Giáo án lớp 3 - Tuần 8, thứ năm

I/ Mục tiêu:

+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.

+ Học đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thự hiện động tác tương đối chính xác.

+ Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động

+ II/ Chuẩn bị:

+ Địa điểm: Sân tập

+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.

III/ Tiến trình lên lớp:

 

 

doc5 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1101 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 8, thứ năm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ năm ngày 14 tháng 10 năm 2010
THỂ DỤC: ĐI CHUYỂN HƯỚNG PHẢI TRÁI
I/ Mục tiêu:	
+ Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay phải, quay trái. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng.
+ Học đi chuyển hướng phải trái. Yêu cầu thự hiện động tác tương đối chính xác.
+ Trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi tương đối chủ động
+ II/ Chuẩn bị:
+ Địa điểm: Sân tập
+ Phương tiện: 1 còi, sân kẻ trò chơi.
III/ Tiến trình lên lớp:
NỘI DUNG
ĐL
HÌNH THỨC
1/ Phần mở đầu:
+ Giáo viên nhận lớp, phổ biến nội dung yêu cầu tiết học.
+ Chạy chậm theo địa hình tự nhiên.
+ Xoay các khớp.
6-8’
1-2’
1-2’
2-3’
II/ Phần cơ bản:
+ Ôn tập hợp hàng ngang,dóng hàng điểm số và đi theo vạch kẻ thẳng.
+ Tổ chức cho học sinh luyện tập theo tổ.Giáo viên theo dõi, chữa sai.
+ Học đi chuyển hướng phải trái.
- giáo viên hướng dẫn - học sinh thực hiện.
+ Ôn trò chơi: “Mèo đuổi Chuột”. 
+ G/V nêu cách chơi, cho học sinh chơi thử, sau đó chơi chính thức.
+ Giáo viên theo dõi, chữa sai.
24-26’
6-7’
9-10’
8-10’
III/ Phần kết thúc:
+ Cúi người thả lỏng
+ Hệ thống lại bài.
+ Nhận xét tiết học.
+ Giao bài tập về nhà: Ôn lại trò chơi vừa học
4-6’
1-2’
1-2’
1-2’
1’
TOÁN 3: TÌM SỐ CHIA
KHOA HỌC 4: ĂN UỐNG KHI BỊ BỆNH 
I/Mục tiêu:
N3:- Biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
 - Biết tìm số chia chưa biết.
 - Làm được các bài tập áp dụng: 1,2.
N4: -Nhận biết người được ăn uống đủ chất, chỉ một số bệnh phải ăn kiêng theo chỉ dẫn của bác sĩ.
-Biết ăn uống hợp lí khi bị bệnh.
-Biết cách phòng chống mất nước khi bị tiêu chảy: pha được dung dịch ô-rê-dôn hoặc chuẩn bị nước cháo muối khi bản thân hoặc người thân bị tiêu chảy.
II/ Chuẩn bị:
N3:- SGK, vở bài tập.
N4:- SGK. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC: - Gọi 2 HS đọc bảng chia 7 và 2 HS lên bảng làm bài tập:
 14 : 7 = 28 : 7 =
 35 : 7 = 49 : 7 =
 - Nhận xét tuyên dương các em
2/ Bài mới:
GV:- Giới thiệu bài ghi đề.
 - HD các em biết tên gọi của các thành phần trong phép chia.
 - Biết tìm số chia chưa biết, và làm bài tập áp dụng: 1,2 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- 1HS gọi bạn đọc kết quả bài tập 1 nhận xét và báo lại cho GV.
GV:- Nhận xét và hướng dẫn thêm giúp các em nhớ và làm đúng theo yêu cầu, HD bài tập 2 và cho các em làm bài vào vở tập.
HS:- Làm bài vào vở tập 
GV:- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
 - Thu vở chấm và chữa bài tập .
3/ Củng cố: 
 - Về nhà làm lại bài tập sai và chuẩn bị bài mới.: Luyện tập.
1. KT: HS trả lời câu hỏi trắc nghiệm trong PKT.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: Tìm hiểu về chế đạo ăn uống khi mắc một số bệnh thông thường.
GV: Phát PBT, y/c hs trả lời câu hỏi vào phiếu
-Hãy kể tên các thức ăn cần cho người mắc các bệnh thông thường.
+Đối với người bệnh nặng nên cho ăn món ăn đặc hay loãng? Tại sao?
HS: Trình bày
Cả lớp và gv nhận xét.
HĐ2: Thực hành
Y/c hs đọc SGK và nêu chế đạo ăn uống của người bị bệnh tiêu chảy.
HS: Quan sát lời thoại trong SGK và trả lời câu hỏi.
GV: Giúp hs hoàn thiện câu trả lời.
HS: tìm hiểu thông tin trong SGK và các nhóm thực hành pha dung dịch ô-rê-dôn.
GV: Theo dõi, hướng dẫn.
HĐ3: Đóng vai
GV: Tổ chức hướng dẫn
Y/c các nhóm thảo luận, đưa ra tình huống.
HS: Lên đóng vai.
Cả lớp theo dõi, nhận xét.
GV: Nhận xét tuyên dương
3. Củng cố:
GV: Liên hệ thực tế.
Nhận xét tiết học.
CHÍNH TẢ 3: TIẾNG RU ( Nhớ-viết) 
TOÁN 4: GÓC NHỌN, GÓC TÙ, GÓC BẸT.
I/ Mục tiêu:
N3:- Nhớ -viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng các dòng thơ, khổ thơ lục bát.
 - Làm đúng bài tập (BT2).
N4:
Nhận biết được góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt (bằng trực giác hay sử dụng ê-ke)
II/ Chuẩn bị:
N3: Viết sẳn bài tập 2 lên bảng lớp.
N4: SGK, vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
GV:- Giới thiệu bài mới ghi đề
 - Đọc khổ thơ lần 1 và nêu một số từ khó mà các em thương mắc lỗi cho các em tập viết.
HS:- Đọc lại đoạn viết và viết các từ khó trong bài.
GV:- Nhận xét HS tập viết từ khó, cho các em nhớ lại bài và viết bài.
HS:- Viết bài chính tả chính tả.
GV:- HD bài tập áp dụng điền vần và bài tập 2 trên bảng cho các em hiểu và làm bài vào vở.
HS:- Làm bài vào vở tập.
3/ Củng cố:
GV:- Thu vở chấm chữa lỗi chính tả và bài tập áp dụng
4/ Dặn dò: - Về nhà làm bài và chuẩn bị bài mới.
HĐ1: KT bài tập 3, tr48 (SGK)
HĐ2: Bài mới
*Giới thiệu góc nhọn, góc tù, góc bẹt.
GV: Đính bảng phụ (có hình vẽ các góc), giới thiệu tên của các góc.
HS: Quan sát, đọc tên góc và so sánh góc nhọn, góc tù, góc bẹt với góc vuông.
HS: Trả lòi
GVKL:
HS: 2 em nhắc lại.
HĐ3: Luyện tập
BT1: nhận dạng góc.
GV: Đính BT1 lên bảng, Y/c hs nhận dạng góc(dùng êke để kiểm tra góc)
HS: 2 em lên bảng kiểm tra góc.
Cả lớp và gv nhận xét.
KQ: 1 góc vuông, hai góc tù, 2 góc nhọn, 1 góc bẹt.
BT2: nhận dạng góc ở từng hình tam giác.
GV: Y/c HS quan sát hình ở BT2 và nhận dạng góc ở từng hình tam giác.
HS: Quan sát và dùng êke kiẻm tra để nhận dạng góc ở từng hình tam giác.
HS: Nêu kết quả kiển tra.
GVKL:
-Tam giác ABC có 3 góc nhọn.
-Tam giác MNP có 1 góc tù
-Tam giác DEG có 1 góc vuông.
HĐ3: Củng cố
HS: Nêu lại cách nhận dạng góc tù, góc bẹt,g/nhọn.
GV: Nhận xét tiết học.
 	TNXH 3: VỆ SINH THẦN KINH (tt)
LT&C 4: CÁCH VIẾT HOA TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI. 
I/ Mục tiêu:
N3: - Nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ.
N4: -Nắm được quy tắc về tên người, tên địa lí nước ngoài.
-Biết vận dụng quy tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến quen thuộc trong các BT1;2 (MIII)
II/ Chuẩn bị:
N3: - Tranh vẽ về thần kinh.
N4: Viết sẳn yêu cầu bài tập 2 lên bảng phụ.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
HS:- Tìm hiểu bài mới. quan sát hình vẽ về vệ sinh thần kinh.
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD và nêu một số câu hỏi gợi ý giúp các em tìm hiểu bài học qua tranh minh hoạ.
HS:- Tìm hiểu và trả lời các câu hỏi gợi ý.
GV:- Gọi các em quan sát và trả lời câu hỏi gợi ý, lớp bổ sung ý.
 - Giảng giải giúp các em hiểu về vệ sinh thần kinh.
 - Giúp các em nêu được vai trò của giấc ngủ đối với sức khoẻ
 - Rút ra nội dung ghi nhớ trong bài và cho các em tập đọc phần ghi nhơ SGK.
HS: Đọc phần ghi nhớ SGK.
GV: Nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
3/ Củng cố:
HS:- Đọc phần ghi nhớ.
4/ Dặn dò: Về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài mới: Ôn tập con người và sức khoẻ.
1. KT: hs viết 2 câu thơ
 Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất mía đường tỉnh Thanh.
2. Bài mới: GTB
HĐ1: Nhận xét
HS: đọc yc BT1.
GV: đọc mẫu các tên riêng nước ngoài.
HS: Lần lượt đọc tên người, tên địa lí nước ngoài.
BT2: 
H’: Mỗi bộ phận trong tên riêng nước ngoài gồm có mấy tiếng?
H’: Cách viết tiếng trong cùng một bộ phận tên như thế nào?
HS: Trả lời
KL: Mỗi bộ phận tên riêng nước ngoài gồm có nhiều tiếng, khi viết cần phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận.
HS: Nhắc lại
HS: đọc y/c BT3 và nhận xét cách viết.
HĐ2: Luyện tập
HS: đọc yc BT1
Y/c hs đọc thầm đoạn văn, phát hiện những tên riêng viết sai quy tắc viết lại cho đúng.
2 hs làm trên PBT.
Cả lớp và gv nhận xét bài làm trên phiếu.
GV: Đính kết quả đúng lên bảng.
H’: đoạn văn trên nói về ai?
HS: Trình bày
GV: Nhận xét
3. Củng cố:
HS: Nêu lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
GV: Nhận xét tiết học, h/dẫn chuẩn bị bài tiết sau.
LT&C 3: TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU AI LÀM GÌ?
TẬP LÀM VĂN 4: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I/ Mục tiêu:
N3:- Hiểu và phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng (BT1).
 - Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì ? (BT3)
 - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4).
N4:
-Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai.
-Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập(BT2,BT3)
II/ Chuẩn bị:
N3: SGK, vở bài tập
N4: Vở bài tập.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Nhóm 3
TG
Nhóm 4
1/ KTBC:
2/ Bài mới:
GV: - Giới thiệu bài mới, ghi đề.
 - HD bài tập 1: phân loại được một số từ ngữ về cộng đồng. Gọi HS trả lời.
HS:- Trả lời theo yêu cầu.
GV: - HD bài tập 3,4: Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai (cái gì, con gì)? Làm gì ? (BT3)
 - Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định (BT4). cho các em làm vào vở.
HS:- Tiếp tục làm bài .
GV:- HD thêm giúp các em làm bài vào vở.
HS:- Làm bài tập 3,4 vào vở.
GV:- Thu vở chấm chữa bài tập HD lại bài tập sai cho các em sưa lại.
3/ Củng cố, dặn dò: Về nhà làm lại bài tập và chuẩn bị bài mới: Ôn tập
1.KT: HS kể lại câu chuyện đã kể trước lớp hôm trước.
2. Bài mới:
HĐ1: GTB
HĐ2: Hướng dẫn hs làm BT
BT1: 
HS: Đọc yc của bài.
GV: Gọi 1 hs khá làm mẫu.(Chuyển lời thoại giữa Tin-tin và em bé thứ nhất từ ngôn ngữ kịch sang lời kể.
GV: Nhận xét, dán tờ phiếu ghi 1 mẫu ghi chuyển thể.
Y/c hs đọc trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ vở kịch, suy nghĩ tập kể câu chuyện theo trình tự thời gian.
BT2: 
HS: Đọc yc của bài
GV: Hướng dẫn hs hiểu đúng yc của bài.
HS: Từng cặp suy nghĩ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
GV: Tổ chức hs thi kể
Cả lớp và gv nhận xét.
BT3: So sánh hai cách mở đoạn.
GV: Dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đoạn1,2.
HS: Nhìn bảng phát biểu.
GV: Nhận xét, chốt lại lờ giải đúng.
3. Củng cố:
HS: Nhắc lại sự khác nhau giữa hai cách kể chuyện.
GV: Nhận xét tiết học.

File đính kèm:

  • docTHỨ NĂM.doc