Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ ba năm 2011

I. Mục tiêu:

- Biết cách đo , cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài

- Biết So sánh các số đo độ dài.

* HS làm được bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10.

II/Chuẩn bị :

GV: thước đọc độ dài.

HS: vở BT, SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1084 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án lớp 3 - Tuần 10, thứ ba năm 2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ Ba ngày 25 tháng 10 năm 2011
TOÁN
THỰC HÀNH ĐO ĐỘ DÀI (TT)
I. Mục tiêu: 
- Biết cách đo , cách ghi và đọc được kết quả đo độ dài 
- Biết So sánh các số đo độ dài.
* HS làm được bài tập cộng, trừ trong phạm vi 10.
II/Chuẩn bị : 
GV: thước đọc độ dài.
HS: vở BT, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định
2.K/tra b/cũ: (3')
- Gọi 3 học sinh lên bảng vẽ đoạn thẳng AB = 7cm; CD = 6 cm, MN = 1dm 4cm 
- Nhận xét, chữa bài và cho điểm học sinh
3.Bài mới: (30') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn thực hành
Bài 1: - gọi HS đọc đề.
- Giáo viên đọc mẫu dòng đầu, sau đó cho học sinh tự đọc các dòng sau.
* Cho HS làm bài tập: 
B1/ 2+4=; 7+3=; 4+5=; 8+1=; 9+1=; 6+4
B2/ 10-9=; 5-4=; 7-3=; 8-5=; 9-2=; 6-4=;
Hỏi: + Minh cao mấy m, mấy cm?
 + Nam cao mấy m, mấy cm?
 + Trong 5 bạn trên bạn nào cao nhất?
 + Bạn nào thấp nhất?
- Theo dõi bổ sung.
Bài 2: Gọi HS đọc đề.
- Chia lớp thành 3 nhóm, mỗi nhóm 6 HS 
- HD các bước làm 
- HS thực hành theo nhóm 
- Gọi đại diện nhóm trình bày 
Hỏi: + Ở tổ em, bạn nào cao nhất?
 + Bạn nào thấp nhất?
- Theo dói bổ sung, nhận xét.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
- Yêu cầu học sinh về nhà luyện tập thêm về so sánh các số đo độ dài
- Nhận xét tiết học
- Bài sau: Luyện tập chung
- 3 học sinh làm bài trên bảng
- Cả lớp làm bảng con
- Nghe GV giới thiệu bài.
- Nghe, 4 em nối tiếp nhau đọc trước lớp
* CN làm vở.
- Trả lời ,bổ sung 
- So sánh và trả lời
- Bạn Hương cao nhất
- Bạn Nam thấp nhất
- Chú ý 
- Thực hành theo nhóm
- Các nhóm thực hành đo và đọc kết quả đo được trước lớp.
- Lớp nhận xét
- CNTL, lớp bổ sung.
- Chú ý
CHÍNH TẢ
NGHE VIẾT: QUÊ HƯƠNG RUỘT THỊT
I/Mục tiêu: 
- Nghe- Viết đúng bài CT, trình bày đúng bài văn xuôi
- Tìm và viết được tiếng có vần oai/oay (BT2)
- Làm được BT3 a/b.
* HS viết được k, kì cọ.
II/Chuẩn bị : 
- Giấy khổ to hoặc bảng để học sinh thi tìm có tiếng chứa vần oai /oay 
- Bảng lớp viết sẵn câu văn bài tập 3a, 3b
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định:
2.K/tra b/cũ: (3') 
- Giáo viên cho học sinh tự tìm từ có vân uôn/uông.
- Nhận xét , cho điểm
3.Bài mới: (30') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Hướng dẫn học sinh viết chính tả:
a. Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc toàn bài một lượt gọi vài em đọc lại.
* Cho HS viết: k, kì cọ. 
- Hướng dẫn học sinh nắm nội dung bài:
+ Vì sao chị Sứ rất yêu quê hương mình ?
+ Nội dung bài này nói gì ?
- Hướng dẫn học sinh nhận xét chính tả
+ Chỉ ra những chữ viết hoa trong bài ?
+ Cho biết vì sao phải viết hoa chữ ấy ?
- Hướng dẫn học sinh viết tiếng khó dễ lẫn: Da dẻ, ngày xưa, ruột thịt, biết bao
- Giáo viên theo dõi uốn nắn
HĐ2. Nghe - viết.
- Đọc lại bài viết lần 2.
- Đọc thong thả cho học sinh chép bài vở.
- Đọc cho học sinh dò lại bài.
- Cho HS đổi vở chữa bài.
c. Chấm chữa bài
- Chấm từ 5 - 7 bài
- Nhận xét về ND viết và cách trình bày bài.
HĐ 3: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài tập 2: Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu bài
- Cho HS làm bảng con theo tổ.
- Theo dõi ghi kết quả, nhận xét tuyên dương tổ thắng.
Bài tập 3a	
- Thi đọc theo SGK từng nhóm 
- Sau đó cử người đọc đúng và nhanh nhất thi đọc với nhóm khác.
- Giáo viên nhận xét
Bài tập 3b: (NC) HDHS về nhà làm
- Giáo viên kết hợp củng cố cách viết phân biệt thanh hỏi / thanh ngã, vần uôi/uôn.
* Theo dõi uốn nắn thêm.
4. Củng cố - dặn dò: (2')
* Giáo viên nhận xét tiết học , dặn học sinh về nhà viết lại cho nhanh và đẹp
- 2 em viết BL, lớp viết BC.
- Lớp nhận xét
- Học sinh theo dõi SGK 
- 2 em đọc lại
* CN viết vở.
- Trả lời ,nhận xét 
- TL: Quê, Chị, Sứ, Chính, Và.
- Các chữ đầu tên bài, đầu câu và tên riêng.
- Học sinh viết bảng con
- Nghe
- Lớp viết bài vào vở tập
- Lớp tự soát lỗi.
- Các cặp soát lỗi nhau.
- CN đọc yêu cầu 
- Các em làm BC theo tổ.
- Nhận xét bổ sung.
- Học sinh đọc thi đua giữa các nhóm 
- 2 đại diện thi đọc.
- Học sinh nhận xét nhóm đọc hay
- CN làm vào vở ở nhà
- Lắng nghe.
TỰ NHIÊN & XÃ HỘI
CÁC THẾ HỆ TRONG MỘT GIA ĐÌNH
I. Mục tiêu:
- Nêu được các thế hệ trong một gia đình 
- phân biệt được các thế hệ trong gia đình .
- Giới thiệu được các thành viên trong gia đình của bản thân học sinh.
II/Chuẩn bị : 
GV: 
HS: Mỗi một học sinh mang một ảnh chụp gia đình mình.
III. Các hoạt động dạy học:
GV
HS
1.Ổn định:
2.K/tra b/cũ:(2')
3.Bài mới: (30') - Giới thiệu và ghi đề 
HĐ 1: Tìm hiểu gia đình
Hỏi: Trong gia đình em, ai là người nhiều tuổi nhất, ai là người ít tuổi nhất ?
Kết luận: Như vậy trong mỗi gia đình thưòng có nhiều các lứa tuổi khác nhau cùng chung sống.
VD: Ông bà, bố mẹ, anh chị em và em.
- Những người ở các lứa tuổi khác nhau đó được gọi là các thế hệ trong một gia đình.
Quan sát tranh thảo luận nhóm 
- Chia lớp thành các nhóm 
- Phát các ảnh về gia đình cho các nhóm.
- Y/C các nhóm thảo luận theo các CH sau:
+ Ảnh có những ai ? Em hãy kể tên các người đó.
+ Ai là người nhiều tuổi nhất? ít tuổi nhất trong bức ảnh đó?
+ Gia đình trong ảnh có mấy thế hệ ? Mỗi thế hệ có bao nhiêu người ?
 Giáo viên nhận xét các nhóm học sinh
Kết luận: Trong một gia đình có thể có nhiều hoặc ít thế hệ cùng chung sống. .
HĐ 2: Gia đình các thế hệ.
- Y/CHS quan sát các tranh vẽ/ 38, 39 thảo luận các câu hỏi sau:
+ Trang 38 nói về gia đình ai ? Gia đình đó có bao nhiêu người, bao nhiêu thế hệ ?
 + Trang 39 nói về gia đình ai ? Gia đình đó có bao nhiêu người ? Bao nhiêu thế hệ ?
Kết luận: Trang 38, 39 ở đây GT về hai GĐ bạn Minh và bạn Lan. GĐ Minh có 3 thế hệ cùng chung sống.
- Còn gia đình bạn Lan chỉ có 4 người gồm có bố mẹ, Lan và em trai. Gia đình bạn có 2 thế hệ bạn cùng chung sống.
- Giáo viên đặt các câu hỏi cho cả lớp: 
+ Theo các em trong mỗi gia đình có thể có bao nhiêu thế hệ ?
- Giáo viên ghi lên bảng các câu trả lời chung nhất của học sinh.
Kết luận: Như vậy, mỗi một GĐ có thể có 1,2 hoặc nhiều thế hệ cùng chung sống. GĐ 1 thế hệ là GĐ chỉ có vợ chồng, chưa có con. GĐ 2 thế hệ là GĐ có bố mẹ và con cái. GĐ nhiều thế hệ là GĐ ngoài bố mẹ con cái.......
HĐ 3: Giới thiệu gia đình mình.
- Y/CHS GT về GĐ mình theo cách sau:
+ Giới thiệu các thành viên trong gia đình.
+ GĐ có mấy thế hệ ? 
- Nhận xét ,tuyên dương 
4. Củng cố - dặn dò: (3')
- Nhận xét tiết học 
- Chuẩn bị bài :Họ nội , họ ngoại
- CN trả lời .
- Chú ý lắng nghe.
- Học sinh hoạt động theo nhóm 6.
- Tiến hành thảo luận nhóm, ghi kết quả thảo luận ra giấy.
- Đại diện các nhóm nêu kết quả thảo luận lên bảng, trình bày trước lớp.
- Các nhóm khác theo dõi, bổ sung nhận xét.
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ
- Lớp quan sát tiến hành thảo luận cặp theo các yêu cầu của giáo viên.
- Đại diện 3 – 4 cặp đôi trình bày trước lớp một bạn trả lời một câu hỏi .
- Các học sinh khác theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe
- CNTL, lớp bổ sung.
- Lớp, theo dõi, nhận xét
- Học sinh lắng nghe, ghi nhớ.
- Học sinh lên bảng giới thiệu về gia đình mình.
- Nghe

File đính kèm:

  • docThứ 3.doc
Giáo án liên quan