Giáo án lớp 2 - Tuần 16

I. Mục đích: Học sinh cần đạt:

1. Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:

- Đọc trơn toàn bài. Biết nghỉ hơi sau các dấu câu và giữa những cụm từ dài.

- Biết đọc phân biệt giọng kể, giọng đối thoại.

- Học sinh yếu đọc trơn đoạn 1, 2

2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu:

- Hiểu nghĩa của các từ ngữ mới: tung tăng, vẫy đuôi

- Hiểu nghĩa các từ chú giải.

- Nắm được diễn biến của câu chuyện.

- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Sự gần gũi đáng yêu về tình thân giữa một bạn nhỏ với con chó nhà hàng xóm, nêu bật vai trò của các vật nuôi trong đời sống tình cảm trẻ em.

 

doc32 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 1199 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lớp 2 - Tuần 16, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc đúng các số chỉ giờ.
- Biết nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cột, các dòng.
- Đọc chậm rãi, rõ ràng, rành mạch.
- H/s yếu đọc đúng từ khó: thời gian biểu, vệ sinh cá nhân.
2. Rèn kĩ năng đọc – hiểu.
- Hiểu từ thời gian biểu.
- Hiểu tác dụng của thời gian biểu (giúp người ta làm việc có kế hoạch) nêu cách lập thời gian biểu, từ đó biết lập thời gian biểu cho hoạt động của mình.
* Luôn có ý thức thực hiện đúng thời gian biểu của mình.
II. Đồ dùng dạy học.
Bảng phụ viết câu khó cần hướng dẫn học sinh luyện đọc.
III. Lên lớp:
* Giáo viên
* Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- 4 HS tiếp nối nhau đọc 4 đoạn truyện Con chó nhà hàng xóm trà lời câu hỏi 
B. Bài mới: (34’)
 1. Giới thiệu bài: Thời gian biểu.
 2. Luyện đọc.
- GV đọc mẫu toàn bài. 
a. Đọc từng câu.
- H/s đọc nối tiếp từng câu 
- H/s yếu đọc từ khó: thời gian biểu, vệ sinh cá nhân
b. Đọc từng đoạn trước lớp: 4 đoạn
 - Đoạn 1: Tên bài và buổi sáng
 - Đoạn 2: Buổi trưa
 - Đoạn 3: Buổi chiều
 - Đoạn 4: Buổi tối
* Luyện đọc đoạn khó:
- Gọi 1 em đọc từ chú giải ở SGK
* Giảng từ:
- H/s đọc nối tiếp từng đoạn
- Sáng//.
6 giờ đến 6 giờ 30 phút/ ngủ dậy tập thể dục/ vệ sinh cá nhân//.
- Thời gian biểu: lịch để làm việc
c. Đọc từng đoạn trước nhóm.
d. Thi đọc giữa các nhóm. (đọc từng đoạn, cả bài)
 3. Hướng dẫn tìm hiểu bài. 
 Cho h/s đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi:
* Câu 1: ( h/s yếu )
 Đây là lịch làm việc của ai ?
- Ngô Phương Thảo học sinh lớp 2A, trường TH Hòa Bình.
* Câu 2: 
 Em hãy kể các việc Phương Thảo làm hằng ngày?
- Giáo viên nhận xét
- H/s nêu nối tiếp
- Các em khác bổ sung
* Câu 3: ( H/s khá, giỏi )
 Phương Thảo ghi các việc cần làm vào Thời gian biểu để làm gì?
- Để bạn nhớ việc và làm các việc một cách thong thả, tuần tự, hợp lí, đúng lúc.
* Câu 4: 
 Thời gian biểu ngày nghỉ của Thảo có gì khác ngày thường ?
- 7h – 11h: đi học, thứ bảy, học vẽ, chủ nhật: đến nhà bà.
* Thi tìm nhanh, đọc tốt:
 Các nhóm lần lượt thi đọc- Sau đó thi đọc giữa các nhóm. 
1 em đọc thời gian, các bạn trong nhóm tìm công việc
 4. Củng cố – dặn dò:	(1’)
	- Thời gian biểu có tác dụng gì?
Thời gian biểu giúp người ta sắp xếp thời gian làm việc hợp lí, có kế hoạch, làm cho công việc đạt kết quả.
* Các em cần lập thời gian biểu và thực hiện đúng theo thời gian biểu của mình.
 - Nhận xét chung
Tiết 2: Luyện từ và câu
Bài: 	TỪ CHỈ TÍNH CHẤT. CÂU KIỂU: AI THẾ NÀO?
 	TỪ NGỮ VỀ VẬT NUÔI
I. Mục đích. H/s cần đạt:
- Bước đầu hiểu từ trái nghĩa. Biết dùng những từ trái nghĩa và tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu. Ai (cái gì, con gì) thế nào ?
- Mở rộng vốn từ về vật nuôi.
* Các em có ý thức bảo vệ vật nuôi.
II. Đồ dùng dạy học.
- Bảng phụ viết nội dung Bài tập 1, mô hình kiểu câu ở bài tập 2.
- Tranh minh họa các con vật hay tranh phóng to.
III. Lên lớp:
* Giáo viên
* Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
Kiểm tra 1 học sinh làm lại BT2 
2 học sinh làm bài tập 3- Tuần15
B. Bài mới: (34’)
 1. Giới thiệu bài: Từ chỉ tính chất – Kiểu câu – Ai thế nào ?
 2. Hướng dẫõn làm bài tập.
* Bài tập 1: (Miệng)
- Cho thảo luận nhóm và nêu nối tiếp
 Tìm từ trái nghĩa với mỗi từ sau: tốt, ngoan, nhanh, trắng, cao, khỏe.
- tốt / xấu, ngoan / hư, nhanh / chậm, trắng / đen, cao / thấp, khỏe / yếu.
* Bài tập 2: (Miệng)
- Cho thảo luận nhóm và viết vào giấy nháp
- Gọi 2 em lên bảng
 Chọn một cặp từ trái nghĩa ở bài tập 1, đặt câu về mỗi từ trong cặp từ trái nghĩa đó.
- Nhận xét đánh giá bài trên bảng
- M: Cái bút này rất tốt.
 Bé Nga ngoan lắm.
 Chiếc áo rất trắng.
* Bài tập 3: (Viết)
Viết tên các con vật trong hình.
- Chấm chữa bài
- Cho h/s làm vào vở
- Quan sát tranh SGK
- gà trống, vịt, ngan, ngỗng, bồ câu, bê, cừu, thỏ, bò, trâu.
3. Củng cố – dặn dò: 	(1’)
	- Các vật nuôi có ích cho gia đình các em cần như thế nào?
* Các em cần có ý thức bảo vệ vật nuôi.
 Nhận xét tiết học – Khen ngợi.
Tiết 3: Tập viết
Bài:	CHỮ HOA: O
I. Mục đích. H/s cần đạt:
Rèn kĩ năng viết chữ:
- Biết viết chữ hoa O theo cỡ vừa và nhỏ.
- Viết cụm từ ứng dụng Ong bay bướm lượn, cỡ nhỏ, đúng mẫu đẹp và nối chữ đúng qui định.
* H/s liên tưởng đến vẽ đẹp của thiên nhiên qua nội dung câu ứng dụng
II. Đồ dùng dạy học:
 - Mẫu chữ O đặt trong khung chữ. 
 - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ cỡ nhỏ.
III. Lên lớp:
* Giáo viên
* Học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 	
- 3 em viết chữ hoa N . Sau đó học sinh nhắc lại thành ngữ đã viết ứng dụng tuần trước. Viết bảng con: Nghỉ. 
B. Bài mới: 
 1. Giới thiệu bài: Chữ hoa O.
 2. Hướng dẫn viết chữ hoa.
a. Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét chữ hoa O cỡ vừa. 
 - Độ cao của cỡ chữ?
 - Gồâm mấy nét? 
- Chữ hoa O cỡ vừa cao 5 li
- 1 nét cong kín
- Hướng dẫn học sinh viết bảng con chữ hoa O cỡ vừa.
b. Giới thiệu cụm từ ứng dụng: “ Ong bay bướm lượn ” có nghĩa là tả cảnh ong bướm tìm hoa. 
* Hỏi: Câu văn gợi cho em nghĩ đến cảnh vật thiên nhiên như thế nào?
Đây là vẻ đẹp thiên nhiên các em hãy tương tượng để cảm nhận nó.
- Phân tích độc cao của các con chữ:
- Hướng dẫn học sinh viết vào vở tập viết.
- Chấm, sửa bài.
 Ong bay bướm lượn
- Nêu nối tiếp
O, g, b, y : 2.5 li
a, ư, ơ, n :1 li
l : 1.75 li
3. Củng cố – dặn dò:	(1’)
	- Thi viết lại chữ hoa O cỡ vừa và nhỏ
 * H/s liên tưởng đến vẽ đẹp của thiên nhiên qua nội dung câu ứng dụng
 - Giáo viên nhận xét. 
Tiết 4:Toán
Bài: 	NGÀY, THÁNG
I. Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết được tên các ngày trong tháng.
- Bước đầu biết xem lịch: Biết đọc thứ, ngày, tháng trên một tờ lịch.
- Làm quen với đơn vị đo thời gian: Ngày, tháng (nhận biết tháng 11 có 30 ngày, tháng 12 có 31 ngày).
- Củng cố nhận xét về các đơn vị đo thời gian: ngày, tuần, lễ.
II. Đồ dùng dạy học:
Tờ lịch tháng 11, tờ lich ở SGK.
III. Lên lớp:
A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
B. Bài mới: (34’)
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài:
- 3 em thực hành quay kim đồng hồ chỉ: 9 giờ sáng, 22 giờ đêm, 18 giờ chiều.
 a. Giới thiệu cách đọc tên các ngày trong tháng.
Giáo viên treo tờ lịch tháng 11 lên bảng và giới thiệu:
Đây là tờ lịch ghi các ngày trong tháng 11.
Vậy ngày 20 tháng 11 là ngày thứ mấy?
Tiếp tục chỉ vào các ngày trong tờ lịch cho các em tìm thứ trong tuần và ngược lại.
Tháng 11 bắt đầu từ ngày nào và kết thúc ngày nào?
Vậy tháng 11 có bao nhiêu ngày?
- Quan sát tờ lịch và trả lời nối tiếp
- Nêu nối tiếp
- Bắt đàu ngày 1, kết thúc ngày 30.
- Tháng 11 có 30 ngày.
3. Thực hành:
* Bài 1: 
 Đọc – Viết (theo mẫu).
 - Chấm sửa bài
- Thực hiện vào vở
* Bài 2: 1HS đọc yêu cầu bài
 Xem tờ lịch ở trong sách và nêu các ngày còn thiếu?
- 2, 3, 6, 8, 11, 12, 15, 17,20, 23, 24, 27, 30.
- Xem tờ lịch trên rồi tiếp tụccho biết (SGK):
Ngày 22/12 là thứ mấy ?
- Ngày 22/12 là thứ hai.
Ngày 25/12 là thứ mấy ?
- Ngày 25/12 là thứ năm.
- Trong tháng 12 có mấy ngày chủ nhật ? Đó là những ngày nào ?
- Có 4 ngày chủ nhật: 7, 14, 21, 28.
- Tuần này, thứ sáu là ngày 19/12. Tuần sau, thứ sáu là ngày nào ?
- Thứ sáu liền sau ngày 19/12 là ngày 26/12
- Thứ sáu liền trước ngày 19/12 là ngày nào ?
- Thứ sáu liền trước ngày 19/12 là ngày 12/12
4. Củng cố – dặn dò:	 (1’)
 Cần biết quý trọng thời gian.
Nhắc nhở học sinh làm bài chưa xong về nhà làm tiếp.
Nhận xét – Khen ngợi. 
Tiết 5: Đạo đức
 Bài: GIỮ TRẬT TỰ VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
(Tiết 1)
I. Mục tiêu: Học sinh cần đạt:
 	 1. Học sinh hiểu được: 
- Vì sao cần giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
- Cần làm gì và cần tránh những việc gì để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
 	2. Học sinh biết giữ gìn trật tự, vệ sinh những nơi công cộng. 
 	 3. Học sinh có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
* Học sinh biết tham gia và nhắc nhở bạn bè giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh, góp phần bảo vệ môi trường.
II. Tài liệu và phương tiện:
 Tranh SGK
III. Lên lớp:
 A. Kiểm tra bài cũ: (5’)
 + Vì sao chúng ta cần giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
 + Em đã làm gì giữ gìn trường lớp sạch đẹp?
 B. Bài mới: (34’)
 1. Giới thiệu bài:
 2. Giảng bài:
* Giáo viên
* Học sinh
 a. Hoạt động 1: 12’
 Phân tích tranh.
 * Mục tiêu: Giúp hs hiểu được 1 biểu hiện cụ thể về giữ gìn trật tự nơi công cộng.
+ Nội dung tranh vẽ gì?
+ Việc chen lấn xô đẩy như vậy có tác dụng gì.
+ Qua sự việc này em rút ra được điều gì? 
* Kết luận: 
 1 số học sinh chen lấn, xô đẩy như vậy làm ồn ào, gây cản trở cho việc biểu diễn văn nghệ. Như thế là làm mất trật tự nơi công cộng.Đây là việc không nên làm. Vì vậy các em cần biết tự giác và nhắc nhở mọi người giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.Có như thê là làm cho môi trường nơi công cộng trong lành, sạch đẹp, văn minh góp phần bảo vệ môi trường.
b. Hoạt động 2: 12’
 Xử lí tình huống.

File đính kèm:

  • docT 16.doc
Giáo án liên quan