Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Chương trình cả năm

 

* Tiết 2, 3 – PPCT

 I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

Sau khi học xong bài này học sinh cần nắm được:

 1. Về kiến thức:

- Những nét lớn về công cuộc xây dựng CNXH ở Liên Xô từ năm 1945 đến năm 1991: công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới từ năm 1945 – 1950; việc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70; sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở Liên Xô từ giữa những năm 70 đến năm 1991; một vài nét về liên bang Nga từ năm 1991 đến 2000.

 - Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu từ 1944 – 1945; Viẹc xây dựng CNXH ở các nước nầy trong thời gian từ 1950 đến giữa những năm 70, sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở các nước Đông Âu

 - Mối quan hệ hợp tác giữa các nước XHCN ở Châu Âu và các nước XHCN khác. Quan hệ về kinh tế, văn hoá, khoa học-kĩ thuật, quan hệ chính trị-quân sự.

* Trọng tâm: + Những thành tựu xây dựng CNXH ở LX từ 1950 đến nửa đầu những năm 70. + Sự khủng hoảng của chế độ XHCN ở LX.

 2. Về kĩ năng:

 - Rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử

 - Hình thành một số khái niệm mới: cải cách, đổi mới, đa nguyên về chính trị, cơ chế quan liêu, bao cấp.

 3. Về thái độ:

 - Học tập tinh thần lao động cần cù, sáng tạo của nhân dân Liên Xô và nhân dân các nước XHCN Đông Âu trong công cuộc xây dựng CNXH.

 - Có thái độ khách quan, khoa học khi phê phán những khuyết điểm, sai lầm của những người lãnh đạo Đảng, Nhà nước Liên Xô và các nước Đông Âu để rút kinh nghiệm cho công cuộc đổi mới ở nước ta.

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

- Lược đồ Liên Xô các nước Đông Âu sau CTTG 2.

- Một số tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến nội dung bài học.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tiến trình tổ chức dạy học

4. Sơ kết bài học:

* Củng cố:

+ Những thành tựu xây dựng CNXH ở Liên Xô và các nước Đâu từ 1945 đến giữua những năm 70.

 + Quan hệ hợp tác toàn diện giữa LX và các nước XHCN Đ.Âu.

 + Sự khủng hoảng của CNXH ở LX và các nước Đ.Âu từ nửa sau những năm 70 đến 1991. Nguyên nhân sụp đổ của CNXH

 + Vài nét về LB Nga trong thập niên 90 và hiện nay.

*Dặn dò: - HS ôn bài, làm bài tập về nhà. Đọc trước nội dung bài 3.

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1 .Về kiến thức .

 - Biết được những biến đổi lớn lao của khu vực ĐBA (Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên ) sau hiến tranh thế giới lần thứ hai .

 - Trình bày được các giai đoạn và nội dung của từng giai đoạn cách mạng Trung Quốc từ sau năm 1945 đến năm 2000.

* Trọng tâm: Ý nghĩa ra đời của Nước CHNDTrung Hoa và những thành tựu xây dựng đất nước của TQ ở giai đoạn (1978 -2000).

 2 . Về kĩ năng

 - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và hệ thống hoá các sự kiện lịch sử .

 - Biết khai thác các tranh, ảnh để hiểu nội dung các sự kiện lịch sử

 3 . Về thái độ

 - Nhận thức được sự ra đời của nước CH ND Trung Hoa và hai nhà nước trên bán đảo Triều Tiên không chỉ là thành quả đấu tranh của nhân dân các nước này mà còn là thắng lợi chung của các dân tộc bị áp bức trên thế giới .

 - Nhận thức rõ quá trình xây dựng CNXH diễn ra không theo con đường thẳng tắp, bằng phẳng mà gập ghềnh, khó khăn.

II - THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY- HỌC

- Lược đồ khu vực Đông Bắc Á sau Chiến tranh thế giới lần thứ II.

- Tranh, ảnh về đất nước Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên .

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

3. Tiến trình tổ chức dạy học

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Học xong bài này, HS cần nắm được:

1. Kiến thức cơ bản:

- Nắm những nét lớn về quá trình giành độc lập của các quốc gia Đông Nam Á, những mốc chính của tiến trình cách mạng Lào và Campuchia.

- Những giai đoạn, thành tựu xây dựng đất nước và sự liên kết khu vực của các nước Đông Nam Á.

- Những nét lớn của cuộc đấu tranh, giành độc lập và thành tựu xây dựng đất nước của ND Ấn Độ.

* Trọng tâm: Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN; Những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong công cuộc xây dựng đất nước.

2. Về tư tưởng:

- Nhận thức được tính tất yếu của cuộc đấu tranh giành độc lập, dân tộc: sự xuất hiện các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á và Ấn Độ.

- Nhận thức đươc những nét tương đồng đa dạng trong sự phát triển đất nước, tính thất yếu của sự hợp tác phát triển giữa các nước Asean và sự thay hội nhập khu vực; đánh giá cao những thành tựu xây dựng đất nước của ND đông Nam Á và Ấn Độ.

3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng khái quát, tổng hợp trên cơ sở sự kiện đơn lẽ

- Rèn luyện khả năng tư duy, phân tích, so sánh các sự kiện, biết sử dụng lược đồ Đông Nam Á và Ấn Độ

II. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY - HỌC:

+ Lược đồ Đông Nam Á và Nam Á sau CTTG thứ 2

+ Một số tranh ảnh, tư liệu về ĐNÁ và Ấn Độ, sổ tay kiến thức LS phổ thông, từ điển

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC

1. Ổn định lớp

 

doc106 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 778 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử Lớp 12 - Chương trình cả năm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơng chưa bằng trước.
-	Nông dân : mất đất, địa tô cao, đói khổ, nợ nần.
-	Tiểu tư sản một số thất nghiệp, lương thấp, thuế cao, giá cả sinh hoạt đắt đỏ.
-	Tư sản dân tộc ít vốn, bị tư bản Pháp chèn ép.
-	Đa số nhân dân vẫn sống trong cảnh khó khăn, cực khổ ® vì vậy họ sẵn sàng đấu tranh đòi tự do, cơm áo (đòi quyền dân sinh, dân chủ).
II. Phong trào dân chủ 1936 - 1939 
 1. Hội nghị Ban chấp hành trung ương ĐCS Đông Dương tháng 7. 1936 
 -	Tháng 7/1939 Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp ở Thương Hải (Trung Quốc) để đề ra chủ trương mới trong giai đoạn 1936 – 1939.
- Nhiệm vụ chiến lược cách mạng: chống đế quốc, chống phong kiến. Nhiệm vụ trước mắt: chống bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh đòi tự do, cơm áo, hoà bình. 
- Phương pháp đấu tranh: kết hợp công khai và bí mật hợp pháp và bất hợp pháp. 
- Chủ trương mặt trận nhân dân thống nhất phản đế ĐD. (3/1938 đổi thành MTDCDD)
2. Những phong trào đấu tranh tiêu biểu:
a. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ. 
- Phong trào ĐD đại hội (1936)
- Phong trào đón Gô- Đa (1937)
- Cuộc mitting lớn tại Hà Nội (1. 5. 1938)
b. Đấu tranh nghị trường
- Đảng đưa người ra tranh cử vào Viện Dân biểu ở Trung và Bắc Kỳ,Hội đồng Quản hạt Nam kỳ. . để đấu tranh công khai. 
 c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. 
- Đảng xuất bản các tờ báo công khai: Tiền Phong, Lao động. Tin tức nhiều sách chính trị- lý luận,
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phánđược xuất bản. 
- Tác động: các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường CM của Đảng. 
 3. Ý nghĩa, bài học kinh nghiệm của phongtrào dân chủ 1936- 1939
 a. Ý nghĩa:
 - Cuộc vận động dân chủ 1936- 1939 là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, do Đảng lãnh đạo. 
 - Kết qủa: chính quyền thực dân phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh dân chủ
- Quần chúng được giác ngộ, tham gia vào mặt trận, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của CM. Đội ngũ cán bộ,đảng viên được rèn luyện,trưởng thành. 
 b. Bài học kinh nghiệm: 
 - Tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất. tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai. Đồng thời thấy được hạn chế của mình. 
 à Phong trào dân chủ 1936- 1939 là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau nầy. 
4. Sơ kết bài học:
- Sự chuyển biến chính trị, kinh tế, XHCN
- Sự chuyển hướng đấu tranh của Đảng và phong trào đấu tranh với những hình thức đấu tranh mới. 
 Câu hỏi và bài tập: 
 Em có nhận xét gì về qui mô, lực lượng tham gia và hình thức đấu tranh trong PTDC 1936- 1939
============
Bài 16 
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC
VÀ TỔNG KHỞI NGHĨA THÁNG TÁM (1939-1945)
NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA RA ĐỜI
- Tiết 24, 25, 26 - PPCT.
I/MỤC TIÊU BÀI HỌC: học xong bài nầy , HS cần nắm vững:
 1/Về kiến thức: 
 - Đường lối CM đúng đắn , sự lãnh đạo tài tình của Đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh.
 -Công cuộc chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa của Đảng
 -Diễn biến của Tổng khởi nghãi tháng Tám.
 -Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của CMTT năm 1945.
 2/Về kỹ năng :
 -Rèn luyện kỹ nang xác định kiến thức cơ bản, sự kiện cơ bản
 -Rèn luyện kỹ năng phân tích , so sánh ,đánh giá các sự kiện lịch sử.
 3/Về thái độ.
 -Bồi dưỡng niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
 -Bồi dưỡng tinh thần hăng hái , nhiệt tình CM , không quản gian khổ , hi sinh vì sự nghiệp CM ; noi gương tinh thần CMTT của ông cha , trân trọng giữ gìn và biết phát huy thành quả CMTT. 
II. PHƯƠNG PHÁP: thuyết trình kết hợp với phân tích , khái quát hóa.
III. THIẾT BỊ, TÀI LIỆU DẠY HỌC: Sử dụng lược đồ để tường thuật diễn biến các cuộc khởi nghĩa ,TKN
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1.Ổn định lớp:
 2. Kểm tra bài cũ: 
 3. Tổ chức dạy - học bài mới:
Hoạt động của thầy - trò
Kiến thức cơ bản cần nắm
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
 - GV hỏi: tình hình chính trị thế giới và trong nước có nét gì nổi bật?
- HS theo dõi SGK trả lời.
- GV nhận xét chốt ý 
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
-GV hỏi : sự câu kết giữa P-N để bóc lột, vơ vét nhân dân ta thể hiện như thế nào ?
- HS suy nghĩ trả lời.
-GV nhận xét cốt ý:
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV gợi ý để HS tìm hiểu NQ 11/39 thông qua các vấn đề : nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt , khẩu hiệu, mục tiêu phương pháp đấu tranh của hội nghị TWĐ 11/39 , có so sánh với giai đoạn 36-39. 
-HS nêu các nội dung trên và có so sánh với giai đoạn trước.
-GV nêu tiếp : tại sao lại có sự thay đổi như vậy? 
-HS : suy nghĩ trả lời.GV nhận xét , chốt ý.
- GV hỏi: HN TWĐ 11/39 có ý nghĩa như thế nào ? 
Hoạt động 2: Cả lớp và cá nhân
 -Về 3 cuộc k/nghĩa và binh biến, GV dùng bảng phụ : yêu cầu HS nêu tóm tắt theo mẫu:
Tên cuộc KN 
Bắc Sơn
Nam Kỳ
Đô Lương
Nguyên nhân
Diễn biến
Ý nghĩa
- HS làm việc theo yêu cầu của GV
- GV chốt ý ( kết hợp sử dụng lược đồ miêu tả từng cuộc khởi nghĩa , binh biến)
- 
- GV dùng tiếp bảng phụ thứ hai với câu hỏi: các em hãy nhận xét chung các cuộc KN và binh biến trên về:
Lãnh đạo
Thành phần tham gia
Địa bàn
Nguyên nhân thất bại
Ý nghĩa chung
- HS suy nghĩ trả lời theo từng vấn đề.
- GV kết luận
Hoạt động 3: Cả lớp và cá nhân
-GV nêu vấn đề: tại sao NAQ lại chọn thời điểm đầu năm 1941 để về nước ?
-HS có thể chưa trả lời được.GV gợi mở , dẫn dắt để làm rỏ vấn đề.
-GV hỏi: hãy tóm tắt nội dung của HNTWĐ lần thứ 8 ?
-HS sử dụng SGK suy nghĩ trả lời. GV kết luận
 + Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt
 + Thay tên gọi mặt trận các hội
 + Hình thức khởi nghĩa.
- GV hỏi: Ý nghĩa của hội nghị TW 8 có gì khác so với hội nghị TW 11/1939?
- HS trả lời. GV nhận xét bổ sung.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV hỏi: Đảng ta đã xây dựng lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang như thế nào?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
- GV hỏi: Đảng ta đã gấp rút chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang như thế nào?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
Hoạt động 1:Cả lớp,cá nhân
- GV đặt câu hỏi:Hoàn cảnh lịch sử trước khi ta khởi nghĩa từng phần?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV đặt câu hỏi:Vì sao mâu thuẫn Pháp Nhật trở nên sâu sắc?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV hỏi: Tại sao Nhật đảo chính Pháp lại là thời cơ cho cách mạng Việt Nam? Đảng ta đã có những chủ trương gì? Ý nghĩa của chủ trương đó?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV đặt câu hỏi: Vì sao Đảng ta quyết định khởi nghĩa từng phần?
- HS suy nghĩ trả lời
- GV đặt câu hỏi: Công việc chuẩn bị cuối cùng được chuẩn bị như thế nào?
- HS suy nghĩ trả lời
 GV hướng dẫn hoc sinh khai thác hình 40. Lược đồ khu giải phóng Việt Bắc, nêu 1 số câu hỏi để HS khai thác kênh hình
- Em hãy kể tên các tỉnh trong khu giải phóng Việt Bắc?
-Nhận xét
Hoạt động 2 : Cả lớp,cá nhân
- GV đặt một số câu hỏi: Tình hình TG và trong nước trước khi tiền hành Tổng khởi nghĩa?Vậy thời cơ là thời điểm nào? Thời cơ đến như thế nào? 
- HS suy nghĩ trả lời
- GV nhắc lại câu nói nói của Hồ Chí Minh tại lán Nà Lừa "Dù phải đốt cháy dãy Trường Sơn..." , làm rõ yếu tố thời cơ chín muồi của CM tháng Tám.
- GV hỏi: Đảng ta đã chớp thời cơ và phát động khởi nghĩa như thế nào? Em có nhận xét gì về hành động của Đảng ta?
- HS theo dõi SGK suy nghĩ trả lời. 
- GV nhận xét và chốt ý
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân 
- GV tường thuật diễn biến, dùng lược đồ tổng khởi nghĩa tháng Tám hướng dẫn HS quan sát các nơi nổ ra khởi nghĩa và thời điểm khởi nghĩa giành chính quyền ở các địa phương. Yêu cầu HS đưa ra nhận xét về: quy mô, thời điểm diễn ra, những thắng lợi quyết định của cuộc tổng khởi nghĩa. HS tự ghi kiến thức cơ bản.
- GV hướng dẫn HS khai thác hình 41. SGK 
- Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV thuyết trình về cuộc KN giành chính quyền ở HN.
Hoạt động 1: Cả lớp và cá nhân
- GV hỏi: Hãy trình bày sự thành lập của nước VNDCCH ? Ý nghĩa của sự thành lập nước VNDCCH ? 
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
Hoạt động 1 :Cả lớp,cá nhân
GV đặt câu hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945? Ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm?
- HS dựa vào SGK suy nghĩ trả lời.
- GV nhận xét và chốt ý. 
I. TÌNH HÌNH VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM 1939-1945
 1. Tình hình chính trị
- 9/1939, CTTG II bùng nổ. Pháp đầu hàng Đứcà tác động lớn đến tình hình ĐD.
- Ở ĐD, đô đốc Đờcu lên làm toàn quyền đã thực hiện nhiều chính sách nhằm vơ vét sức người sức của phục vụ chiến tranh.
- Cuối 9/1940, Quân Nhật tiến vào miền Bắc VN. Pháp ở ĐD nhanh chóng đầu hàng. 
- 9/3/1945 Nhật đảo chính Pháp.Các đảng phái chính trị tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế CM, săn sàng vùng lên khởi nghĩa.
 2. Tình hình kinh tế- xã hội
 - Thực dân Pháp thực hiện chính sách kinh tế chỉ huy : tăng thuế cũ, đặt thêm thuế mới, kiểm soát việc sản xuất và phân phối, ấn định giá cả
 - Phát xít Nhật:
 + Buộc Pháp nộp khoản tiền lớn và xuất sang Nhật than, sắt , cao su
 + Bắt nông dân phá lúa trồng đay , thầu dầu phục vụ vhiến tranh. 
 + Một số công ty Nhật đầu tư vào khai thác phục vụ nhu cầu quân sự.
 - Hậu quả: chính sách vơ vét , bóc lột của P-N à cuối năm 1944 đầu 1945 có gần 2 triệu đồng bào chết đói à tất cả các tầng lớp giai cấp (trừ tay sai đế quốc, đại địa chủ và tư sản mại bản) đều bị ảnh hưởng đời sống. 
II. PHONG TRÀO GẢI PHÓNG DÂN TỘC TỪ THÁNG 9/1939 ĐẾN THÁNG 3/1945
 1. Hội nghị Ban chấp hành TWĐCSĐD tháng 11/1939.
 a. Hoàn cảnh: Tháng 11/1939, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng triệu tập.
 b. Nội dung hội nghị:
 - Xác định nhiệm vụ , mục tiêu trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc, làm cho ĐD hoàn tòan độc lập.
 -	Tạm gác khẩu hiệu CMRĐ đề ra khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của đế quốc và địa chủ, chống tô cao, lãi nặng. Khẩu hiệu lập chính quyền Xô viết thay bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
 - Về mục tiêu phương pháp đấu tranh: 
 + Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ đế quốc và tay sai.
 + Từ hoạt động hợp pháp nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật .
 + Chủ trương thành lập MTDTTNPDĐD thay cho MTDCDD.
 b. Ý nghĩa: đánh dấu bước chuyển hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược, thể 

File đính kèm:

  • docgiao_an_su_12_sua_thang_8_7531.doc