạn.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm, kết hợp chấm một số vở dưới lớp.
3/ Củng cố dặn dò: 
Gv: Nhận xét tiết học; dặn dò hs về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.
Tiết 2: 	 LỊCH SỬ
NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG
I/ Mục tiêu. 
- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế: "Chiếu khuyến nông", đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sáh nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: "Chiếu lập học" đề cao chữ Nôm,... Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
- HS khá, giỏi lí giải được vì sao Quang Trung ban hành các chính sách về kinh tế, văn hoá như"Chiếu khuyến nông""Chiếu lập học" đề cao chữ Nôm,...
II/ Đồ dùng dạy-học. 
- Phiếu học tập cho HS.
III/ Hoạt động dạy - học.
1/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 hs lên bảng trả lời câu hỏi cuối bài 25.
- Gv: Nhận xét, ghi điểm.
2/ Dạy học bài mới.
- Gv: Giới thiệu bài, ghi đề - Hs nhắc lại tên bài.
Hoạt động 1: Quang Trung xây dựng đất nước
- Gv: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm 6, phát phiếu học tập, yêu cầu các nhóm thảo luận; trình bày, bổ sung.
- Gv: Nhận xét câu trả lời của HS và tổng kết.
Phiếu thảo luận (có đáp án):
Chính sách
Nội dung chính sách
Tác dụng xã hội
Nông nghiệp
- Ban hành "Chiếu khuyến nông": lệnh cho dân đã từng bỏ làng quê phải trở về quê cũ khai phá ruộng hoang
- Vài năm sau, mùa màng trở lại tươi tốt, làng xóm lại thanh bình.
Thương nghiệp
- Đúc đồng tiền mới.
Yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới để dân hai nước tự do trao đổi hàng hoá
- Mở cửa biển cho thuyền buôn nước ngoài vào buôn bán.
- Thúc đẩy các ngành nông nghiệp, thủ công phát triển .
- Hàng hoá không bị ứ đọng
- Làm lợi cho sức tiêu dùng của nhân dân.
Giáo dục
- Ban hành "Chiếu lập học".
- Cho dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm, coi chữ Nôm là chữ chính thức của nước ta.
- Khuyến khích nhân dân học tập, phát triển dân trí.
- Bảo tồn vốn văn hoá dân tộc.
Hoạt động 2: Quang Trung - Ông vua luôn chú trọng bảo tồn vốn văn hoá dân tộc
- Gv: Tổ chức cho HS trao đổi, trả lời câu hỏi theo gợi ý: 
+ Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm ? (Vua Quang Trung rất coi trọng tiếng nói dân tộc, muốn đưa chữ Nôm thành chữ viết chính thức của nước ta, thay cho chữ Hán. Nhà vua giao cho La sơn Phu tử Nguyễn Thiếp lập viện Sùng Chính để dịch chữ Hán ra chữ Nôm. Năm 1789, kì thi Hương đầu tiên được tổ chức ở Nghệ An, thí sinh phải thi thơ phú bằng chữ Nôm).
+ Em hiểu câu "xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu" của vua Quang Trung như thế nào ? ( Vì học tập giúp con người mở mang kiến thức, sống và làm việc tốt hơn. Công cuộc xây dựng đất nước cần người tài, chỉ 

File đính kèm:

  • docGA LOP 4 TUAN 30 KNS.doc
Giáo án liên quan