Giáo án lớp 4 - Tuần 19 năm 2014

I. Mục tiêu:

- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.

- HS làm được các bài tập liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2.3.5.9.

- BT 1,2 dành cho HS TB yếu; BT 3,4 dành cho HS khá giỏi.

- HS yêu thích học môn toán.

II. Thiết bị dạy học:

 GV: Bảng phụ - VBTTT2

 HS: Vở BT Toán T2

III. Các hoạt động dạy học.

 

docx5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1568 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 19 năm 2014, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 19
Ngày soạn 3 - 1 - 2014
Thứ hai ngày 6 tháng 1 năm 2014
Toán +
Tiết 37: Luyện : dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9
I. Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố về các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- HS làm được các bài tập liên quan đến dấu hiệu chia hết cho 2.3.5.9.
- BT 1,2 dành cho HS TB yếu; BT 3,4 dành cho HS khá giỏi.
- HS yêu thích học môn toán.
II. Thiết bị dạy học:
 GV: Bảng phụ - VBTTT2
 HS: Vở BT Toán T2
III. Các hoạt động dạy học.
1. ổn định tổ chức : Báo cáo sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9
 Cho VD
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. HD HS làm bài tập: 
Bài 1(7): 
Nêu dấu hiệu chia hết cho 3?
HS: Đọc yêu cầu.
- HS nêu 
- 3 HS lên bảng
- Nhận xét
- GV gọi HS nhận xét và thống nhất kết quả
a. Các số chia hết cho 3 là: 294, 2763, 3681, 78132
b. Các số không chia hết cho 3là: 634, 6020, 33319.
c. Các số chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9 là: 294, 78132
Bài 2(7):Cho bốn chữ số 0; 6; 1; 2. Viết số có ba chữ số và :
a, Chia hết cho 9
b, Chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 9 ?
HS: Đọc yêu cầu.
- HS nêu .
- 2 HS lên bảng.
a,612; 621; 126; 162; 261; 216
b,120; 102; 210; 201.
- GV chốt đúng lời giải
Bài 3(7): Viết chữ số thích hợp vào ô trống
HS: Làm xong, kiểm tra chéo lẫn nhau.
a, Số chia hết cho 3 : 126; 186
b,Số chia hết cho 9 : 855
Bài 4(7): Đúng ghi Đ , sai ghi S
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vào vở BT.
- GV nhận xét, chấm điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và chuẩn bị bài.
Toán+
Tiết 38: luyện : ki - lô - mét vuông
I . Mục tiêu:
- Củng cố về cách đọc và viết các đơn vị đo diện tích theo đơn vị km2 
- Rèn kĩ năng làm bài tập chính xác.BT1, 2 dành cho HS TB-yếu.BT3,4 dành cho HS khá giỏi.
- GD HS ý thức học tập tốt .
II. Thiết bị dạy học: 
GV: VBTT, bảng phụ HS: VBTT , Nháp
III. Các hoạt động dạy – học :
ổn định tổ chức :
2. Bài cũ :
3. Bài mới :
a . GTbài :
b HD làm bài tập :
+ Bài 1 : Viết số hoặc chữ thích hợp vào ô trống
GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
+ Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
Nhận xét, chốt bài đúng
+ Bài 3: 
Tóm tắt:
Chiều dài : 5 Km
Chiều rộng : 2 Km
Diện tích : ….K m2 ?
Nhận xét, chấm 1số bài.
+ Bài 4 : 
GV chốt kại ý kiến đúng
a, 4 dm2 b, 921 km2
- Đọc và nắm YC bài tập.
- HS tự làm rồi đổi vở kiểm tra chéo.
- 1số HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét.
- Đọc YC bài tập.
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào nháp.
- Nhận xét bài trên bảng.
- Cả lớp chữa bài vào vở.
- Đọc đề bài, tự tóm tắt. Nêu cách làm.
- 1 HS lên bảng giải.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải : 
Diện tích của khu công nghiệp đó là: 
 5 x 2 = 10 ( km2 )
 Đáp số: 10 km2
- Đọc đề bài.
- Suy nghĩ tự làm bài.
- 1 số HS nêu ý kiến
4 . Hoạt động nối tiếp : 
 - Các em đã được học các đơn vị đo diện tích nào? 2 đơn vị đo DT liền kề hơn kém nhau bao nhiêu lần ?
 - Nhận xét giờ học; dặn HS về nhà ôn bài .
Ngày soạn 5 - 1 - 2014
Thứ tư ngày 8 tháng 1 năm 2014
Tiếng Việt+ 
Tiết 37: Luyện đọc: Bốn anh tài
I. Mục tiêu: 
1. Đọc:
 - Đọc đúng các từ ngữ câu đoạn bài. Đọc liền mạch các tên riêng: Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.
 - Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khỏe, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.
2. Hiểu các từ ngữ mới trong bài:
	- Hiểu nội dung truyện: Ca ngợi sức khỏe, tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.
3.Giáo dục thái độ: HS thích làm nhiều việc có ích như nhân vật trong truyện.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh minh họa, bảng ghi những câu đoạn dài.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
3. Bài mới :
a . Giới thiệu bài : 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
*. Luyện đọc: 
HS: Nối nhau đọc 5 đoạn của bài.
- GV kết hợp sửa sai, giải nghĩa từ và hướng dẫn cách nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*.Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
? Sức khỏe và tài năng của Cẩu Khây có gì đặc biệt
? Có chuyện gì xảy ra với quê hương Cốu Khây
? Cẩu Khây lên đường đi trừ diệt yêu tinh cùng với những ai
? Mỗi người bạn của Cẩu Khây có tài năng gì
? Chủ đề của chuyện là gì
*. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc diễn cảm như sau:
- GV đọc diễn cảm đoạn văn để làm mẫu.
- Từng cặp HS đọc diễn cảm.
- 1 vài em thi đọc trước lớp.
- GV sửa chữa, uốn nắn.
4. Hoạt động nối tiếp:
- YC HS nêu lại nội dung của bài.
- GV nhận xét tiết học.Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt+ 
Tiết 38: Luyện tập : Miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố nhận thức về hai kiểu kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.
- Thực hành viết kết bài mở rộng cho 1 bài văn miêu tả đồ vật. 
- HS yêu thích làm văn miêu tả đồ vật.
II. Thiết bị dạy - học:GV: Bút dạ, giấy trắng.
 HS: SGK, nháp
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ : GV kiểm tra 2 HS đọc các đoạn mở bài cho bài văn tả cái bàn.
3. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện tập:
+ Bài 1:
- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.
- GV gọi 1-2 HS nhắc lại kiến thức về 2 cách kết bài về văn kể chuyện.
- GV dán lên bảng tờ giấy viết sẵn 2 cách kết bài.
HS: Đọc thầm bài “Cái nón suy nghĩ”. 
- Làm bài cá nhân.
- HS: Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải.
Câu a. Đoạn kết bài là đoạn cuối.
“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.
Câu b. Xác định kiểu kết bài.
- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.
- GV nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.
+ Bài 2:
- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.
- HS làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng.
- GV phát phiếu cho 1 số em.
- Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.
- HS nối tiếp nhau đọc bài viết của mình.
- GV nhận xét, sửa chữa, bình chọn HS viết kết bài hay nhất.
- GV cho điểm.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập viết hai kiểu kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật.
Toán
Luyện : diện tích hình bình hành 
 I. Mục tiêu:
	- Giúp HS củng cố công thức tính diện tích của hình bình hành.
	- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.BT 1,2 dành cho HS TB,yếu.BT 3 dành cho HS khá giỏi.
 - HS yêu thích học toán.
II. Thiết bị dạy - học: 
GV: Mảnh bìa có dạng như hình vẽ VBTT
HS: VBTT
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên chỉ đáy và chiều cao của hình bình hành trên bảng.
3. Bài mới : 
a,Giới thiệu:
b, HD HS làm bài tập:
+Bài 1(12)
Gắn các hình vẽ lên bảng
- Giải thích vì sao em làm như vậy ?
+Bài 2(12) Viết vào ô trống
- GV nhận xét, chốt lại bài làm đúng.
- YC HS nêu lại cách tính DT hình bình hành.
+ Bài 3(13): Bài toán 
Độ dài đáy : 14 cm
Chiều cao: 7cm 
Diện tích: …cm2 ?
Đọc yêu cầu BT
- Suy nghĩ theo nhóm đôi
- Gọi 3 HS lên bảng.
- Nhận xét.
- HS giải thích: Vì em tính DT hình bình hành theo công thức.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- HS nêu cách làm
- HS tự làm bài rồi đổi vở kiểm tra
- 3 HS lên bảng điền.
- Nhận xét.
- 1 số HS nêu lại.
- Đọc bài toán.
- Nắm yêu cầu BT.
- Nêu lại cách tính DT hình bình hành.
- 1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vở.
Giải: 
Diện tích của mảnh bìa đó là:
 14 x 7 = 98 ( cm2 ) 
 Đáp số : 98 cm2
4 . Hoạt động nối tiếp : 
- YC HS nêu lại cách tính DT hình bình hành.
- Nhận xét giờ học; dặn HS về nhà ôn bài .

File đính kèm:

  • docxTuan 19+.docx
Giáo án liên quan