Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Kiết

I/ Mục tiêu bài học :

 - Đọc rành mạch trôi chảy; bước đầu có giọng đọc phù hợp với tính cách của nhân vật ( Nhà Trò , Dế Mèn ).

 - Hiểu nội dung bài : Ca ngợi dế mèn có tấm lòng hào hiệp – bênh vực người yếu.

 - Phát hiện được những lời nói, cử chỉ cho thấy tấm lòng hiệp nghĩa của Dế mèn; bước đầu biết nhận xét về một nhân vật trong bài ( trả lời các câu hỏi SGK.Không hỏi ý 2 câu hỏi 4)

Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:

- Thể hiện sự thông cảm.

- Xác định giá trị.

- Tự nhận thức về bản thân.

 II/ Đồ dùng dạy học:

 

doc126 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1202 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 4 - Trường Tiểu học Lâm Kiết, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n hệ giữa con người với môi trường : Con người cần đến không khí, thức ăn, nước uống từ môi trường
II/ Đồ dùng dạy học:
 -Các hình minh hoạ ở trang 10, 11/ SGK (phóng to nếu có điều kiện).
 -Phiếu học tập.
 -Các thẻ có ghi chữ: Trứng Đậu Tôm Nước cam Cá Sữa Ngô Tỏi tây Gà Rau cải 
III/ Hoạt động dạy- học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định lớp:
2.Kiểm tra bài cũ:
 -Gọi HS lên bảng kiểm tra bài cũ.
 1) Hãy kể tên các cơ quan tham gia vào quá trình trao đổi chất ?
 2) Giải thích sơ đồ sự trao đổi chất của cơ thể người với môi trường.
 -Nhận xét cho điểm HS.
3.Dạy bài mới:
 * Giới thiệu bài:
 -GV: Hãy nói cho các bạn biết hằng ngày, vào bữa sáng, trưa, tối các em đã ăn, uống những gì ?
 -GV ghi nhanh câu trả lời lên bảng.
 -Trong các loại thức ăn và đồ uống các em vừa kể có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Người ta có rất nhiều cách phân loại thức ăn, đồ uống. Bài học hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu về điều này.
 * Hoạt động 1: Phân loại thức ăn, đồ uống.
 ªMục tiêu: HS biết sắp xếp các thức ăn hằng ngày vào nhóm thức ăn có nguồn gốc động vật hoặc nhóm thức ăn có nguồn gốc thực vật.
 -Phân loại thức ăn dựa vào những chất dinh dưỡng có nhiều trong thức ăn đó.
 ªCách tiến hành:
 § Bước 1: Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ ở trang 10 / SGK và trả lời câu hỏi: Thức ăn, đồ uống nào có nguồn gốc động vật và thực vật ?
 -GV treo bảng phụ đã kẻ sẵn hai cột: Nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Cho HS lần lượt lên bảng xếp các thẻ vào cột đúng tên thức ăn và đồ uống.
 -Gọi HS nói tên các loại thức ăn khác có nguồn gốc động vật và thực vật.
 -Nhận xét, tuyên dương HS tìm được nhiều loại thức ăn và phân loại đúng nguồn gốc.
 § Bước 2: Hoạt động cả lớp.
 -Yêu cầu HS đọc phần bạn cần biết trang 10 / SGK.
 -Hỏi: Người ta còn cách phân loại thức ăn nào khác ?
 -Theo cách này thức ăn được chia thành mấy nhóm ? Đó là những nhóm nào ?
 -Có mấy cách phân loại thức ăn ? Dựa vào đâu để phân loại như vậy ?
 * GV kết luận: Người ta có thể phân loại thức ăn theo nhiều cách : phân loại theo nguồn gốc đó là thức ăn động vật hay thực vật.
 Phân loại theo lượng các chất dinh dưỡng chứa trong mỗi loại chia thành 4 nhóm : Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường ; Chất đạm ; Chất béo ; Vitamin ; chất khoáng.
 Ngoài ra, trong nhiều loại thức ăn còn chứa chất xơ và nước.
 -GV mở rộng: Một số loại thức ăn có chứa nhiều chất dinh dưỡng khác nhau nên chúng có thể được xếp vào nhiều nhóm thức ăn khác nhau. Ví dụ như trứng, chứa nhiều chất đạm, chất khoáng, can-xi, phốt pho, lòng đỏ trứng chứa nhiều vi-ta-min (A, D, nhóm B).
 * Hoạt động 2: Các loại thức ăn có chứa nhiều chất bột đường và vai trò của chúng.
 ªMục tiêu: Nói tên và vai trò của những thức ăn có chứa nhiều chất bột đường.
 ªCách tiến hành:
§ Bước 1: GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm theo các bước.
 -Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm khoảng 4 đến 6 HS.
 -Yêu cầu HS hãy quan sát các hình minh hoạ ở trang 11 / SGK và trả lời các câu hỏi sau :
 1) Kể tên nhũng thức ăn giàu chất bột đường có trong hình ở trang 11 / SGK.
 2) Hằng ngày, em thường ăn những thức ăn nào có chứa chất bột đường.
 3) Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường có vai trò gì ?
 -Gọi đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận và các nhóm khác bổ sung cho hoàn chỉnh.
 -Tuyên dương các nhóm trả lời đúng, đủ.
 * GV kết luận : Chất bột đường là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và duy trì nhiết độ của cơ thể. Chất bột đường có nhiều ở gạo, ngô, bột mì, … ở một số loại củ như khoai, sắn, đậu và ở đường ăn. 
§ Bước 2: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân
 -Phát phiếu học tập cho HS.
 -Yêu cầu HS suy nghĩ và làm bài.
 -Gọi một vài HS trình bày phiếu của mình.
 -Gọi HS khác nhận xét , bổ sung.
3.Củng cố- dặn dò:
 -GV cho HS trình bày ý kiến bằng cách đưa ra các ý kiến sau và yêu cầu HS nhận xét ý kiến nào đúng, ý kiến nào sai, vì sao ?
 a) Hằng ngày chúng ta chỉ cần ăn thịt, cá, … trứng là đủ chất.
 b) Hằng ngày chúng ta phải ăn nhiều chất bột đường.
 c) Hằng ngày, chúng ta phải ăn cả thức ăn có nguồn gốc từ động vật và thự vật.
GDBVMT : Phải nhớ điều gì khi ăn uống ?
-Cần giữ vệ sinh trong ăn uống thì sức khỏe mới tốt.
- Cần ăn vừa phải đủ chất mỗi bữa ăn. Sau khi ăn cần thu gom rác thải đúng nơi quy định.
 -Dặn HS về nhà đọc nội dung Bạn cần biết trang 11 / SGK.
- Giáo dục học sinh và liên hệ thực tế.
- Dặn HS về nhà trong bữa ăn cần ăn nhiều loại thức ăn có đủ chất dinh dưỡng.
 -Tổng kết tiết học, tuyên dương những HS hăng hái tham gia xây dựng bài, phê bình các em còn chưa chú ý trong giờ học.
-HS trả lời.
-HS khác nhận xét, bổ sung.
-HS lần lượt kể tên các loại thức ăn, đồ uống hằng ngày. Ví dụ: sữa, bánh mì, phở, cơm, mì, bún, rau, khoai tây, cà rốt, cá, thịt, đậu, trứng, khoai lang, sắn, cua, tôm, táo, dưa, lê, ốc, trai, hến, …
-HS lắng nghe.
-HS quan sát.
-HS lên bảng xếp.
Nguồn gốc
Thực vật Động vật
Đậu cô ve, nước cam Trứng, tôm
Sữa đậu nành Gà
Tỏi tây, rau cải Cá
Chuối, táo Thịt lợn, thịt bò
Bánh mì, bún Cua, tôm
Bánh phở, cơm Trai, ốc
Khoai tây, cà rốt Ếch
Sắn, khoai lang Sữa bò tươi
- HS lần lượt đọc to trước lớp, HS cả lớp theo dõi.
-Người ta còn phân loại thức ăn dựa vào chất dinh dưỡng chứa trong thức ăn đó.
-Chia thành 4 nhóm: 
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất bột đường.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều chất béo.
+Nhóm thức ăn chứa nhiều vitamin và chất khoáng.
-Có hai cách ; Dựa vào nguồn gốc và lượng các chất dinh dưỡng có chứa trong thức ăn đó.
-HS lắng nghe.
-HS chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký điều hành.
-HS quan sát tranh, thảo luận và ghi câu trả lời vào giấy.
1) Gạo, bánh mì, mì sợi, ngô, miến, bánh quy, bánh phở, bún, sắn, khoai tây, chuối, khoai lang.
2) Cơm, bánh mì, chuối, đường, phở, mì, …
3) Cung cấp năng lượng cần thiết cho mọi hoạt động của cơ thể.
- Nhận phiếu học tập.
- Hoàn thành phiếu học tập.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
-HS tự do phát biểu ý kiến.
+Phát biểu đúng: c.
+Phát biểu sai: a, b.
-Nhớ rửa tay trước khi ăn.
-Nhớ ăn sạch và uống sạch.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: Toán
Tiết: 9 SO SÁNH SỐ CÓ NHIỀU CHỮ SỐ
 I.MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU:
 - So sánh các số có nhiều chữ số. 
 - Biết sắp xếp 4 số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn .
 - Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3
 II.CHUẨN BỊ:
 - SGK – Đồ dùng dạy học
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:	
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1/ Giới thiệu bài: Tiết học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách so sánh các số có nhiều chữ số với nhau.
2/ HD so sánh các số có nhiều chữ số:
So sánh các số có số chữ số khác nhau:
- Viết lên bảng các số: 99 578 và 100 000
- Hãy so sánh 2 số này?
- Vì sao em biết?
Kết luận: Khi so sánh các số có nhiều chữ số với nhau, ta thấy số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn và ngược lại số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn.
So sánh các số có số chữ số bằng nhau:
- Viết bảng So sánh 693 251 và 693 500
- Hãy so sánh số chữ số của 693 251 và 693 500 
- So sánh 2 chữ số ở hàng cao nhất?
- So sánh tiếp đến hàng chục nghìn?
- So sánh hàng kế tiếp?
- 2 chữ số ở hàng trăm thì như thế nào?
- Bạn nào có thể kết luận về kết quả so sánh 2 số này?
- Khi só sánh các số có nhiều chữ số vơi nhau, chúng ta làm như thế nào?
3) Luyện tập, thực hành:
Bài 1: Gọi hs nêu y/c của bài 
+ Y/c hs tự làm bài
+ Gọi hs nêu kết quả và giải thích
Bài 2: Y/c hs thảo luận nhóm đôi tìm ra số lớn nhất và giải thích.
Bài 3: Để sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn ta phải làm gì? 
- Y/c hs thực hiện vào giấy nháp, gọi hs lên bảng thực hiện.
- chữa bài, nhận xét.
Bài 4 : Gv hỏi, hs trả lời ( dành cho HS Khá, giỏi )
4/ Củng cố, dặn dò:
- Muốn so sánh các số có nhiều chữ số ta làm sao?
- Giáo dục học sinh và liên hệ thực tế.
- Về nhà xem lại bài. Bài sau: Triệu và lớp triệu
 Nhận xét tiết học.
Hs lắng nghe
- HS nêu: 99 578 < 100 000
Vì 99 578 chỉ có 5 chữ số còn 100 000 có 6 chữ số.
- cả 2 số đều có 6 chữ số
- bằng nhau, đều là 6 trăm nghìn 
- bằng nhau, đều là 9 chục nghìn
- Hàng nghìn cũng bằng nhau, đều là 3 nghìn.
- thấy 2 < 5 
- 693 251 693251
Chúng ta cần:
+ So sánh số các chữ số của 2 số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
+ Nếu 2 số có cùng chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng 1 hàng bắt đầu từ hàng cao nhất, chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
+ so sánh các số rồi điền dấu ,= vào chỗ chấm cho thích hợp.
+ HS dùng viết chì thực hiện vào SGK
+ Nhận xét
- Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét. Số 932 018 lớn nhất
+ So sánh các số với nhau, số nào bé nhất ta viết ra, sau đó tìm số bé nhất trong các số còn lại, cứ thế tiếp tục đến số cuối cùng
+ HS lên bảng thực hiện, các em còn lại tự làm bài vào vở
2467, 28092, 932 018, 943 567
 - số lớn nhất có ba chữ số: 999
Số bé nhất có ba chữ số: 100
Số lớn nhất có sáu chữ số: 999 999
Số bé nhất có sáu chữ số: 100 000
+ So sánh số các chữ số của 2 số với nhau, số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại
+ Nếu 2 số có cùng chữ số thì ta so sánh các cặp chữ số ở cùng 1 hàng bắt đầu từ hàng cao nhất, chữ số nào lớn hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại.
- HS lắng nghe và thực hiện.
Môn: Luyện Từ & câu
Tiết: 4 DẤU HAI CHẤM 
I/ Mục đích, yêu cầu:
Hiểu tác dụng của dấu hai chấm trong câu (ND ghi nhớ) .
Nhận biết tác dụng của dấu hai chấm (BT1) ; bước đầu biết dùng dấu hai chấm khi viết văn (BT2).
#TTHCM: Bác Hồ là tấm gương cao đẹp trọn đời phấn đấu, hi sinh vì tương lai của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.
II/ Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A/ KTBC: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu-đoàn kết
- Gọi hs nêu các từ ngữ đã tìm thể hiện lòng nhân hậu, tinh thần đùm bọc?
- Nêu các câu tục ngữ, thành ngữ mà em biết nói về “nhân hậu-đoàn kết”
Nhận xét, cho điểm
B/ Dạy-học bài mới:
1/ Giới thiệu bài:
- Ở lớp 3 các em đã học những dấu câu nào? 
- Hôm nay các em sẽ làm quen thêm một dấu câu nữa: Dấu hai chấm. Tiết học này sẽ giúp các em nắm được tác dụng và cách

File đính kèm:

  • docGIAO AN LOP 4T 123 NH 20142015.doc