Giáo án lớp 1 - Tuần 1
I- Mục đích yêu cầu:
Giúp HS làm quen với bộ ghép học vần ,cách cầm bảng con ,cách cài chữ cái vào bảng cài .Nhận biết những việc thường làm trong giờ học vần.
HS có ý thức xây dựng nề nếp học tập môn TV
II- Đồ dùng:
Bộ đồ dùng môn TV của gv và hs,Sgk ,vở tập viết , bảng con.
III- Hoạt động dạy học :
ồ vật cụ thể III- Hoạt động dạy học: 1, Giới thiệu bài :(3p) 2,Hoạt động 1 (10p) So sánh số lượng về 2nhóm đồ vật (cốc, thìa …) Gv đưa ra 4 thìa , 5 cốc Gọi 1hs lên đặt mỗi thìa vào 1 cốc Còn cốc nào chưa có thìa ? Từ đó để hs nêu: số cốc > số thìa Số thìa < số cốc 3,Hoạt động 2: (20p) So sánh các nhóm rồi nối các đối tượng. Hs quan sát hình vẽ sgk ,so sánh số lượng 2 nhóm đối tượng. Vd: Ta nối 1 chỉ nối với 1 Nhóm nào có đối tượng bị thừa ra thì nhóm đó nhiều hơn, nhóm kia ít hơn. Vd: Số chai< số nút chai…… Cho hs thực hành trên các nhóm đối tượng khác và so sânh. 4, Nhận xét –Dặn dò (2p): Gv nhận xét chung giờ học.Dặn hs chuẩn bị tiết sau: Hình vuông, hình tròn ……………………………………………………………. Học vần: Các nét cơ bản I-Mục tiêu: -Hs nắm được đặc điểm cấu tạo, hình dáng các nét cơ bản với cách xác dịnh nét ,hệ thống được nét cấu tạo các chữ cái tiếng việt qua từng nét chữ cơ bản. -Phát âm chính xác các nét cơ bản. II- DDDH: Các nét mẫu cơ bản III- Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1,Khởi động và giới thiệu bài: (5p) -Kiểm tra sách vở ,đồ dùng của hs -Giới thiệu bài 2,Hoạt động 1: (15p) -Nhận diện các nét chữ: Gv giới thiệu các nét cơ bản. Gv đọc mẫu –hs đọc theo -Hs thảo luận và trả lời cấu tạo của từng nét Vd: Nét sổ thẳng là 1 gạch đứng ; nét cong phải giống chữ c 3,Hoạt động 2 (15p) Hướng dẫn viết bảng con -Gv viết mẫu trên bảng lớp và hướng dẫn quy trình viêt từng nét -Hs viết trên không -Hs viết bảng con các nét cơ bản .Gv nx sửa sai Tiết 2: 4, Hoạt động 3 (15p) Luỵên đọc các nét cơ bản -Hs đọc .Gv hướng dẫn thêm -Hs đọc theo nhóm , lớp -Gv chỉ bất kì gọi hs nêu tên và đọc từng nét 5,Hoạt động 4 (15p) Luyện viết Hs tập tô các nét cơ bản trong vở Tập Viết Gv theo dõi và hướng dẫn uốn nắn cho hs ; chấm 1 số bài cho hs 6,Cũng cố –Dăn dò (4p): Hs nhắc lại các nét cơ bản đã học. Dặn chuẩn bị bài sau: e ************************************************ Thứ 4 ngày 26 tháng 8 năm 2009 Thủ công: Giới thiệu một số loại giấy , bìa và dụng cụ học thủ công . I-Mục tiêu : Hs biết 1 số loại giấy , bìa , và dụng cụ học thủ công . II-Chuẩn bị : Giấy màu , bìa ,keo ,kéo … III-Hoạt động dạy học : 1, Gtbài (1p) 2, Gthiệu giấy bìa (13p): Gv : Giấy , bìa được làm từ bột tre, nứa …. -Gt quyển vở : bên trong là giấy , bên ngoài là bìa . -Gt giấy màu : xanh, đỏ ,tím , vàng ….có mặt trước là màu , mặt sau kẻ ô 3,Gt dụng cụ học thủ công : (18p) - Gv giới thiẹu cho hs quan sát : Thước kẻ có vạch cm; Bút chì dùng để kẻ ; Kéo dùng để cắt giấy , bìa ..; Keo gián dùng để dán sp… -Gọi hs nhắc lại các dụng cụ trên ? Em đã có những dụng cụ nào ? Gv : Khi học giờ thủ công các em cần có đủ các loại dụng cụ nói trên 4, Nhận xét –Dặn dò : (3p) Gv nhận xét chung giờ học Dặn hs chuẩn bị giờ sau , xem trước bài : Hình chữ nhật, hình tam giác …………………………………… Học vần : Bài 1: e I-Mục tiêu : -Hs làm quen và nhận biết được chữ và âm e -Bước đầu nhận thức được mối liên hệ giữa chữ và tiếng chỉ đồ vật, sự vật -Phát triển lời nói TN: Trẻ em và loài vật đều có lớp học của mình. II-Đồ dùng : Bảng kẻ ô li, tranh minh hoạ bài học III-Hoạt động dạy học: Tiết 1: 1, Giới thiệu bài (4p) Hs quan sát tranh ở sgk-Gv hỏi :Tranh vẽ gì ? Hs trả lời Gv dẫn dắt vào bài học 2,Dạy chữ ghi âm : (30p) - Gv viết và nói : Chữ e gồm 1 nét thắt . Gv thao tác vắt chéo sợi dây thành chữ e cho hs xem -Gv đọc mẫu –hs đọc nhiều lần e (cá nhân,lớp ) -Hướng dẫn hs viết bảng con: Gv viết mẫu chữ e, hd hs cách đặt phấn ,điểm đầu ,đưa nét và kết thúc. Hs viết tay không,sau đó viết bảng con chữ e Gv nhận xét sửa sai. Tiết 2: 3,Luyện tập: (28p) a,Luyện đọc: Hs đọc e ở sgk, bảng lớp theo nhóm ,cn, lớp . Gv theo dõi sửa sai b,Luyện viết : Hs tập tô chữ e trong vở tập viết Gv theo dõi uốn nắn cho hs và chấm 1 số bài viết c,Luyện nói: Gt tranh lớp học của chim, ve, gấu , ếch ,hs. ?Tranh nói về loài nào? ( ve,ếch ,gấu…) ? Các bạn nhỏ đang làm gì? ( ve học kéo đàn, gấu học chũe e, hs học bài…) ? Các bức tranh có gì chung? ( các bạn nhỏ đều học ) Gv kết luận: Học là cần thiêt và rất vui, ai cũng phải học… 4, Cũng cố –Dặn dò: (4p) Hs đọc ở bảng : e Hs tìm chữ e trong bảng chữ cái , trong bộ đồ dùng, trong sách … Dặn ôn bài ,xem trước bài 2 …………………………………………………….. Toán : Hình vuông- hình tròn . I-Mục tiêu: Giúp hs: -Nhận ra và nêu đúng tên: hình vuông, hình tròn. -Bước đầu nhận ra hv, ht từ các vật thật. II-Chuẩn bị: -1 số hình vuông, hình tròn có màu sắc khác nhau. -1 số vật có mặt là hình vuông, hình tròn. III-Hoạt động dạy học: A, Bài cũ (4p) Gv đưa ra 4 cái thước ,3 cái bút. Yêu cầu hs so sánh số lượng. B, Bài mới : 1, Gtb: (2p) 2, Hướng dẫn bài (25p) a, Gt hình vuông: Gv lần lượt giơ từng tấm bìa hình vuông- hs quan sát và nói :Đây là hình vuông. Hs nhìn tấm bìa nhắc lại : “ hình vuông” Hs lấy trong bộ đồ dùng học toán chọn ra hv và giơ lên nói : “ hình vuông”. Hs quan sát hình vẽ ở sgk- trao đổi cặp và nêu tên những vật có dạng hv Vd : viên gạch hoa … b, Gt hình tròn : (tương tự ) c, Thực hành : Gv hướng dẫn Bài 1: hs tô màu vào các hv. Bài 2: hs tô màu vào các ht Bài 3: hs tô màu vào các hv-ht ( 2 hình khác màu nhau ) G v chấm 1 số bài và nhận xét 3, Cũng cố –Dặn dò : (4p) Trò chơi: Tìm hình vuông ,hình tròn Hdẫn hs chơi chia thành 2 đội Gv nhận xét chung giờ học . Dặn hs chuẩn bị bài sau. Thứ 5 ngày 27 tháng 8 năm 2009 Âm nhạc: ( Thầy Chung dạy) ………………………………………….. Toán : Hình tam giác I-Mục tiêu: Giúp hs : -Nhận ra và nêu đúng tên hình tam giác. - Bước đầu nhận ra hình tam giác từ các vật. II-Chuẩn bị : Một số hình tam giác , 1 số đồ vật có dạng hình tam giác . III-Hoạt động dạy học: A, Bài cũ : (3p) 2 hs kể tên các đồ vật có dạng hình vuông , hình tròn B, Bài mới : 1, Gtbài: (1p) 2,Hướng dẫn bài (28p) a, Gt hình tam giác : gv giơ lần lượt từng tấm bìa hình tam giác cho hs xem. Mỗi lần giơ lên nói : Đây là hình tam giác Hs quan sát và nêu lại : “ hình tam giác” Hs lấy hình tam giác trong bộ đồ dùng học toán giơ ra và nói : “ hình tam giác” Gv cho hs xem 3 dạng hình tam giác ở sgk b, Thực hành xếp hình : Chia lớp thành 4 nhóm – gv yêu cầu hs : N1: Xếp các thuyền từ các hình tam giác N2: Xếp hình ngôi nhà N3: Xếp hình chong chóng N4: Xếp hình con cá Hs thực hành xếp –Gv bao quát hướng dẫn thêm. Gv hdẫn hs tô màu các hình ở VBT c, Trò chơi : Gv treo hình 2 ngôi nhà lên bảng , yêu cầu : Đội 1: Tô màu vào hvuông trong ngôi nhà Đội 2: Tô màu vào htgiác trong ngôi nhà Gv nhận xét cho điểm 3,Cũng cố –Dặn dò : ( 2p) Yêu cầu hs tìm các đồ vật xung quanh có dạng hình tam giác. VD: Ê ke , lá cờ…. Gv nhận xét chung giờ học ………………………………………………………. Học vần : Bài 2 : b I-Mục tiêu: Hs làm quen và nhận biết dược chữ b và âm b. Ghèp được be. Phát triển lời nói TN theo nội dung: Các hoạt động khác nhau của trẻ em và các con vật II-Đồ dùng : Sợi dây Tranh minh hoạ bài học III-Hoạt động dạy học: A, Bài cũ (4p) : 4 hs lên bảng đọc : bé , mẹ , ve ,xe ..và chỉ chữ e Hs viết bảng con : e B, Bài mới : 1, Gtb (2p) Tranh minh hoạ Gv hỏi cụ thể từng bức tranh vẽ ai? (vẽ bé ,bê, bà, bóng) Các tiếng đó giống nhau ở chỗ nào ? (đều có b) 2,Dạy chữ ghi âm: ( 28p) Gv viết bảng b và nói đây là chữ b a, Nhận diện chữ b : Gv tô chữ b ở bảng và nói : chữ b gồm 2 nét :nét khuyết trên và nét thắt . gv hỏi : Chữ b giống chữ e như thế nào ? Gv thao tác chữ bằng sợi dây xem sự giống nhau đó b,Ghép chữ và phát âm: Gv hỏi : b ghép với e ta được tiếng gì? gv ghi bảng be Hs ghép be . Phân tích trong tiếng be âm nào đứng trước ,âm nào đứng sau? Gv đọc mẫu –hs đánh vần đọc trơn: be c,Hướng dẫn hs viết ở bảng con : Gv viết mẫu b,be ; vừa viết vừa hướng dẫn quy trình viết Hs viết tay không rồi viết bảng con: b, be Tiết 2 : 3, Luyện đọc : (10p) Hs lần lượt đọc : b,be ở trên bảng , ở sgk Hs đánh vần , đọc trơn : be Hs đọc theo cá nhân , dãy , bàn , đồng thanh – gv sửa lỗi 4,Luyện viết : (10p) Hs tập tô trong vở tập viết : b,be Gv hướng dẫn hs tư thế ngồi viết , cách cầm bút Gv chấm bài và nxét 5, Luyện nói (10p) Gt tranh hs quan sát tranh ? Tranh vẽ ai đang học bài ? ( Chim ,gấu ,voi, bé ) ? Bé đang làm gì? (kẻ vở ) ? Voi đang làm gì ? ?Voi có biết đọc chữ không? ?Hai bạn gái làm gì ? (xếp đồ chơi) ?Các tranh này có gì giống , khác nhau ? Giống : ai cũng học bài Khác : các công việc khác nhau 6, Cũng cố –Dặn dò (2p) Hs đọc lại toàn bài ( cn, đt) Dặn hs tìm chữ b trên báo , sgk Gv nxét chung giờ học –––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– Tự nhiên xã hội : Cơ thể chúng ta I. Mục tiêu: Sau bài học này, HS biết - Kể tên các bộ phận chính của cơ thể. - Biết một số cử động của đầu cổ, mình, chân, tay. - Rèn luyện thói quen ham thích hoạt động để có cơ thể phát triển. II. Đồ dùng dạy- học: Các hình trong bài 1 ở SGK. III. Các hoạt động dạy- học: 1. Quan sát tranh. (10p) Mục tiêu: Gọi đúng tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. Cách tiến hành: - HS hoạt động theo cặp. + GV cho hs quan sát các hình ở trang 4 SGK. Hãy chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của cơ thể. + GV theo dõi và giúp đỡ các em hoàn thành hoạt động. - Hoạt động cả lớp: GV cho HS xung phong nói tên các bộ phận của cơ thể. 2. Quan sát tranh : (10p) Mục tiêu: HS quan sát tranh về hoạt động của một số bộ phận của cơ thể và nhận biết được cơ thể chúng ta gồm 3 phần: đầu, mình, tay và chân. Cách tiến hành: Làm việc theo nhóm nhỏ, Quan sát các hình trang 5 SGK. ? Hãy chỉ và nói xem các bạn trong hình đang làm gì. ? Qua các hoạt động của các bạn trong từng hình, các em hãy nói với nhau xem cơ thể chúng ta gồm có mấy phần. - Ai có thể biểu diễn lại từng hoạt động của đầu, mình, tay và chân như các bạn trong hình. ?Cơ thể chúng ta gồm có mấy phần. 3. Tập thể dụ
File đính kèm:
- Ga lop 1 tuan 1.doc