Giáo án Lớp 4 - Tuần 15

Tập đọc

CÁNH DIỀU TUỔI THƠ

I. MỤC TIÊU:

- Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ lẫn do ảnh hưởng các phương ngữ: bãi thả, trầm bổng, huyền ảo, khổng lồ, ngửa cổ,

-Biết đọc với giọng viu, hồn nhiên; Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài.

- Hiểu nghĩa các từ ngữ: mục đồng , huyền ảo , khát vọng , tuổi ngọc ngà .

- Hiểu nội dung bài: Niềm vui sướng và những khát vọng tốt đẹp , trò chơi thả diều đã mang lại cho bọn trẻ mục đồng khi các em nghe tiếng sáo diều , ngắm những cánh diều bay lơ lửng trên bầu trời.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn các đoạn văn cần luyện đọc.

- Tranh ảnh, vẽ minh hoạ

 

doc35 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 24/02/2022 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lớp 4 - Tuần 15, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN
Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ (TIẾP THEO)
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết đồng bằng bắc Bộ có hàng trăm nghề thủ công truyền thống: dệt lua, sản xuất đồ gốm, chiếu cói, chạm bạc, đồ gỗ...
 - Dựa vào ảnh mô tả về cảnh chợ phiên.
 * HS khá, giỏi: + Biết khi nào một làng trở thành làng nghề.
 + Qui trình sản xuất đồ gốm.
 - Tôn trọng, bảo vệ các thành quả lao động của người dân .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
 -Hình minh họa trong SGK; Bản đồ, lược đồ VN & ĐBBB;......
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1.KTBC :
- Hãy nêu thứ tự các công việc trong quá trình sản xuất lúa gạo của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ.
- Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ có thuận lợi và khó khăn gì cho việc trồng rau xứ lạnh.
2.Bài mới :
a) Giới thiệu bài: 
b) Phát triển bài :
 3/ Nơi có hàng trăm nghề thủ công :
 *Hoạt động nhóm :
- GV cho HS các nhóm dựa vào tranh, ảnh SGK và vốn hiểu biết của bản thân, thảo luận theo gợi ý sau:
+ Em biết gì về nghề thủ công truyền thống của người dân ĐB Bắc Bộ? 
+ Khi nào một làng trở thành làng nghề? Kể tên các làng nghề thủ công nổi tiếng mà em biết ?
+ Thế nào là nghệ nhân của nghề thủ công ?
- GV nhận xét và nói thêm về một số làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của ĐB Bắc Bộ.
 GV: Để tạo nên một sản phẩm thủ công có giá trị, những người thợ thủ công phải lao động rất chuyên cần và trải qua nhiều công đoạn sản xuất khác nhau theo một trình tự nhất định.
 *Hoạt động cá nhân :
- GV cho HS quan sát các hình về sản xuất gốm ở Bát Tràng và trả lời câu hỏi :
+ Hãy kể tên các làng nghề và sản phẩm thủ công nổi tiếng của người dân ĐB Bắc Bộ mà em biết.
 + Quan sát các hình trong SGK em hãy nêu thứ tự các công đoạn tạo ra sản phẩm gốm.
- GV nhận xét, kết luận: Nói thêm một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất gốm là tráng men cho sản phẩm gốm. 
- GV yêu cầu HS kể về các công việc của một nghề thủ công điển hình của địa phương nơi em đang sống.
 4/ Chợ phiên:
 * Hoạt động theo nhóm:
- GV cho HS dựa vào SGK, tranh, ảnh để TLCH:
+ Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì? (hoạt động mua bán, ngày họp chợ, hàng hóa bán ở chợ).
+ Mô tả về chợ theo tranh, ảnh: Chợ nhiều người hay ít người? Trong chợ có những loại hàng hóa nào ?
 GV: Ngoài các sản phẩm sản xuất ở địa phương, trong chợ còn có nhiều mặt hàng được mang từ các nơi khác đến để phục vụ cho đời sống, sản xuất của người dân.
3. Củng cố, dặn dò :
- GV cho HS đọc phần bài học trong khung.
- Kể tên một số nghề thủ công của người dân ở ĐB Bắc Bộ.
- Chợ phiên ở ĐB Bắc Bộ có đặc điểm gì ?
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời câu hỏi.
- HS khác nhận xét.
- HS thảo luận nhóm 6. 
- HS đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS trình bày kết quả quan sát:
 + Làng Bát Tràng, làng Vạn phúc, làng Đồng Kị 
+ Nhào đất tạo dáng cho gốm, phơi gốm, nung gốm, vẽ hoa văn 
- HS khác nhận xét, bổ sung.
- Vài HS kể.
- HS thảo luận.
 + Mua bán tấp nập, ngày họp chợ không trùng nhau, hàng hóa bán ở chợ phần lớn sản xuất tại địa phương.
 + Chợ nhiều người; Trong chợ có những hàng hóa ở địa phương và từ những nơi khác đến.
- HS trình bày kết quả - HS khác nhận xét.
- 3 HS đọc.
- HS trả lơì câu hỏi.
- HS cả lớp.
Kĩ thuật
CẮT, KHÂU, THÊU SẢN PHẨM TỰ CHỌN (tiết 1)
I. MỤC TIÊU:	
 - Sử dụng được một số dụng cụ, vật liệu cắt, khâu, thêu để tạo thành sản phẩm đơn giản. Có thể chỉ vận dụng hai trong ba kĩ năng cắt, khâu, thêu đã học.
 + Không bắt buộc HS nam thêu.
 + Với HS khéo tay: Vận dụng kiến thức, kĩ năng cắt, khâu, thêu để làm được đồ dùng đơn giản, phù hợp với HS.
 - Yêu thích sản phẩm do mình làm được.	
II. CHUẨN BỊ:
 -GV: - Mẫu khâu, thêu đã học.
 -HS: - Vải trắng 20 x 30cm, len, chỉ, kim, kéo, thước, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1. Bài cũ: Thêu móc xích (T2) Nhận xét việc thực hành tiết trước.
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu: Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn.
 b) Các hoạt động:
 Hoạt động 1: Tổ chức ôn tập các bài đã học trong chương.
- Đặt câu hỏi và gọi một số em nhắc lại quy trình và cách cắt vải theo đường vạch dấu và các mũi thêu.
- Nhận xét, sử dụng tranh quy trình để củng cố những kiến thức cơ bản về cắt, khâu, thêu đã học.
 Kết luận : HS nắm lại nội dung các bài đã học trong chương.
 Hoạt động 2: Thi đua nêu quy trình thực hiện các kĩ thuật cắt, khâu, thêu đã học 
- Chia các nhóm và giao nhiệm vụ, tranh quy trình 
- Nhận xét, bổ sung thêm.
 Kết luận: HS nắm lại quy trình cắt, khâu, thêu đã học.
3. Củng cố: 
- Nêu lại nội dung đã ôn tập.
- Giáo dục HS yêu thích sản phẩm do mình làm được.
4. Nhận xét - Dặn dò: 
- Nhận xét lớp. 
- Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS 
- Chuẩn bị:Cắt khâu thêu sản phẩm tự chọn (tt) 
- Nhắc lại các loại mũi khâu, thêu đã học.
- Một số em phát biểu.
- Theo dõi và ghi nhớ
Hoạt động lớp.
- Các nhóm thảo luận. 
- Đại diện các nhóm lần lượt trình bày.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn nhóm trình bày đúng, đầy đủ nhất.
- cá nhân nêu
Thứ tư ngày 26 tháng 11 năm 2014
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : ĐỒ CHƠI , TRÒ CHƠI
I. MỤC TIÊU: 
 - Biết thêm một số đồ chơi, trò chơi (BT1, BT2) ; phân biệt được những đồ chơi có lợi và những đồ chơi có hại (BT3) ; nêu được một vài từ ngữ miêu tả tình cảm, thái độ của con người khi tham gia các trò chơi (BT4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 - Tranh minh hoạ các trò chơi trang 147, 148 SGK 
 - Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài:
 b) Hướng dẫn làm bài tập:
 Bài 1:
- HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Treo tranh minh hoạ, HS quan sát nói tên đồ chơi hoặc trò chơi trong tranh.
- Gọi HS phát biểu, bổ sung.
 Bài 2:
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi trong nhóm để tìm từ, nhóm nào xong dán phiếu lên bảng.
- HS nhóm khác nhận xét bổ sung nhóm bạn. 
- Nhận xét kết luận những từ đúng 
- Những đồ chơi, trò chơi các em vừa tìm được có cả đồ chơi, trò chơi riêng bạn nam thích hay riêng bạn nữ thích.
 Bài 3:
- HS đọc yêu cầu, hoạt động theo cặp.
- HS phát biểu, bổ sung ý kiến cho bạn kết luận lời giai đúng 
- Nhận xét kết luận lời giải đúng.
 Bài 4:
- HS đọc yêu cầu. Tự làm bài.
- HS lần lượt phát biểu.
- Em hãy đặt một câu thể hiện thái độ con người khi tham gia trò chơi ?
- HS nhận xét chữa bài của bạn.
- GV nhận xét, chữa lỗi 
- Gọi 1 hoặc 2 HS dưới lớp đặt câu 
- Cho điểm những câu đặt đúng.
 3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà đặt 2 câu ở bài tập 4, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt câu. HS nhận xét câu trả lời và bài làm của bạn.
- Lắng nghe.
- 1 HS đọc.
- Quan sát tranh, 2 học sinh ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Lên bảng chỉ vao từng tranh và giới thiệu.
- 1 HS đọc.
- HS thảo luận nhóm.
- Bổ sung những từ mà nhóm khác chưa có.
- Đọc lại phiếu, viết vào vở.
*Đồ chơi : bóng, quả cầu ...
*Trò chơi : đá bóng, cưỡi ngựa, vv ...
- 1 HS đọc, 2 em ngồi gần nhau trao đổi, trả lời câu hỏi 
- Phát biểu bổ sung.
a/ Trò chơi bạn trai thích: đá bóng, đấu kiếm,....
- Trò chơi bạn gái thích: búp bê, nhảy dây ,...
Trò chơi cả bạn trai và bạn gái đều thích thích: thả diều, rước đèn, trò chơi điện tử, xếp hình, cắm trại, đu quay, ...
b/ Những trò chơi có ích và ích lợi của chúng 
c/ Những trò chơi có hại và tác hại của chúng 
- 1 HS đọc.
- Các từ ngữ: say mê, hăng say, thú vị,...
- Tiếp nối đọc câu mình đặt.
- Tiếp nối nhau phát biểu.
- Lắng nghe.
- Về nhà thực hiện theo lời dặn dò.
Toán
CHIA CHO SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ (Tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
 - Biết đặt tính và thực hiện phép chia số có bốn chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư ) 
 -GD HS tính cẩn thận khi làm toán.
II. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. KTBC:
2. Bài mới :
 a) Giới thiệu bài: 
 b) Hướng dẫn thực hiện phép chia 
 * Phép chia 8 192 : 64 
- GV ghi phép chia, yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. 
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
- Phép chia 8192 : 64 là phép chia hết hay phép chia có dư ? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia : 
+ 179 : 64 có thể ước lượng 17 : 6 = 2 dư 5) 
+ 512 : 64 có thể ước lượng 51 : 6 = 8 (dư 3) 
 * Phép chia 1 154 : 62 
- GV ghi phép chia, cho HS thực hiện đặt tính và tính. 
- GV theo dõi HS làm bài. 
- GV hướng dẫn HS đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày. 
Vậy 1 154 : 62 = 18 ( dư 38 )
- Phép chia 1 154 : 62 là phép chia hết hay phép chia có dư ?
- Trong phép chia có dư chúng cần chú ý điều gì? 
- GV hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia. 
 + 115 : 62 có thể ước luợng 
 11 : 6 = 1 (dư 5 ) 
 + 534 : 62 có thể ước lượng 
 53 : 6 = 8 ( dư 5 ) 
 c) Luyện tập, thực hành 
 Bài 1
- HS tự đặt tính và tính. 
- HS cả lớp nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
 Bài 2 
- HS đọc đề bài.
- HS tóm tắt đề bài và tự làm bài. 
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
 Bài 3 (HS giỏi tự làm)
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
3. Củng cố - dặn dò :
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn dò HS làm bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài sau.
- HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
- HS nghe.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- HS nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết.
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp. 
- 1 HS nêu cách tính của mình. 
- HS theo dõi.
- Là phép chia có số dư bằng 38. 
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia. 
- HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS nhận xét.
- HS đọc đề toán. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT.
- HS thực hiện theo lời dặn của GV.
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I. MỤC TIÊU:
 - Kể lại được câu chuyện ( đoạn truyện ) đã nghe, đã đọc nói về đồ chơi của trẻ em hoặc những con vaatjgaanf gũi với trẻ em.
 - Hiểu nội dung chính của câu chuyện ( đoạn truyện ) đã kể. 
 - Giáo dục HS yêu thích kể chuyện.
II. CHUẨN BỊ:
 -GV, HS : Sưu tầm 1 số truyện viết

File đính kèm:

  • docgiao_an_lop_4_tuan_15.doc