Giáo án lớp 3 - Tuần 3 năm 2014
I. MỤC TIÊU
Bài 1: Cô giáo tí hon
- Đọc rõ ràng rành mạch đoạn văn (chú ý ngắt nghỉ hợp lý sau dấu chấm dấu phẩy và giữa các cụm từ
Bài 2: Chiếc áo len
- Đọc đọan 3 của câu chuyện cột A tập đọc phân biệt lời dẫn chuyện của cột B
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:
Bảng phụ
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
i vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. * Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy;… luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. - Chơi mẫu cho HS quan sát - Cho HS chơi thử - Tổ chức cho HS chơi theo nhóm - GV quan sát giúp đỡ 3. Kết thúc trò chơi - Cho HS phát biểu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi này - Những lưu ý để chơi tốt trò chơi này. _____________________________________________________________________________ Thứ tư ngày 3 tháng 9 năm 2014 (dạy vào 5/8) Tiết 1 TOÁN (TC) Luyện tập I/ Mục tiêu: - HS biết cách tính độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác. - Biết giải các bài toán có liên quan đến nhiều hơn, ít hơn. II/ Đồ dùng - Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy – học: 1/ Giới thiệu bài 2/ HD HS làm bài tập để củng cố kiến thức. Bài 1 a) Tính độ dài đường gấp khúc ABCD : B D 12cm 23cm 30cm A C + Muốn tính độ dài đường gấp khúc ABCD như hình vẽ trên ta làm thế nào? (Ta tính tổng độ dài các cạnh) - Cho HS giải miệng Bài giải Độ dài đường gấp khúc ABCD là: 12 + 23 + 30 = 65 (cm) Đáp số : 65 em. b) Tính chu vi hình tam giác MNP : - Cho HS giải bài vào bảng con N 12cm 23cm M P 30cm Bài giải Chu vi tam giác ABC là: 12 + 23 + 30 = 65 (cm) Đáp số : 65 em. Bài 2 Đo độ dài cạnh rồi tính chu vi hình vuông ABCD. - HS tự lấy thước đo, ghi kết quả vào hình rồi tính chu vi hình vuông - HS giải bài vào vở nháp A B D C Bài 3 Nam có 24 chiếc bút màu, Nga có 12 chiếc bút màu. Hỏi Nam có nhiều hơn Nga mấy chiếc bút màu ? - Gọi HS đọc yêu cầu - Bài toán cho biết gì? - Bài toán hỏi gì? - Muốn biết Nam có nhiều hơn Nga mấy bút ta làm thế nào? - Giải bài vào vở - GV chấm chữa bài cho HS Bài giải Nam có nhiều hơn Nga số bút là: 24 - 12 = 12 (bút) Đáp số: 12 bút Bài 4. Sách giáo khoa Toán 3 có 184 trang, sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có 171 trang. Hỏi sách giáo khoa Tiếng Việt 3 có ít hơn sách giáo khoa Toán 3 bao nhiêu trang ? - Cho HS tự giải bài vào khăn trải bàn. - HS trình bày bài giải của nhóm mình. - GV nhận xét chốt bài giải đúng 3/ Củng cố – dặn dò: - Ôn bài và chuẩn bị bài giờ sau. Hoạt động giáo dục Thủ công Tiết 3 Gấp con ếch I. Mục tiêu - Học sinh biết cách gấp con ếch. - Gấp được con ếch bằng giấy đúng qui trình kĩ thuật. - Hứng thú với giờ học gấp hình. II. GV chuẩn bị - Mẫu con ếch được gấp bằng giấy màu. - Tranh qui trình gấp con ếch bằng giấy. - Giấy màu hoặc giấy trắng, kéo thủ công. - Bút màu. III. Các hoạt động dạy học - HS lấy đồ dùng học tập A. Hoạt động cơ bản. 1. Khởi động - Hát bài : Chú ếch con 2. Giới thiệu bài 3. HS đọc mục tiêu bài học 4. Bài mới Nội dung Hoạt động của GV Hoạt động của HS 1. Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - GV giới thiệu mẫu con ếch gấp bằng giấy và nêu câu hỏi. - HS quan sát, trả lời. + Con ếch gồm mấy phần? -> 3 phần: đầu, thân, chân. + Đặc điểm của các phần? + Phần đầu: có 2 mắt. + Phần thân: phình rộng dần về phái sau. + Phần chân: 2 chân trước và 2 chân sau ở dưới thân. - GV liên hệ thực tế về hình dạng và ích lợi của con ếch. - HS chú ý nghe. - 1 HS lên bảng mở dần con ếch gấp mẫu. - GV hỏi: + Nêu sự giống nhau của cách gấp bài này với bài "gấp máy bay đuôi rời" đã học ở lớp 2? - HS nêu. 2. Hoạt động 2: GV hướng dẫn mẫu. - Bước 1: Gấp, cắt tờ giấy hình vuông. - GV thực hiện như ở bài trước. - HS quan sát. - Bước 2: Gấp tạo 2 chân trước của ếch. - GV thực hiện. + Gấp đôi tờ giấy HV theo đường chéo được hình tam giác, gấp đôi hình tam giác để lấy đường dấu giữa, sau đó mở ra. - HS quan sát. + Gấp 2 nửa cạnh đáy về phía trước và phía sau theo đường dấu. - HS quan sát. + Lồng 2 ngón tay cái vào giữa lòng hình kéo sang hai bên. - HS quan sát. + Gấp 2 nửa cạnh đáy của hình tam giác ở phái trên. + Gấp 2 đỉnh của hình vuông theo đường gấp dấu gấp … - Bước 3: Gấp tạo hai chân sau và thân con ếch. - Gấp 2 cạnh bên của hình tam giác … mở 2 đường gấp ra. - HS nghe - quan sát. - Gấp 2 cạnh bên… - Lật ra mặt sau gấp phần cuối… - Gấp đôi phân vừa gấp lên … - Lật lên dùng bút tô 2 mắt con ếch. * Cách làm con ếch nhảy: - GV hướng dẫn . - GV treo tranh quy trình. - HS quan sát. - 1 -> 2 HS lên bảng thao tác lại các bước gấp con ếch để cả lớp quan sát. -> GV uốn nắn những thao tác chưa đúng cho HS. B. Hoạt động thực hành C. Hoạt động ứng dụng - GV tổ chức cho HS thao tác gấp con ếch như đã HD. - Nhận xét tiết học. - Chuẩn bị bài sau. - HS thực hành. Hoạt động ngoài giờ lên lớp Tiết 2 Trò chơi: Ô ăn quan I. Mục tiêu - Nắm được cách chơi, luật chơi và biết tham gia chơi chủ động nhiệt tình. - Giáo dục ý thức đoàn kết, chia sẻ...với bạn bè. - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. Hoạt động dạy học: - Mỗi học sinh 35 viên đá sỏi nhỏ. - Bàn vẽ ô cho 2 - 4 ngời chơi. III.Hoạt động lên lớp: Bài cũ: Bài mới: 1. Giới thiệu bài: - Hôm nay các em sẽ cùng chơi một trò chơi dân gian rất phổ biến đó là trò chơi ‘ô ăn quan” 2. HD cách chơi như sau: * Bàn chơi: bàn chơi Ô ăn quan kẻ trên một mặt bằng tương đối phẳng có kích thước linh hoạt miễn là có thể chia ra đủ số ô cần thiết để chứa quân đồng thời không quá lớn để thuận tiện cho việc di chuyển quân, vì thế có thể được tạo ra trên nền đất, vỉa hè, trên miếng gỗ phẳng.... Bàn chơi được kẻ thành một hình chữ nhật rồi chia hình chữ nhật đó thành mười ô vuông, mỗi bên có năm ô đối xứng nhau. Ở hai cạnh ngắn hơn của hình chữ nhật, kẻ hai ô hình bán nguyệt hoặc hình vòng cung hướng ra phía ngoài. Các ô hình vuông gọi là ô dân còn hai ô hình bán nguyệt hoặc vòng cung gọi là ô quan. * Quân chơi: gồm hai loại quan và dân, được làm hoặc thu thập từ nhiều chất liệu có hình thể ổn định, kích thước vừa phải để người chơi có thể cầm, nắm nhiều quân bằng một bàn tay khi chơi và trọng lượng hợp lý để khỏi bị ảnh hưởng của gió. Quan có kích thước lớn hơn dân đáng kể cho dễ phân biệt với nhau. Quân chơi có thể là những viên sỏi, gạch, đá, hạt của một số loại quả... hoặc được sản xuất công nghiệp từ vật liệu cứng mà phổ biến là nhựa. Số lượng quan luôn là 2 còn dân có số lượng tùy theo luật chơi nhưng phổ biến nhất là 25. * Bố trí quân chơi: quan được đặt trong hai ô hình bán nguyệt hoặc cánh cung, mỗi ô một quân, dân được bố trí vào các ô vuông với số quân đều nhau, mỗi ô 5 dân. Trường hợp không muốn hoặc không thể tìm kiếm được quan phù hợp thì có thể thay quan bằng cách đặt số lượng dân quy đổi vào ô quan. * Người chơi: thường gồm hai người chơi, mỗi người ngồi ở phía ngoài cạnh dài hơn của hình chữ nhật và những ô vuông bên nào thuộc quyền kiểm soát của người chơi… * Mục tiêu cần đạt được để giành chiến thắng: người thắng cuộc trong trò chơi này là người mà khi cuộc chơi kết thúc có tổng số dân quy đổi nhiều hơn. Tùy theo luật chơi từng địa phương hoặc thỏa thuận giữa hai người chơi nhưng phổ biến là 1 quan được quy đổi bằng 10 dân hoặc 5 dân. * Di chuyển quân: từng người chơi khi đến lượt của mình sẽ di chuyển dân theo phương án để có thể ăn được càng nhiều dân và quan hơn đối phương càng tốt. Người thực hiện lượt đi đầu tiên thường được xác định bằng cách oẳn tù tì hay thỏa thuận. Khi đến lượt, người chơi sẽ dùng tất cả số quân trong một ô có quân bất kỳ do người đó chọn trong số 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của mình để lần lượt rải vào các ô, mỗi ô 1 quân, bắt đầu từ ô gần nhất và có thể rải ngược hay xuôi chiều kim đồng hồ tùy ý. Khi rải hết quân cuối cùng, tùy tình huống mà người chơi sẽ phải xử lý tiếp như sau: * Nếu liền sau đó là một ô vuông có chứa quân thì tiếp tục dùng tất cả số quân đó để rải tiếp theo chiều đã chọn. * Nếu liền sau đó là một ô trống (không phân biệt ô quan hay ô dân) rồi đến một ô có chứa quân thì người chơi sẽ được ăn tất cả số quân trong ô đó. Số quân bị ăn sẽ được loại ra khỏi bàn chơi để người chơi tính điểm khi kết thúc. * Nếu liền sau đó là ô quan có chứa quân hoặc 2 ô trống trở lên hoặc sau khi vừa ăn thì người chơi bị mất lượt và quyền đi tiếp thuộc về đối phương. * Trường hợp đến lượt đi nhưng cả 5 ô vuông thuộc quyền kiểm soát của người chơi đều không có dân thì người đó sẽ phải dùng 5 dân đã ăn được của mình để đặt vào mỗi ô 1 dân để có thể thực hiện việc di chuyển quân. Nếu người chơi không đủ 5 dân thì phải vay của đối phương và trả lại khi tính điểm. * Cuộc chơi sẽ kết thúc khi toàn bộ dân và quan ở hai ô quan đã bị ăn hết. Trường hợp hai ô quan đã bị ăn hết nhưng vẫn còn dân thì quân trong những hình vuông phía bên nào coi như thuộc về người chơi bên ấy;… luật chơi có thể quy định không được ăn quan non, nếu rơi vào tình huống đó sẽ bị mất lượt. - Chơi mẫu cho HS quan sát - Cho HS chơi thử - Tổ chức cho HS chơi theo nhóm - GV quan sát giúp đỡ 3. Kết thúc trò chơi - Cho HS phát biểu cảm nghĩ sau khi chơi trò chơi này - Những lưu ý để chơi tốt trò chơi này. __________________________________________________________________ Thứ năm ngày 4 tháng 9 năm 2014 (Dạy vào 6/9) Tiết 2 Toán(TC) Luyện tập - Tiết 2 I/ Mục tiêu: - Củng cố về cách xem đồng hồ. Biết cách xem giờ hơn, giờ kém. - Củng cố về 1/ 4 và 1/5. II/ Đồ dùng -Các mô hình đồng hồ - Bảng phụ. III/ Hoạt động dạy – học: 1/ KTBC: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 5 cm, 7 cm, 12 cm. - Nhận xét đánh giá. 2/ Bài mới: a/ GTb: b/ HD làm bài tập: Bài tập 1Tính - Nêu miệng giờ trên từng đồng hồ. - Cho hs làm bài vào VBT - GV Cùng lớp nhận xét. Bài tập 2 Nối + Nêu yc bài tập 2. HS nhìn tranh đồng hồ để nối cho đúng GV theo dõi Chấm một số bài - HS nêu rồi điền kết quả vào VBT 1 giờ 35 phút hoặc 2 giờ kém 25 phút. A – E B – G C - D Bài tập 3 + Nêu yêu cầu bài tập 3. - HD hs làm bài vào VBT HS vẽ kim chỉ số giờ đã cho theo yêu cầu. HS làm bài vào VBT Bài tập 4: HS nêu yêu cầu bài tập Bài tập 5: Đã khoanh vào 1/ 4 hình nào? HS xem tranh rồi trả lời các câu hỏi trong bài. Bạn hồn
File đính kèm:
- Giao an SEQAP lop 3 Tuan 3 CHIEU.doc