Giáo án lớp 3 năm học 2014 – 2015

) Mục tiêu: giúp HS :

- Giúp HS: Biết cách đọc, viết, so sánh số các số có ba chữ số

 II) Đồ dùng dạy học:

- Viết sẵn nội dung các bài tập 1,2 như trong SGK.

 III) Các hoạt động dạy học:

 

doc41 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 3 năm học 2014 – 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t cộng trừ các số có ba chữ số (không nhớ)
-Biết giải bài toán về “tìm x” giải bài toán có lời văn (có một phép trừ)
 II) Đồ dùng dạy học :
-4 hình tam giác (bộ đồ dùng học toán lớp 3)
 III.Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
 1) Kiểm tra
-Kiểm tra 3,4 vở bài ở nhà của HS 
- Chữa bài tập 5 - SGK
-Nhận xét cho điểm động viên
 2) Bài luyện tập
Tổ chức cho HS lần lượt làm các bài tập trong SGK trang 4
 Bài 1:(làm vở)
a)324 + 405 761 + 128 25 + 721
b)646 – 302 666 – 333 485 - 72
-Yêu cầu HS tự làm bài và từng HS nêu các phép tính.
-Nhận xét ,chữa bài .
Bài 2: Làm bảng con
Tìm x
a) x - 125 = 344
b) x + 125 = 266
-Chữa bài, yêu cầu HS nêu lại cách làm đối với mỗi phép tính và nhắc lại cách tìm số hạng chưa biết; số bị trừ chưa biết.
VD:
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta làm thế nào?
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta làm thế nào?
Bài 3: Làm vở
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
- Nhận xét, chữa bài.
 Bài 4: Thực hành trên đồ dùng
Xếp 4 hình tam giác hành hình con cá
-GV theo dõi và giúp đỡ các em để các em có thể hình dung được hình cần ghép (không yêu cầu HS yếu thực hiện nội dung bài tập này - chỉ giúp các em quan sát bạn thực hành và tự xếp khi ở nhà)
-Nhận xét, khen HS xếp nhanh và đúng
 3) Củng cố- Dặn dò
-Nhận xét chung giờ học.
-Dặn làm lại các BT trong SGK
-2 HS lên bảng chữa BT 5.
-1 HS nhận xét.
-HS mở SGK trang 4, làm các bài tập theo h/dẫn của GV.
-Nêu yêu cầu: Đặt tính rồi tính:
-HS tự làm bài vào vở.
a) 324 761 25
 +405 + 128 +721
 729 889 746
b) 646 666 485
 - 302 - 333 - 72
 343 333 413 
HS đổi vở kiểm tra kết quả.
-1 HS nêu yêu cầu và đọc nội dung trong từng tính.
 - HS lần lượt thực hiện từng phép tính trên bảng con.
a) x – 125 = 344
 x = 344 + 125
 x = 469
b) x + 125 = 266
 x = 266 - 125
 x = 141
+ Muốn tìm số hạng chưa biết ta lấy tổng trừ số hạng kia.
+ Muốn tìm số bị trừ chưa biết ta lấy hiệu cộng với số trừ.
- Đọc đề toán : 3,4 HS
- Tóm tắt : lớp viết vào vở, 1 HS tóm tắt trên bảng.
 Có  : 285 người
Nam : 140 người
Nữ : ..... người ? 
-Lớp tự giải vào vở.
-1 HS làm bảng lớp:
Bài giải
Đội đồng diễn có số vận động viên nữ 
285 - 140 = 145( người)
Đáp số: 145 người
- Nêu yêu cầu: Xếp hình
__________________________________________
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN VỀ TỪ CHỈ SỰ VẬT – SO SÁNH
 I) Mục đích, yêu cầu:
- Xác định được các từ ngữ chỉ sự vật
- Bước đầu làm quen với biện pháp tu từ:
+ Tìm được những sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn, câu thơ.
+ Nêu được hình ảnh so sánh mình thích và lý do mình thích hình ảnh đó.
 II) Đồ dùng dạy học:
-Chép bảng lớp nội dung bài tập 1, 2.
-Vở bài tập.
 III) Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1) Giới thiệu và nêu tác dụng của phân môn LTVCđối với các môn học khác và với cuộc sống hằng ngày.
2) Dạy bài mới:
a) Giới thiệu bài
- Hàng ngày, khi nhận xét, miêu tả một sự vật, hiện tượng nào đó. Các em đã biết nói theo cách so sánh đơn giản. VD: Bạn A cao hơn bạn B….
Gìơ học hôm nay chúng ta tiếp tục ôn lại các từ chỉ sự vật. Sau đó sẽ làm quen với những hình ảnh so sánh đẹp trong các câu văn, câu thơ qua đó rèn luyện óc quan sát. Ai có óc quan sát tốt, ngườin đó sẽ biết so sánh hay.
-Ghi đầu bài: Ôn về từ chỉ sự vật. So sánh
 b) Hướng dẫn làm bài tập
 Bài 1: Làm miệng
Tìm các từ chỉ sự vật trong các dòng thơ sau: Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai.
-Yêu cầu HS làm mẫu ở dòng thơ 1
- Nhận xét và gợi ý:
+Người hay bộ phận cơ thể người cũng là sự vật.
-Yêu cầu HS gạch chân các từ chỉ sự vật ở mỗi dòng thơ.
- GV có thể giải thích thêm: từ “em” cũng là từ chỉ sự vật.
Bài 2: Làm vở:
-GV nêu yêu cầu của bài: Tìm những sự vật được so sánh với nhau trong mỗi câu văn , câu thơ sau.
a) Hai bàn tay em
 Như hoa đầu cành
b) Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch.
c) Cánh diều như dấu “á”
 Ai vừa tung lên trời
d) Ơ, cái dấu hỏi
 Trông ngộ ngộ ghê
 Như vành tai nhỏ
 Hỏi rồi lắng nghe
-Yêu cầu HS tự làm bài vào vở.
-GV theo dõi và giúp đỡ nhóm còn lúng túng.
-GV chốt lời giải đúng.
b) Mặt biển được so sánh với tấm thảm khổng lồ.
c) Cánh diều được so sánh với dấu “á”
d) Dấu hỏi được so sánh với vành tai nhỏ
* Kết luận: Các tác giả quan sát rất tài tình đã phát hiện ra các sự giống nhau giữa các sự vật xung quanh chúng ta.
Bài 3: Làm vở:
(lưu ý:cần nêu lí do thích hình ảnh đó)
3) Củng cố- dặn dò
-Nhận xét chung giờ học 
- HS lắng nghe 
-HS ghi bài vào vở.
-Mở SGK làm các bài tập.
- 1 HS đọc to yêu cầu trước lớp. Lớp đọc thầm.
- Làm mẫu: Tay em đánh răng
-HS thực hành.
-2,3 HS lên bảng gạch chân các từ cần tìm.
-Lớp nhận xét, chữa bài.
 Tay em đánh răng
 Răng trắng hoa nhài.
 Tay em chải tóc
 Tóc ngời ánh mai. 
-2 HS nhắc lại yêu cầu và đọc nội dung các câu văn
-1 HS làm mẫu phần a.
Hai bàn tay em được so sánh với hoa đầu cành
- Tự làm bài vào vở
-3 HS lên bảng gạch chân các hình ảnh được so sánh.
-Lớp nhận xét
-Chữa bài vào vở.
- HS tự nêu ý kiến của mình và giải thích tại sao thích.
______________________________
ĐẠO ĐỨC
KÍNH YÊU BÁC HỒ ( tiết 1)
 I) Mục tiêu:
- HS biết :
+Công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc.
+Tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và của thiếu nhi đối với Bác Hồ.
- Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
- HS có tình cảm và kính yêu Bác Hồ.
 II) Tài liệu và phương tiện
-Tranh minh hoạ (phóng to) về Bác Hồ với thiếu nhi và thiếu nhi với Bác Hồ.
-Vở BT đạo đức
 II) Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1)Khởi động:
- Yêu cầu HS hát bài: “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng” – Nhạc và lời Phong Nhã.
- Giới thiệu bài: Chúng ta vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là người như thế nào? Vì sao thiếu nhi lại yêu quý và kính yêu Bác Hồ. Chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài đạo đức.
-Ghi đầu bài
2) Nội dung:
a) Hoạt động 1 : Thảo luận nhóm
- Chia nhóm, cử trưởng nhóm và giao việc cho từng nhóm.
+ Mỗi nhóm quan sát một bức tranh tìm hiểu nội dung và đặt tên cho bức tranh đó.
-Gắn bảng từng tranh phóng to
-Yêu cầu HS trao đổi về các nội dung:
+ Bác sinh ngày, tháng, năm nào?
+ Bác Hồ còn có tên gọi nào khác?
+ Quê Bác ở đâu?
+Tình cảm của Bác đối với các cháu thiếu niên nhi đồng như thế nào?
+ Bác đã có công lao to lớn như thế nào đối với đất nươc, dân tộc ta?
* Kết luận: Bác Hồ tên là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta. Bác là vị Chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, người đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam. Bác có nhiều tên gọi khác nhau như: Anh Ba, Nguyễn Tất Thành ...Nhân dân ta ai cũng yêu quý và biết ơn Bác Hồ.
b) Hoạt động 2: Kể chuyện
-GV kể câu chuyện Các cháu vào đây với Bác.
-Yêu cầu HS thảo luận theo các câu hỏi sau:
+ Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của Bác Hồ đối với các cháu thiếu nhi như thế nào?
+Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ?
GV nhận xét và kết luận:
 Các cháu thiếu nhi rất yêu quý Bác Hồ và Bác Hồ cũng rất quan tâm đến các cháu thiếu nhi. để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ, thiếu nhi cần ghi nhớ và làm tốt năm điều Bác Hồ dạy.
c) Hoạt động 3 : Tìm hiểu về Năm điều Bác Hồ dạy.
- Yêu cầu một số HS đứng tại chỗ đọc nội dung các điều dạy của của Bác. GV ghi nhanh lên bảng.
1. Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
2. Học tập tốt, lao động tốt.
3. Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt.
4. Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
5. Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm.
-Yêu cầu HS thảo luận và tìm một số biểu hiện cụ thể của một trong 5 điều Bác dạy.
-Yêu cầu trình bày trước lớp. 
-Tuyên dương nhóm có nhiều nội dung hợp lí và hay.
3) Hướng dẫn thực hành:
-Ghi nhớ và làm theo 5 điều Bác dạy
-Dặn chuẩn bị cho giờ học sau (sưu tầm tranh, ảnh, câu chuyện về Bác Hồ).
2 HS trả lời. 
-Ghi đầu bài.
- Nhận nhiệm vụ và thảo luận.
- HS mở vở bài tập đạo đức (trang 2).
- Các nhóm thảo luận.
-Đại diện từng nhóm lên bảng giới thiệu về bức ảnh của nhóm mình.
-Lớp thảo luận và trả lời trước lớp.
+ Ngày19 tháng 5 năm 1890
+ Anh Ba, Nguyễn Tất Thành ...
+ Nam Đàn – Nghệ An
+Bác rất yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng.
+ Bác đã công khai sinh ra nước ta
-Lắng nghe.
-1 HS giỏi đọc câu chuyện trong vở BT - Lớp mở vở theo dõi.
-Thảo luận nhóm và đưa ra ý kiến:
+ Bác rất yêu quý các cháu thiếu niên nhi đồng, Bác luôn dành những gì tốt đẹp nhất cho các cháu.
+ Thiếu niên, nhi đồng phải kính trọng và biết ơn Bác Hồ.
-HS đọc nội dung bài.
-5 HS nêu nội dung của 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
-Thảo luận nhóm đôi và trình bày ý kiến.
____________________________________
TIẾNG ANH
(GV bộ môn)
____________________________________
Buổi chiều
TIN HỌC
(GV bộ môn)
_______________________________________
THỦ CÔNG
GẤP TÀU THUỶ HAI ỐNG KHÓI (tiết 1)
 I) Mục tiêu: 
 -Biết cách gấp tàu thuỷ có hai ống khói.
- Gấp được tàu thuỷ có hai ống khói. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng. Tàu thuỷ tương đối cân đối (Đối với HS khéo tay cần gấp như trên nhưng sản phẩm cân đối)
 II) Chuẩn bị:
- Mẫu sản phẩm : tàu thuỷ có hai ống khói.
- Giấy màu, kéo, hồ dán, thước kẻ.
- Giấy khổ lớn để trưng bày sản phẩm.
 III) Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy của thầy
Hoạt động học của trò
1) Kiểm tra:
-Kiểm tra các đồ dùng chuẩn bị cho giờ thủ công.
-Nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức chuẩn bị tốt.
2)Nội dung
GV nêu lại yêu cầu của giờ học và ghi đầu bài lên bảng lớp.
a) Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét.
-GV gắn bảng sản phẩm mẫu.
 + Giới thiệu để HS có nhận xét thật sát với sản phẩm mẫu.
Tàu được gấp bằng gì?
Tàu có hình dạng giống cái gì?
Đặc điểm của tàu thuỷ như thế nào?
 Tàu thuỷ dùng để làm gì?
+ GV giải thích: Hình mẫu trên bảng chỉ dùng làm đồ chơi. Trên thực tế tàu thuỷ được làm bằng sắt và có kích thước rất lớn. Tàu thuỷ thường dùng để chở hàng, chở khách du lịch,...trên sông biển.
-Hướng dẫn cho HS tìm ra cách gấp tàu thuỷ
b) Hoạt động 2 : Hướng dẫn mẫu

File đính kèm:

  • doctuan 1.doc
Giáo án liên quan