Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ 4 năm 2011

IMục tiêu:

-Biết dấu hiệu và so sánh các số trong phạm vi 10.000

-Biết so sánh các đại lượng cùng loại (BTCL:1a, 2)

II. Chuẩn bị

Giáo viên: Thẻ số

Học sinh: Vở bài tập, sách giáo khoa

III. Các hoạt động dạy học

 

doc6 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1369 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 20, thứ 4 năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơn vị 
- Ghi dưới thẻ số 1000 số: 1000
- Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số 999 và 1000
- Vì sao em chọn dấu < ?
* Giảng: Khẳng định các cách giải thích của học sinh đều đúng, trong đó cách giải thích của học sinh 3 là hay nhất: 999 là số có 3 chữ số, 1000 là số có 4 chữ số nên 999 < 1000. 
- Ghi bảng: 999 < 1000
* Kết luận: Trong 2 số, số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn 
Ví dụ: So sánh 10000 và 9999
- Gắn thẻ số 10000 hỏi: Có bao nhiêu đơn vị ?
- Lần lượt gắn thẻ số lên bảng ( theo cột dọc ) và nêu: có 9 thẻ số 1000 đơn vị, 9 thẻ số 100 đơn vị, 9 thẻ số 10 đơn vị và 9 thẻ số 1 đơn vị. Như vậy có tất cả bao nhiêu đơn vị ?
- Ghi dưới các thẻ số: 9999
- Em hãy chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9999 với 10000
- Vì sao em lại chọn dấu > ?
* Giảng: Khẳng định các cách của học sinh đều đúng, trong đó cách giải thích của học sinh 3 là hay nhất: 10.000 là số có 5 chữ số, 9999 là số có 4 chữ số nên 10000 > 9999. 
- Ghi bảng 1000 > 9999
* Kết luận: Trong 2 số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
- Muốn so sánh 2 số có chữ số khác nhau em dựa vào dấu hiệu nào ?
* So sánh 2 số có chữ số bằng nhau
* Ghi ví dụ: 9000….8999
- Yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp ( = ) để so sánh 2 số: 9000 với 8999
- Vì sao em chọn dấu > ?
 Giảng: So sánh 2 số có 4 chữ số giống như so sánh 2 số có ba chữ số, ta so sánh từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng kề từ trái sang phải.
Hàng nghìn: 9 > 8 nên 9000 > 8999
* Ghi ví dụ: 6579….6580
- Yêu cầu học sinh chọn dấu thích hợp để so sánh 2 số: 6579 với 6580
- Vì sao em chọn dấu < ?
- Muốn so sánh 5 số có cùng số chữ số thì em dựa vào dấu hiệu nào ?
* Kết luận: Nếu 2 số có cùng một chữ số thì so sánh từng cặp chữ số ở cùng một hàng kể từ trái sang phải.
* So sánh 2 số có cùng một chữ số và từng cặp chữ số ở cùng 1 hàng đều giống nhau.
HĐ 2: Thực hành(14ph)
* Bài 1/100
- Nêu yêu cầu của bài
- Gọi học sinh nhận xét, giáo viên sửa bài.
- Gọi học ính giải thích cách điền dấu
1942 > 998 9650 < 9651
1999 6951
900 + 9 1956
6742 > 6722 6591 = 6591
* Bài 2/100
- Nêu yêu cầu của bài
* Lưu ý học sinh: Khi so sánh các số đo độ dài thời gian thì các số đo độ dài thời gian phải cùng đơn vị
- Yêu cầu học sinh đổi ra cùng 1 đơn vị rồi so sánh
- Gọi học sinh nhận xét giáo viên sửa bài trên bảng.
1km > 985m 60phút = 1 giờ
1000m
600cm = 6m 50 phút = 1giờ
 60 phút
799mm 1 giờ
 1000mm 60 phút
HĐ 3: Củng cố - dặn dò(2ph)
- Muốn so sánh 2 số tự nhiên ta dựa vào những dấu hiệu nào ?
- Trường hợp số có 2 chữ số khác nhau
- Trướng hợp số có số chữ số bằng nhau
* Bài về nhà: Bài 3/100
* Bài sau: Luyện tập 
- 2 học sinh làm bảng - Lớp làm bảng con.
- Nhắc lại tên đề bài ( vài học sinh )
- 999 đơn vị
- 1000 đơn vị
- Nêu: 999 < 1000
HS1: Dựa trên tia số: 999 đứng trước 1000
HS2: 999 thêm 1 được 1000
HS3: 999 có 3 chữ số, 1000 có 4 chữ số nên 999 < 1000
- 10.000 đơn vị
- 9999 đơn vị
- 10000 > 9999
HS1: Dựa trên tia số 10000 đứng sau 999
HS2: 9999 thêm 1 được 10000
HS3: 10000 là số có 5 chữ số, 9999 là số có 4 chữ số.
- Dựa vào số các chữ số: Số nào có ít chữ số hơn thì bé hơn. Số nào có nhiều chữ số hơn thì lớn hơn.
9000> 8999
HS1: Dựa trên tia số 9000 đứng trước 8999
HS2: Dựa trên cách đọc: Chín nghìn / Tám nghìn.
HS3: Hàng nghìn
9 > 8 nên 9000 > 8999
- 6579 < 6580
- Vì hàng nghìn đều là 6, hàng trăm đều là 5, hàng chục là 7 < 8 nên 6579 < 6580
- Ghi bảng- Điền dấu = thích hợp vào chỗ trống.
- 2 học sinh làm bảng câu a, b
- Lớp làm SGK
Điền dấu = thích hợp vào chỗ trống.
- 2 học sinh lên bảng làm câu a,b
TẬP ĐỌC
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ
I/Mục tiêu: 
- Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí khi đọc mỗi dòng thơ, khổ thơ 
- Hiểu ND bài: Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc ( trả lời dược các CH trong SGK,thuộc bài thơ )
II/Chuẩn bị : 
- Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
- Bảng phụ viết bài thơ để hướng dẫn học sinh đọc thuộc lòng
III. Các hoạt động dạy học
GV
HS
1.Ổn định (1ph)
2.K/tra b/cũ (5ph)
- Gọi 4 học sinh nối tiếp nhau đọc 4 đoạn của câu chuyện: “ Ở lại với chiến khu “
* Hỏi nội dung mỗi đoạn:
- Vì sao khi nghe trung đoàn trưởng nói “ Ai cũng thấy cổ họng mình nghẹn lại “
- Vì sao Lượm và các bạn không muốn về nhà ?
3.Bài mới: Giới thiệu và ghi đề (1ph)
HĐ 1: Luyện đọc(9ph)
a. Đọc mẫu
- Giáo viên đọc diễn cảm bài thơ: Hai khổ thơ đầu: Giọng ngây thơ, hồn nhiên thể hiện băn khoăn, thắc mắc rất đáng yêu của bé Nga. Khổ cuối: Đọc nhịp chậm, trầm lắng, thể hiện sự xúc động nghẹn ngào của bố mẹ bé Nga khi nhớ đến người đã hi sinh.
b. Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc
- Kết hợp giải nghĩa từ
- Hướng dẫn đọc từng dòng thơ
- Hướng dẫn học sinh đọc từng khổ thơ và giải nghĩa từ khó.
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối nhau đọc từng khổ thơ trong bài.
- Hướng dẫn học sinh ngắt nhịp
- Hướng dẫn nghĩa từ mới.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các từ mới trong bài.
- Yêu cầu 3 học sinh tiếp nối đọc khổ thơ trước lớp ( lần 2 )
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo nhóm - Mỗi học sinh 1 khổ thơ.
- Tổ chức học sinh thi đọc theo nhóm
- Yêu cầu học sinh cả lớp đồng thanh đọc lại bài thơ.
HĐ 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài(8ph)
- Gọi 1 học sinh đọc khổ 1,2
- Những câu nào cho thấy Nga rất mong nhớ chú ?
- Gọi cả lớp đọc thầm khổ thơ 2,3
- Khi nhắc đến chú thái độ của ba và mẹ ra sao?
- Em hiểu câu nói của ba bạn Nga như thế nào?
- Vì sao những chiến sĩ hi sinh vì tổ quốc được nhớ mãi.
* Giáo viên chốt: Vì những chiến sĩ đó là hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập tự do của Tổ quốc. Người thân của họ và nhân dân không bao giờ quên ơn họ.
HĐ 3: Học đọc thuộc lòng bài thơ(9ph)
- Hướng dẫn học sinh học thuộc lòng bài thơ.
- Xoá dần nội dung bài thơ cho học sinh học thuộc lòng.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Tuyên dương những học sinh đã học thuộc lòng bài thơ, đọc bài hay.
HĐ 4:Củng cố - dặn dò(2ph)
- Bài thơ được viết theo thể thơ nào ?
- Nội dung bài thơ nói lên điều gì ?
- Về nhà học lại cho thuộc bài thơ, tập đọc bài thơ với giọng diễn cảm.
- Tuyên dương những học sinh học tốt, động viên học sinh còn yếu cố gắng hơn.
* Bài sau: Trên đường mòn Hồ Chí Minh
- Vì các chiến sĩ nhỏ rất xúc động bất ngờ khi nghĩ rằng mình phải rời xa chiến khu, xa chỉ huy trở về nhà, không được tham gia chiến đấu.
- Các bạn sẵn sàng chịu đựng gian khổ, sẵn sàng chịu ăn đói sống chết với chiến khu không muốn bỏ chiến khu về ở chung với tụi Tây, tụi Việt gian.
- Học sinh theo dõi giáo viên giới thiệu bài.
- Vài học sinh đọc lại đề bài
- Học sinh đọc thầm theo
-Học sinh nối tiếp đọc 2 dòng thơ từ đầu đến hết bài. Đọc 2 vòng
- Đọc từng khổ thơ theo hướng dẫn của giáo viên
- Học sinh đọc từng khổ thơ cá nhân
- Ngắt giọng đúng ở các dấu chấm, dấu phẩy và cuối mỗi dòng thơ.
Chú Nga đi bộ đội /
Sao lâu quá là lâu ! //
Nhớ chú, / Nga thường nhắc.//
Chú bây giờ ở đâu ? //
Chú ở đâu, / ở đâu ? //
Trường Sơn dài dằng dặc ? //
Trường Sa đảo nổi, / chìm ? //
Hay Kom Tum, Đắk Lắk ? //
- Yêu cầu học sinh đọc chú giải để hiểu nghĩa các từ mới SGK.
- Giải thích thêm từ: Bàn thờ là nơi thờ cúng những người đã mất, con cháu, người thân thắp hương tưởng nhớ vào những ngày giỗ, tết.
- 3 học sinh tiếp nối đọc từng khổ thơ
- Cả lớp theo dõi SGK
- Học sinh lần lượt từng em đọc 1 khổ thơ trong nhóm.
- 2 nhóm thi đọc tiếp nối
- Đồng thanh cả bài thơ
- Học sinh đọc khổ 1,2 cả lớp theo dõi SGK đọc thầm.
- Chú Nga đi bộ đội, Sao lâu quá là lâu!
- Chú bây giờ ở đâu ? Chú ở đâu ? Ở đâu ?
- Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt. Ba nhớ chú ngước lên bàn thờ, không muốn nói với con rằng chú đã hi sinh, không trở về. Ba giải thích với bé Nga. Chú ở bên Bác Hồ.
HS1: Chú đã hi sinh
HS2: Bác Hồ đã mất. Chú ở bên Bác Hồ trong thế giới những người đã khuất.
HS3: Bác Hồ không còn nữa. Chú đã hi sinh và được ở bên Bác.
- Học sinh trao đổi nhóm
- Học thuộc lòng bài thơ
- Thi đọc thuộc bài theo cá nhân.
- Thi đọc đồng thanh theo bàn
- Thơ 5 chữ, được chia thành 3 khổ, mỗi khổ có 4 câu thơ.
- Tình cảm thương nhớ và lòng biết ơn của mọi người trong gia đình em bé với liệt sĩ đã hi sinh vì tổ quốc.
	THỦ CÔNG
ÔN TẬP CHƯƠNG II: CẮT DÁN CHỮ CÁI ĐƠN GIẢN
I/Mục tiêu: 
-Biết cách kẻ, cắt, dán 1 só chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng.
-Kẻ, cắt, dán được 1 số chữ cái đơn giản có nét thẳng, nét đối xứng đã học.
(HS khéo tay:Kẻ..đượ…có nét thẳng, nét đối xứng…thẳng,đều, cân đối. Trình bày đẹp. Có thể sử dụng các chữ cái đã cắt được đẻ ghép thành chữ đơn giản khác)
II/Chuẩn bị : 
- Giáo viên: Mẫu chữ của 5 bài học trong chương II.g, hồ dán..
- Học sinh : Giấy thủ công, thước kẻ, bút chì , kéo thủ côn
 III/Các hoạt động dạy học : 
GV
HS
- Giáo viên kiểm tra dụng cụ học tập của học sinh 
- Giáo viên nhận xét - tuyên dương .
a) Em hãy cắt, dán 2 hoặc 3 chữ cái.
 b): Các chữ đã học ở chương 
 * Cách tiến hành:
- Giáo viên : lần lượt đưa từng vật. mẫu ( đặt câu hỏi để Học sinh trả lời theo các quy trình thực hiện từng sản phẩm có trong chương).
- Nhắc lại quy trình cắt chữ T, nét chữ T, T có chiều rộng là mấy ô ?
- Giáo viên bổ sung, nhắc lại KT, KN từng bài .
- Giáo viên nêu yêu cầu cần đạt
- Giáo viên : Quan sát học sinh làm bài.
* Cách tiến hành: 
- Giáo viên nêu yêu cầu trưng bày và tiêu chí nhận xét đánh giá ( tổ, cá nhân...)
- Đánh giá sản phẩm thực hành của Học sinh.
+ Hoàn thành ( B)
- Giáo viên nhận xét sự chuẩn bị tinh thần thái độ học tập, kiến thức và KN...
- Dặn dò chuẩn bị tiết học sau.
- Giấy thủ công, bút chì, thước kẻ, kéo, hồ dán...
- Học sinh trả lời quy trình thực hiện từng sản phẩm thủ công trong chương
- Học sinh tự chọn làm từ 2 hoặc 3 chữ đã học.
- Học sinh làm bài kiểm tra .
-Thực hành
- Học sinh trưng bày.
- Học sinh tự đánh giá bài của bạn.
- HS lắng nghe.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
 ÔN TẬP: XÃ HỘI
I. Mục tiêu
-Kể tên một số kiến thức đã học về xã hội.
-Biết kể với bạn về gia đình nhiều thế hệ, trường học và cuộc sống xung quanh
II/Chuẩn bị :

File đính kèm:

  • docThứ 4.doc