Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên

I.Mục tiêu:

- Hoàn thành sơ đồ của nước trong tự nhiên.

- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.

- Yêu thích tìm hiểu khoa học.

*GDBVMT: Hiểu tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường nước. Biết giữ gìn vệ sinh môi trường nước. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.

II.Đồ dùng dạy học:

Tranh ảnh SG K. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước

 

docx2 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 25/02/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Khoa học Lớp 4 - Bài 23: Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN
(Mức độ tích hợp GDBVMT: Bộ phận)
I.Mục tiêu:
- Hoàn thành sơ đồ của nước trong tự nhiên.
- Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên.
- Yêu thích tìm hiểu khoa học.
*GDBVMT: Hiểu tầm quan trọng của việc giữ vệ sinh môi trường nước. Biết giữ gìn vệ sinh môi trường nước. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường nước xung quanh mình.
II.Đồ dùng dạy học:
Tranh ảnh SG K. Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp:
2.Bài cũ: Mây được hình thành như thế nào? Mưa từ đâu ra?
Mây được hình thành như thế nào?
Mưa từ đâu ra?
GV nhận xét, ghi điểm 
3.Dạy bài mới:
a.Giới thiệu bài:
b.Bài mới:
Hoạt động 1: làm việc cả lớp
Hệ thống hoá kiến thức về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
GV yêu cầu lớp quan sát sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên trang 48 SGK và liệt kê các cảnh được vẽ trong đó
GV hướng dẫn hs quan sát tranh: 
GV treo sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to lên bảng và giảng:
Mũi tên chỉ nước bay hơi là vẽ tượng trưng, không có nghĩa là chỉ có nước ở biển bay hơi. Trên thực tế, hơi nước thường xuyên được bay lên từ bất cứ vật nào chứa nước nhưng biển và đại dương cung cấp nhiều hơi nước nhất vì chúng chiếm một diện tích lớn trên bề mặt trái đất
Sau khi GV giúp HS hiểu sơ đồ trang 48 SGK, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: chỉ vào sơ đồ và nói sự bay hơi và ngưng tụ của nước trong tự nhiên
Kết luận của GV: 
Nước đọng ở hồ ao, sông, biển không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước
Hơi nước bốc lên cao, gặp lạnh, ngưng tụ thành những hạt nước rất nhỏ, tạo thành các đám mây
Các giọt nước ở trong các đám mây rơi xuống đất tạo thành mưa
*GDBVMT:
Các em thường sử dụng nước như thế nào?
Các em làm gì để góp phần bảo vệ và giữ gìn nguồn nước sạch?
Hoạt động 2: làm viêc nhóm đôi
Vẽ sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên
GV giao nhiệm vụ cho HS như yêu cầu ở mục Vẽ trang 49 SGK
4.Củng cố – Dặn dò:
GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
Chuẩn bị bài: Nước cần cho sự sống
HS trả lời
HS nhận xét
HS quan sát
Mây
Hơi nước
mưa
Mây
nước
nước
Tắt sau khi sử dụng, khóa vòi cẩn thận, sử dụng hết lượng nước đã xả ra,
Em không xả rác, tiết kiệm nước, giữ môi trường nước xung quanh luôn sạch,
HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu trong SGK trang 49
Hai HS trình bày với nhau về kết quả làm việc 
GV gọi một số HS trình bày sản phẩm của mình trước lớp

File đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_khoa_hoc_lop_4_bai_23_so_do_vong_tuan_hoan_cua_n.docx
Giáo án liên quan