Giáo án lớp 1 - Bài 52
I.Mục tiêu:
- Học sinh đọc được: ong, ông, cái võng, dòng sông, từ và câu ứng dụng.
- Viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: đá bóng.
II.Đồ dùng:
- Bộ chữ dạy học vần, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Thứ ba ngày 4 tháng 12 năm 2012 Học vần- bài 52 : ong - ông I.Mục tiêu: Học sinh đọc được: ong, ông, cái võng, dòng sông, từ và câu ứng dụng. Viết được: ong, ông, cái võng, dòng sông. Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: đá bóng. II.Đồ dùng: Bộ chữ dạy học vần, phấn màu. III.Các hoạt động dạy học chủ yếu: Thời gian Nội dung - kiến thức cơ bản Phương pháp - hình thức tổ chức dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 5’ 1’ 8’ 6’ 5’ 9’ 6’ 12’ 5’ 8’ 10’ 4’ 1’ 1. Kiểm tra bài cũ 2.Bài mới a. Giới thiệu bài b. Dạy vần mới ong. Dạy vần mới ông. Nghỉ Luyện đọc từ ứng dụng. Luyện viết từ ứng dụng. Luyện đọc. Nghỉ Tập viết. * Luyện nói. 3.Củng cố 4.Dặn dò Gọi học sinh đọc SGK và phân tích. Viết: cuồn cuộn, con vượn. Nhận xét đánh giá *Dạy vần mới ong -Viết vần ong và hỏi: Vần ong do những âm nào tạo nên? Cho học sinh lấy vần ong cài bảng Gọi học sinh đọc trơn và phân tích lại vần. * Ghép vần thành tiếng: - Có vần ong, muốn có tiếng võng phải làm thế nào? Cho học sinh ghép tiếng võng bằng chữ rời . Gọi đánh vần và đọc trơn - Cho học sinh quan sát vật thật àTừ: cái võng Ghi bảng và giải thích. Gọi đọc cả từ khoá. ** Vần ông dạy tương tự So sánh vần ong và vần ông Gọi đọc cả bài. Trò chơi giữa tiết *Đọc từ ứng dụng: Gv viết 4 từ ứng dụng : con ong cây thông vòng tròn công viên Gọi tìm tiếng có vần mới. Gọi 2 HS lên bảng gạch chân. Gọi đánh vần, đọc và pt tiếng mới Giảng từ: công viên: vườn hoa công cộng, nơi mọi người có thể đến vui chơi giải trí. - Gọi đọc cả 4 từ khoá. * Tập viết: - Gv viết mẫu và hướng dẫn quy trình viết. - Lưu ý nét nối từ o sang ng, ô sang ng, v sang o, s sang ô. - Cho học sinh viết bảng con Nhận xét và sửa lỗi sai cho HS . - Khen 1 số em viết đúng và đẹp Tiết 2 * Gọi đọc lại phần bài tiết 1 * Đọc câu ứng dụng: Cho HS quan sát tranh à câu ứng dụng: Sóng nối sóng Mãi không thôi Sóng sóng sóng Mãi chân trời - Gọi học sinh tìm tiếng có vần mới. - GV gạch chân tiếng mới. Gọi đọc tiếng mới - Khi đọc đoạn thơ này cần lưu ý điều gì? - Gọi đọc cả đoạn thơ. * Đọc SGK: - Gọi đọc cá nhân, đồng thanh. *Gọi HS đọc các dòng viết trong vở. GV viết mẫu lần 2 và hướng dẫn lại quy trình - Sửa tư thế ngồi viết. - Giáo viên đi uốn nắn và sửa tư thế - Chấm 1 số vở nhận xét * Gọi 1 em nêu chủ đề luyện nói. Đưa ra một số câu hỏi gợi ý để học sinh thảo luận nhóm 4. -Bức tranh vẽ gì? - Kể tên các trò chơi mà con và các bạn thường chơi. - Trong các trò chơi đó con thích chơi trò chơi nào nhất? Vì sao? - Con cần chơi như thế nào để đảm bảo an toàn? - Gọi HS lên nói về chủ đề trên * Gọi 1 học sinh đọc lại bài. Bài sau: ăng- âng . Nhận xét giờ học. 4 học sinh đọc. Nhận xét bạn đọc. Viết vào bảng con. Gồm âm o và âm ng tạo nên HS cài bảng o-ng- ong/ong Thêm âm v và dấu ngã -trên- âm o v-ong- vong- ngã-võng/võng Học sinh khá, giỏi nêu nhận xét: Giống nhau: Đều có âm ng đứng cuối Khác: Âm đứng đầu 2 học sinh khá lên gạch chân. Học sinh đọc cá nhân – lớp. Quan sát và viết vào bảng con Học sinh nêu nội dung tranh vẽ. Học sinh khá tìm tiếng có chứa vần mới: sóng, không. Học sinh giỏi nêu cách đọc: Nghỉ lấy hơi sau mỗi dòng thơ. Đọc cá nhân – lớp. Học sinh đọc thầm Đọc cá nhân – tổ – lớp. 1 HS đọc nội dung bài viết. Quan sát và viết bài vào vở Đá bóng Thảo luận và lên nói phải thành câu về chủ đề trên. Học sinh luyện nói tự nhiên.
File đính kèm:
- 52.doc