Giáo án lớp 3 - Tuần 4 trường TH Nguyễn Viết Xuân Ea Soup

I. Mục tiêu:

- Biết cách làm tính về cộng, trừ, nhân, chia số có 3 chữ số, bảng nhân chia đã học.

- Biết giải toán có lời văn (liên quan đến so sánh hai số hơn kém nhau một số đơn vị).

KNS: - Hứng thú giờ học toán, ý thức làm bài tốt.

II. Đồ dùng dạy học:

- Bảng phụ viết nội dung bài tập 4.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc21 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1382 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 4 trường TH Nguyễn Viết Xuân Ea Soup, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lên bảng đọc thuộc lòng bài thơ và trả lời câu hỏi theo yêu cầu GV.
- Lớp theo dõi giới thiệu bài.
- HS theo dõi lắng nghe GV đọc mẫu để nắm được cách đọc đúng của bài văn.
- Lớp quan sát và khai thác tranh minh họa. 
- HS nối tiếp đọc từng câu trước lớp, luyện phát âm đúng các từ ở mục A. 
- Đọc nối tiếp từng đoạn của bài.
- HS đọc phần chú giải từ. 
- Đọc từng đoạn trong nhóm.
- Cả lớp đọc đồng thanh cả bài.
- Lớp đọc thầm đoạn 1 và TLCH.
+ HS nêu theo ý của mình.
- HS lắng nghe.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới 
 “Người lính dũng cảm”
Tiết 3: Luyện từ và câu: 
TỪ NGỮ VỀ GIA ĐÌNH. ÔN TẬP CÂU: AI LÀ GÌ ?
I. Mục tiêu:
- Mở rộng vốn từ về gia đình. Ôn kiểu câu: Ai là gì? 
- Áp dụng làm tốt các bài tập.
- HS có ý thức tự giác tích cực học tập. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết sẵn nội dung BT2.
- Vở BT. 
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định:
2. Bài cũ:
- Đặt câu hỏi cho phần in nghiêng:
Chúng em là măng non của đất nước. (Ai là măng non của đất nước?)
Chích bông là bạn của trẻ em. (Ai là bạn của trẻ em?)
- Nhận xét - Chấm điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về biện pháp so sánh và ôn về dấu chấm. 
a) Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Tìm các từ ngữ chỉ gộp những người trong gia đình. 
 - HD Mẫu: ông bà, chú cháu. 
* Từ chỉ gộp là những từ chỉ 2 người trong gia đình trở lên. 
* Đó là các từ chỉ người. 
- Cho HS thảo luận nhóm.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài 2: 
- Xếp các thành ngữ, tục ngữ (sgk) vào nhóm thích hợp.
- GV nhận xét chốt lại ý đúng.
Bài 3: 
- Dựa vào nội dung các bài tập đọc tuần 3, 4 hãy đặt câu theo mẫu ai là gì? Để nói về: 
a) Bạn Tuấn trong bài Chiếc áo len. 
b) Bạn nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ.
c) Bà mẹ trong truyện Người mẹ.
d) Chú chim sẻ trong truyện Chú sẻ và bông hoa bằng lăng. 
*Chốt ý đúng:
a) Tuấn là người anh biết nhường nhịn em / Tuấn là đứa con ngoan. 
b) Bạn nhỏ là cô bé rất ngoan / Bạn nhỏ là cô bé rất hiếu thảo.
c) Bà mẹ là người rất yêu thương con / Bà mẹ là người rất tuyệt vời.
d) Sẻ non là người bạn rất tốt / Sẻ non là người bạn rất đáng yêu.
4. Củng cố: 
- GV nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn về nhà học thuộc và xem trước bài mới. 
- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi. 
- Lớp nhận xét - Bổ sung.
- 1 HS nêu yêu cầu của bài 1. 
- Lắng nghe.
- HS thảo luận theo nhóm 2. 
- Đại diện nhóm phát biểu. 
- Lớp nhận xét - Bổ sung.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập. 
- Cả lớp làm bài vào VBT.
- 2, 3 HS đọc bài. 
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc yêu cầu bài 3.
- HS trao đổi trong nhóm 2. 
- Đại diện nhóm trình bày. 
- Nhận xét - Bổ sung. 
- Lắng nghe - 2 HS nhắc lại những nội dung vừa học.
- Về nhà học bài và xem lại các BT đã làm.
Tiết 4: Toán
BẢNG NHÂN 6
I. Mục tiêu:
- Học sinh bước đầu học thuộc bảng nhân 6.
- Vận dụng của phép nhân và giải các bài toán bằng phép nhân.
- Hứng thú với việc học môn toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn. 
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát. 
2. Bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng làm BT3 và BT4.
- Chấm vở tổ 1.
 - Nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GV giới thiệu bài: 
- Hôm nay chúng ta tìm hiểu Bảng nhân 6.
Khai thác: 
Lập bảng nhân 6:
1) - Một số nhân với 1 thì bằng chính số đó.
- Đưa tấm bìa lên và nêu:
- 6 chấm tròn được lấy 1 lần bằng 6 chấm tròn. 
- 6 được lấy một lần bằng 6. Viết thành: 
 6 x 1 = 6 đọc là: 6 nhân 1 bằng 6.
2) - Tìm kết quả phép nhân một số với một số khác. 
- H/dẫn lập công thức: 6 x 1 = 6
 6 x 2 = 12
 6 x 3 = 18 …
- Tiếp tục quan sát và nêu câu hỏi: 
- Ghi bảng như hai công thức trên.
- Tương tự hướng dẫn HS lập các công thức còn lại của bảng nhân 6.
Luyện tập:
Bài 1: - Nêu bài tập trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
Bài 2: 
- Yêu cầu HS nêu bài toán.
- Yêu cầu cả lớp tự giải vào VBT.
- Chấm vở 1 số em, nhận xét, chữa bài.
Bài 3: 
- Yêu cầu HS quan sát và điền số thích hợp vào chỗ chấm để có dãy số.
4. Củng cố: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn về nhà học bảng nhân 6. 
- Chuẩn bị bài mới.
- 2 HS lên bảng làm bài.
- HS1: Lên bảng làm bài tập3. 
- HS2: Làm bài 4. 
- Lớp theo dõi, nhận xét.
- Lớp theo dõi GV giới thiệu bài.
- Một số HS nhắc lại: 
- Số nào nhân với 1 thì cũng bằng chính nó.
- HS quan sát tấm bìa để nhận xét.
- Thực hành đọc kết quả chẳng hạn:
- 6 chấm tròn được lấy một lần thì bằng 6 chấm tròn. 
- Lắng nghe để hình thành các công thức cho bảng nhân 6.
- Lớp quan sát GV hướng dẫn để nêu. 
- Lớp theo dõi nhận xét ý bạn.
- Tương tự hình thành các công thức còn lại của bảng nhân 6.
- HS học thuộc lòng bảng nhân 6.
- Dựa vào bảng nhân 6 vừa học để điền kết quả nhẩm vào chỗ trống.
- 1HS lên bảng giải bài, lớp theo dõi.
- 1HS đọc yêu cầu BT.
- Cả lớp tự làm bài vào vở.
- Sau khi điền ta có dãy số: 
-6; 12; 18; 24; 30; 36; 42; 48; 54; 60.
- HS lắng nghe.
- Về nhà học bảng nhân 6 và chuẩn bị bài mới. 
Tiết 5: Tự nhiên xã hội:
 HOẠT ĐỘNG TUẦN HOÀN
I. Mục tiêu:
- Nghe và đếm được nhịp tim, mạch, chỉ được đường đi của máu trong vòng tuần hoàn lớn và nhỏ.
- Nắm chắc cấu tạo và chức năng của vòng tuần hoàn.
- Có ý thức bảo vệ cơ quan tuần hoàn của mình. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Sơ đồ vòng tuần hoàn. - SGK.
III. Các hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát.
2. Bài cũ: - Kiểm tra bài 
 “Máu và cơ quan tuần hoàn”
- Nêu các thành phần trong máu?
- Theo em cơ quan tuần hoàn gồm có những bộ phận nào?
- GV nhận xét đánh giá.
3. Bài mới: - GV giới thiệu: ghi bảng.
Khai thác: 
Hoạt động 1: 
-Thực hành.
Bước 1: - Làm việc cả lớp. 
- Hướng dẫn áp tai vào ngực của bạn để nghe tim đập và đếm nhịp tim đập trong một phút. 
- Đặt ngón tay trỏ và ngón tay phải lên cổ tay trái đếm số nhịp đập trong một phút?
Bước 2: - Làm việc theo cặp.
- Từng cặp HS lên thực hành.
Bước 3: - Làm việc cả lớp. 
- Yêu cầu HS. trả lời câu hỏi:
- Kết luận như sách GV. 
Hoạt động 2: - Làm việc với SGK.
Bước 1: - Làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu HS quan sát hình 3 trang 17 SGK thảo luận. 
Bước 2: - Làm việc cả lớp. 
- GV kết luận SGV.
Hoạt động 3: 
- Chơi TC ghép chữ vào hình:
- Y/c các nhóm thi đua ghép chữ. 
4. Củng cố: 
- Nhận xét đánh giá tiết học.
5. Dặn dò: 
- Dặn học sinh về nhà xem lại 2 vòng tuần hoàn và nêu được chức năng của nó.
- 2 HS lên bảng trả lời bài cũ. 
- Cả lớp lắng nghe GV giới thiệu bài. 
- Lớp tiến hành làm việc áp tai vào ngực bạn để nghe nhịp đập của tim và đếm nhịp đập trong một phút thảo luận trả lời câu hỏi theo yêu cầu của GV.
- Đặt ngón tay trỏ lên cổ tay trái để theo dõi nhịp mạch đập trong một phút.
- 2HS lên làm mẫu cho cả lớp quan sát.
- Các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận 
- Lớp theo dõi nhận xét bổ sung. 
- Khi áp tai vào ngực bạn ta nghe tim đập... 
- Khi đặt ngón tay lên cổ tay ta thấy mạch máu đập.
- Từng nhóm quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo tranh.
- Gọi HS lên trình bày kết quả thảo luận.
- Lớp tiến hành chơi trò chơi.
- HS lắng nghe.
- Về nhà học bài và xem trước bài mới. 
Thứ năm ngày 11 tháng 09 năm 2014
Tiết 1: Chính tả (nghe viết) 
ÔNG NGOẠI
I. Mục tiêu: 
- Nghe viết đúng bài chính tả; Trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Tìm và viết đúng 2 - 3 tiếng có vần: oay (BT2); Làm đúng BT3 a/b.
- HS cẩn thận khi viết chính tả. 
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bảng lớp viết nội dung bài tập 3a/b. 
III. Hoạt động dạy - học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Mời 3 HS lên bảng.
- Yêu cầu viết các từ ngữ HS thường hay viết sai theo yêu cầu của GV.
- Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài.
3. Bài mới: - Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn nghe viết:
Hướng dẫn chuẩn bị:
- Yêu cầu 2HS đọc đoạn văn. 
- Y/cầu đọc thầm để trả lời câu hỏi:
+ Đoạn văn gồm có mấy câu?
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
-Yêu cầu lớp lấy bảng con và viết các tiếng khó: căn lớp, loang lổ, gõ thử... 
- Đọc bài để HS viết bài vào vở. 
- Đọc lại cho HS dò bài, soát lỗi. 
- Thu vở HS chấm điểm và nhận xét.
b) Hướng dẫn làm bài tập: 
Bài 2: 
- 1HS nêu yêu cầu của BT2.
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT.
- Chia bảng lớp làm 3 cột, mời 3 nhóm chơi TC Tiếp sức: Mỗi em viết lên bảng 1 tiếng có vần oay rồi chuyển phấn cho bạn (1 phút).
- Yêu cầu cả lớp chữa bài trong vở theo lời giải đúng: xoáy, ngoáy, loáy hoáy.
Bài 3b: 
- 1HS đọc y/c của bài, lớp đọc thầm. 
- Cho HS trao đổi theo cặp.
- Treo bảng phụ đã chép sẵn bài tập 3b lên bảng. 
- Mời 2 HS thi đua làm bài trên bảng phụ.
- GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng. 
4. Củng cố: 
- GV nhận xét chung bài viết.
5. Dặn dò:
- Về nhà chuẩn bị bài viết tiết sau.
- 3 HS lên bảng viết các từ: nhân dân, dâng lên, ngẩn ngơ, ngẩng lên.
- Cả lớp viết vào bảng con.
- Lớp lắng nghe GV giới thiệu bài. 
- 2 HS đọc đoạn văn viết chính tả.
- Lớp đọc thầm tìm hiểu nội dung bài. 
+ Đoạn văn có 3 câu.
+ Viết hoa các chữ đầu câu, đầu đoạn.
- Lớp nêu ra một số tiếng khó và thực hiện viết vào bảng con.
- Cả lớp viết bài vào vở.
- Nghe và tự sửa lỗi bằng bút chì.
- Nộp bài lên để GV chấm điểm.
- Đọc yêu cầu BT.
- Làm bài vào VBT.
- Lớp chia thành 3 nhóm chơi trò chơi tiếp sức: Tìm tiếng có vần oay (3 tiếng).
- Bình chọn nhóm thắng cuộc.
- Lớp chữa bài vào vở .
- 1HS nêu yêu cầu BT3b, lớp đọc thầm. 
- Từng cặp trao đổi ý kiến.
- 2HS lên bảng thi làm bài, lớp nhận xét.
- Cả lớp viết vào VBT: sân - nâng ; chuyên cần - cần cù. 
- 3 HS nhắc lại các y/c viết chính tả.
- Về nhà học và làm bài tập trong SGK.
- Những em viết chính tả chưa đạt về nhà viết lại, chuẩn bị bài tiết sau. 
Tiết 2: Thể dục (Gv chuyên)
Tiết 3: Mỹ thuật (Gv chuyên)
Tiết 4: Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Thuộc bảng nhân 6. 
- Vận dụng bảng nhân 6 trong tính giá trị của biểu thức, trong giải toán.
- HS tích cực phát biểu học bài tốt.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Các tấm bìa mỗi tấm có 6 chấm tròn.
III. Hoạt động dạy học:	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Ổn định: - Hát
2. Kiểm tra bài cũ:
- Đọ

File đính kèm:

  • docLop 3 Tuan 4.doc
Giáo án liên quan