Giáo án lớp 4 - Tuần 17 năm 2013

I.Mục tiêu:

- Giúp HS rèn luyện kỹ năng thực hiện phép chia cho số có 3 chữ số.

- Giải bài toán có lời văn.

- HS yêu thích môn toán.

II. Thiết bị dạy - học: GV: phiếu HT,

 HS: SGK, nháp, vở thực hành Toán

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1689 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Tuần 17 năm 2013, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tiêu:
- Bước đầu biết được giá trị của lao động. 
- Tích cực tham gia các công việc lao động ở lớp, ở trường, ở nhà phù hợp với của bản thân.
- Biết phê phán những biểu hiện chây lười lao động.Học và làm theo tấm gương yêu lao động của Bác Hồ.
- KNS: kĩ năng xác định giá trị của lao động, kĩ năng quản lí thời gian.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh,thẻ màu
HS: Tranh ảnh sưu tầm
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Bài cũ: - Vì sao phải yêu lao động ?
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. Hoạt động 1 : Làm việc theo nhóm đôi ( Bài 5 )
- HS trao đổi nhóm
 HS: Thảo luận theo nhóm đôi. 
- GV gọi 1 vài HS trình bày trước lớp.
- Thảo luận, nhận xét.
- GV nhắc nhở HS cần phải cố gắng học tập rèn luyện để có thể thực hiện được ước mơ nghề nghiệp tương lai của mình.
b. HĐ2: Trình bày các bài viết, tranh vẽ:
HS: Trình bày, giới thiệu các bài viết tranh vẽ về công việc mà các em yêu thích và các tư liệu sưu tầm được (bài 3,4,6 SGK).
- Cả lớp thảo luận nhận xét.
- GV nhận xét, khen những bài viết, tranh vẽ tốt.
=> KL chung: 
+ Lao động là vinh quang, mọi người cần phải lao động vì bản thân gia đình, xã hội.
HS: Đọc lại kết luận.
+ Trẻ em cũng cần tham gia các công việc ở nhà, ở trường và ngoài xã hội phù hợp với khả năng của mình.
4. Hoạt động nối tiếp: - Lao động đem lại điều gì cho con người ?
 - Nhắc HS về nhà thực hiện theo những gì đã học.
Kể chuyện
Một phát minh nho nhỏ
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:	
 - Dựa vào lời kể của gia đình và tranh minh hoạ, HS kể lại được câu chuyện có thể phối hợp với điệu bộ, nét mặt.
 - Hiểu nội dung câu chuyện, biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Chăm chú nghe cô giáo, thầy giáo kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn.
3. Giáo dục HS : Tự tin, mạnh dạn khi kể chuyện.Thích khám phá như nhân vật trong chuyện.
II. Thiết bị dạy - học:
GV:Tranh minh hoạ truyện phóng to.
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học: 
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ: Kể lại chuyện giờ trước.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. GV kể toàn bộ câu chuyện:
- GV kể lần 1.
- GV kể lần 2 kết hợp tranh minh họa. 
HS: Nghe.
HS: Nghe kết hợp nhìn tranh.
- GV kể lần 3 (nếu cần).
b. Hướng dẫn HS kể, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
* Bài 1, 2: 
HS: 1 em đọc yêu cầu.
a. Kể theo nhóm:
- Dựa vào lời kể của cô giáo và tranh minh họa, từng nhóm 2 - 3 em tập kể từng đoạn, trao đổi ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể trước lớp: 
- Hai tốp HS, mỗi tốp 2 - 3 em tiếp nối nhau kể từng đoạn theo 5 tranh.
- 1 vài em thi kể cả câu chuyện.
- Mỗi nhóm kể xong trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV có thể hỏi, gợi ý HS trao đổi.
VD: 
* Theo bạn Mai - ri - a là người thế nào?
* Bạn có nghĩ rằng mình cũng có tính tò mò ham hiểu biết như Na - ri - a không? 
* Câu chuyện muốn nói với chúng ta điều gì? 
- Chỉ có tự tay làm thí nghiệm mới khẳng định được kết luận của mình là đúng.
- Không nên tin ngay vào quan sát của mình nếu chưa được kiểm tra bằng thí nghiệm.
- Muốn trở thành 1 HS giỏi phải biết quan sát, biết tự mình kiểm nghiệm những quan sát đó bằng thực tiễn.
- Nếu chịu khó quan sát suy nghĩ ta sẽ phát hiện rất nhiều điều bổ ích và lí thú trong thế giới xung quanh.
- Cả lớp và GV bình chọn bạn kể chuyện 
hay nhất. 
4.Hoạt động nối tiếp:
 - Nêu lại ý nghĩa của câu chuyện.
	- Về nhà học kể lại cho người thân nghe.
Khoa học 
Kiểm tra học kì
I.Mục tiêu :
 -Qua giờ kiểm tra HS nhớ lại được nội dung kiến thức đã học để làm bài .
 -Rèn kĩ năng làm bài ;trình bày sạch đẹp .
- GD ý thức làm bài tốt .
II.Thiết bị dạy học :
III .Các hoạt động dạy học
1. Tổ chức :
2. Bài cũ :
3. Bài mới : * Giới thiệu bài - ghi bài 
 Đề bài phòng giáo dục ra 
4. Hoạt động nối tiếp :
Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài sau .
 Ngày soạn 15 - 12 - 2013
Thứ tư ngày 18 tháng 12 năm 2013
Toán
Dấu hiệu chia hết cho 2
I. Mục tiêu:
- HS biết dấu hiệu chia hết cho 2 và không chia hết cho 2. Nhận biết số chẵn và số lẻ.
- Vận dụng các dấu hiệu để giải bài tập liên quan đến chia hết cho 2 
- Giáo dục HS thích tìm tòi qua môn học.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Giấy khổ to, bút dạ.
HS: SGK, nháp, vở TH Toán
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : 
2. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS lên bảng chữa bài tập . 
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài - ghi bài 
a. GV hướng dẫn HS tự tìm ra dấu hiệu chia hết cho 2:
- GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Tìm vài số chia hết cho 2
-Tìm vài số không chia hết cho 2
HS: 2, 4, 6, 8, 10..
HS: 3, 5, 7, 9, 11..
- Một số HS lên bảng viết kết quả vào 2 cột.
- HS quan sát, đối chiếu, so sánh để rút ra kết luận.
- Những số chia hết cho 2 là những số như thế nào ?
HS: là những số chẵn (các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8).
- Những số không chia hết cho 2 là những số như thế nào ?
HS: là những số lẻ (các số có chữ số tận cùng là 1, 3, 5, 7, 9).
- GV: Vậy chúng ta muốn biết 1 số có chia hết cho 2 hay không chỉ cần xét chữ số tận cùng của số đó.
b. Giới thiệu cho HS số chẵn và số lẻ:
- GV nêu:
+ Các số chia hết cho 2 gọi là các số chẵn.
Gọi HS nêu ví dụ về số chẵn:
VD: 0, 2, 4, 6, 8..
c. Thực hành:
* Bài 1: Làm miệng
- GV gọi 1 số HS trả lời miệng.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm vở thực hành .
- 1 số em trả lời miệng.
* Bài 2: Làm vở 
- GV và cả lớp nhận xét.
* Bài 3 : 
HS: Đọc yêu cầu, tự làm vào vở sau đó GV cho 1 vài HS lên bảng viết kết quả, cả lớp bổ sung.
- Đọc yêu cầu 
- HS lập số và đọc các số đã lập 
* Bài 4: Làm phiếu
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 2 HS làm phiếu => Trình bày trên bảng.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng:
a) 340 ; 342 ; 344 ; 346 ; 348 ; 350.
b) 8347 ; 8349 ; 8351 ; 8353 ; 8355 ; 8357
+ Các số không chia hết cho 2 gọi là các số lẻ.
VD: 1, 3, 5, 7, 9
4. Hoạt động nối tiếp:
	- YC HS nêu lại các dấu hiệu chia hết cho 2? Nêu các số chẵn, các số lẻ?
	- Về nhà ôn bài, chuẩn bị bài sau .
Tập đọc
Rất nhiều mặt trăng (tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát, trơn tru toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể linh hoạt.
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.
- Hiểu nội dung bài: Trẻ em rất ngộ nghĩnh, đáng yêu. Các em nghĩ về đồ chơi như về các đồ vật có thật trong đời sống. Các em nhìn thế giới xung quanh, giải thích về thế giới xung quanh rất khác người.
II. Thiết bị dạy - học:
GV: Tranh minh họa truyện, giấy khổ to viết ND bài
HS: SGK
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:HS: 2 em đọc bài trước. 
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu:
3.2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc từng đoạn (2 – 3 lượt).
- GV nghe, sửa sai kết hợp giải nghĩa từ, hướng dẫn cách ngắt nghỉ.
HS: Luyện đọc theo cặp.
- 1, 2 em đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Nhà vua lo lắng điều gì
- …vì đêm đó mặt trăng sẽ sáng vằng vặc trên bầu trời, nếu công chúa thấy mặt trăng thật sẽ nhận ra mặt trăng đeo trên cổ là giả, sẽ ốm trở lại.
? Nhà vua cho vời các vị đại thần và các nhà khoa học đến để làm gì
- Để nghĩ cách làm cho công chúa không thể nhìn thấy mặt trăng.
? Vì sao một lần nữa các vị đại thần và các nhà khoa học lại không giúp được nhà vua
- Vì mặt trăng ở rất xa và rất to, tỏa sáng rất rộng nên không có cách nào làm cho công chúa không thấy được.
? Chú hề đặt câu hỏi với công chúa về hai mặt trăng để làm gì
- Chú muốn dò hỏi công chúa nghĩ thế nào khi thấy một mặt trăng đang chiếu sáng trên bầu trời, một mặt trăng đang nằm trên cổ công chúa.
? Công chúa trả lời thế nào
- Khi ta mất đi một chiếc răng, chiếc lưỡi mới sẽ mọc…mọi thứ đều như vậy.
? Cách giải thích của công chúa nói lên điều gì? Chọn câu trả lời hợp với ý của em a, b, c.
- Chọn ý c là hợp lý nhất.
c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
HS: 3 em phân vai đọc truyện.
- GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm 1 đoạn theo cách phân vai.
- Thi đọc diễn cảm.
- GV nhận xét, uốn nắn.
4. Hoạt động nối tiếp:
	- YC HS nêu lại ND của bài tập đọc?
	- Nhận xét giờ học.Về nhà đọc lại bài.
Lịch Sử
ôn tập học kỳ I
I. Mục tiêu:
- Củng cố những kiến thức lịch sử đã học từ đầu năm đến nay.
- HS nắm được những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa.
- GD ý thức ôn tập tốt .
II. Thiết bị dạy - học:
- Bảng hệ thống kiến thức chưa điền.	
- Bút dạ, giấy khổ to.
III. Các hoạt động dạy học : 
1. Tổ chức :
2.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS nêu lại bài học giờ trước.
- Nhận xét cho điểm.
3. Dạy bài mới: * Giới thiệu và ghi đầu bài: 
 Hướng dẫn HS ôn tập:
- GV chia nhóm, nêu câu hỏi:
HS: Các nhóm đọc SGK và trả lời câu hỏi vào phiếu.
*Câu 1. Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta tên là gì?
* Câu 2. Nêu những nét chính về đời sống, vật chất và tinh thần của người Lạc Việt?
* Câu 3. Vua của nước Âu Lạc có tên là gì? Kinh đô được đóng ở đâu?
* Câu 4. Nêu tên các cuộc khởi nghĩa của nước ta chống lại triều đại phong kiến phương Bắc?
* Câu 5. Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
* Câu 6. Kể lại diễn biến chính của trận Bạch Đằng?
- Đại diện nhóm lên trình bày.
- Mỗi nhóm trình bày một câu hỏi.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Hoạt động nối tiếp: - Nhận xét giờ học.
 - Về nhà ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau kiểm tra.
Tập làm văn
đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật
I. Mục tiêu:
 - Hiểu được cấu tạo cơ bản của đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật, hình thức thể hiện giúp nhận biết mỗi đoạn văn. 
 - Luyện tập xây dựng một đoạn văn trong bài văn miêu tả đồ vật.
 - HS yêu thích viết được các bài văn hay. văn.
II. Thiết bị dạy - học:
GV:Phiếu khổ to, tranh minh họa.
HS: SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy và học: 
1. ổn định tổ chức : Cả lớp hát
2. Kiểm tra bài cũ:
GV trả bài viết tả đồ chơi, nhận xét. 
3. Dạy bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Phần nhận xét:
HS: 3 HS nối nhau đọc yêu cầu 1, 2, 3.
- Cả lớp đọc thầm lại bài “Cái cối tân”, suy nghĩ làm bài cá nhân vào vở.
HS: Phát biểu ý kiến.
GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
Bài văn có 4 đoạn:
1. M

File đính kèm:

  • docTuan 17-H.doc
Giáo án liên quan