Giáo án Lịch sử 12

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC.

1. Kiến thức:

- Giúp học sinh nhận thức một cách khái quát tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ hai, một trật tự thế giới mới được hình thành, hai siêu cường Xô – Mỹ đối đầu nhau (CNXH >< CNTB)

-Trật tự hai cực Ianta trở thành nhân tố chủ yếu chi phối các mối quan hệ quốc tế và nền chính trị của thế giới nửa sau thế kỷ XX.

2. Về thái độ, tình cảm, tư tưởng:

- Hai hệ thống xã hội đối lập nhau, chuyển sang đối đầu quyết liệt, gây căng thẳng trong quan hệ quốc tế.

-Nước ta cách mạng tháng tám thành công năm 1945, nhân dân ta tiến hành 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, cách mạng VN gắn liền với cách mạng thế giới, chịu tác động của cuộc “chiến tranh lạnh”.

3. Kỹ năng: Rèn luyện phương pháp tư duy, khái quát để đi đến nhận định, đánh giá về những sự kiện lớn của thế giới

II. CHUẨN BỊ.

 1. Của Gv: đồ dùng dạy học

- Bản đồ thế giới và bản đồ châu Á trong và sau chiến tranh thế giới thứ hai.

- Tranh ảnh tư liệu về Hội nghị Ianta và sự thành lập tổ chức LHQ

2. Của Hs:

- Đọc và soạn bài

III. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

A. Khởi động: .phút

 - Ổn định lớp

 - Bài mới: GV nhắc khái quát về giai đoạn cuối của chiến tranh thế giới thứ hai, ảnh hưởng của các cường quốc chi phối chính của cuộc chiến đến trật tự thế giới mới sau chiến tranh.

B. Hoạt động chính: .phút

 

doc122 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 12, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kinh tế chỉ huy » thực chất là lợi dụng chiến tranh để nắm độc quyền về kinh tếi.
+ Khi Nhật nhảy vào Đông Dương, Pháp buộc phải san sẻ quyền lợi của Đông Dương cho Nhật, để Nhật sử dụng mọi phương tiện giao thông, đảm bảo an ninh cho quân đội Nhật, nộp cho Nhật khoản tiền lớn. Để cung cấp đủ cho Nhật, Pháp đã tăng cường bóc lột nhân dân ta.
? Em hãy cho biết hậu quả của chính sách kinh tế của Nhật-Pháp?
- HS theo dỏi SGK trả lời
- GV chốt lại:
+ Chính sách kinh tế của Pháp- Nhật đã đẩy nhân dân ta vào cảnh sống cùng cực “ một cổ hai tròng”.
+ Cuối năm 1944-đầu 1945 có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.
+ Tất cả các giai cấp tầng lớp ở nước ta đều căm thù Pháp-Nhật, mâu thuẫn dân tộc lên cao.
Yêu cầu Đảng phải có sự lãnh đạo kịp thời, đề ra đường lối đấu tranh phù hợp, lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
? Tình hình nước ta trong những năm 1939-1945 có chuyển biến như thế nào?
Hoạt động: cá nhân
? trình bày nội dung của Hội nghị?n
? Qua nội dung Hội nghị em hãy đưa ra nhận xét và đánh giá về Hội nghị Trung ương tháng 11-1939? (gợi ý so với thời kì 1936-1939, chủ trương của Đảng ở Hội nghị này có gì khác)
- HS suy nghĩ có thể thảo luận với các bạn tìm câu trả lời.
- GV nhận xét, mở rộng: Ở thời kì 1936-1939, Đảng xác định nhiệm vụ trước mắt là nhiệm vụ dân chủ. Song từ sau chiến tranh thế giới bùng nổ, căn cứ vào sự thay đổi của tình hình thế giới và trong nước, mâu thuẫn giữa các dân tộc Đông Dương với đế quốc Pháp ngày càng tăng, Đảng ta đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu. Nhiệm vụ dân chủ được thực hiện từng bước sao cho phù hợp. Các khẩu hiệu đấu tranh, hình thức đấu tranh, tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất cũng được thay đổi cho phù hợp nhằm giải quyết vấn đề giải phóng dân tộc.
Như vậy Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 đã đánh dấu bước chuyển hướng chỉ đạo đấu tranh của Đảng. GV có thể nói thêm về tiểu sử và sự nghiệp của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ.
Hoạt động: nhóm
- GV chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ 
+ Nhóm 1: Đánh giá sự kiện Bác Hồ trở về nước và chủ trì Hội nghị TW 8?
+ Nhóm 2: So sánh nội dung của 2 hội nghị TW 6 & 8?
+ Nhóm 3: Phân tích ý nghĩa Hội nghị TW 8?
- HS các nhóm làm việc theo sự hướng dẫn của GV. Từng nhóm cử 1 đại diện trình bày trước lớp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh một số nội dung.
Lúc này chiến tranh thế giới lan rộng và ngày càng ác liệt. Ở Đông Dương, Nhật - Pháp đã câu kết với nhau đẩy nhân dân ta vào cảnh 1 cổ 2 tròng. Mâu thuẫn dân tộc cao hơn bao giờ hết, nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống đế quốc Pháp đã nổ ra. Tinh hình trong nước rất khẩn trương, thời cơ giành chính quyền sớm muộn sẽ đến. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
Sự trở về của Người là một sự trở về đúng thời điểm, đúng lúc cách mạng Việt Nam can tới một vị lãnh đạo uy tín và tài năng giàu kinh nghiệm cách mạng, can có vai trò lịch sử của 1 cá nhân kiệt xuất. Trước khi Nguyễn Ái Quốc về nước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị Trung ương lần 6 và 7 nhằm chuyển hướng đường lối đấu tranh trong thời kì mới. Khi trở về Người chọn Cao Bằng làm căn cứ và tại đây Người đã chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần 8.
? Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiến hành xây dựng lực lượng chính trị như thế nào?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và chốt lại
- GV nhấn mạnh: Như vậy, từ tháng 5-1941 đến 1943, Đảng đã vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp nhân dân đứng trong Mặt trận Việt Minh, xây dựng được một đội quân chính trị hùng hậu chuẩn bị cho cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.
? Em hãy cho biết công tác xây dựng lực lượng vũ trang của Đảng?
- HS theo dõi SGK trả lời
- GV nhận xét, bổ sung và chốt ý.
- GV trình bày về công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Công tác xây dựng căn cứ địa cách mạng được Đảng quan tâm: Vùng Bắc Sơn-Võ Nhai được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1940) chủ trương xây dựng thành căn cứ địa cách mạng. Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa cách mạng. Đó là hai căn cứ đầu tiên của cách mạng nước ta.
Hoạt động: cả lớp, cá nhân.
? Trình bày công tác chuẩn bị trước ngày Tổng khởi nghĩa?
Yêu cầu nêu được các ý chính sau đây:
- 15-20/4/1945, BTV TW Đảng Triệu tập Hội nghị QS Bắc Kỳ quyết định thống nhất và pt lực lượng vũ trang.
- 16/4/1945, Tổng bộ VM ra chỉ thị thành lập uỷ ban dân tộc giải phóng.
- 15/5/1945, VNTTGPQ và CQQ thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.
- 4/6/1945, thành lập khu giải phóng Việt Bắc.
Thời cơ của Cách mạng tháng Tám ntn?
Tại sao nói thời cơ cách mạng tháng Tám là “ ngàn năm có một”?
Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân
GV dùng bản đồ, yêu cầu HS khái quát những diễn biến chính của cách mạng tháng 8/1945.
HS trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý.
Hoạt động 2: cả lớp, cá nhân
? trình bày ý nghĩa lịch sử, nguyên nhân thành công và bài học kinh nghiệm của cách mạng tháng 8/1945?
HS suy nghĩ trả lời câu hỏi, GV nhận xét và chốt ý:
I. Tình hình Việt Nam trong những năm 1939 - 1945
1) Tình hình chính trị
- Tháng 9-1939, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Chính phủ Pháp đầu hàng Đức, thực hiện chính sách thù địch với phong trào cách mạng thuộc địa.
- Ở Đông Dương, Pháp thực hiện chính sách vơ vét sức người, sức của để dốc vào cuộc chiến tranh. 
- Tháng 9-1940, quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam, Pháp đầu hàng. Nhật giữ nguyên bộ máy thống trị của Pháp để vơ vét kinh tế phục vụ cho chiến tranh. 
- Ở Việt Nam, các đảng phái thân Nhật ra sức tuyên truyền lừa bịp về văn minh, sức mạnh Nhật Bản, thuyết Đại Đông Á, dọn đường cho Nhật hất cẳng Pháp. 
 - Bước sang năm 1945, ở châu Âu, Đức thất bại nặng nề; ở châu Á – Thái Bình Dương, Nhật thua to. Tại Đông Dương, ngày 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, các đảng phái chính trị ở Việt Nam tăng cường hoạt động. Quần chúng nhân dân sục sôi khí thế, sẵn sàng khởi nghĩa. 
2) Tình hình kinh tế - xã hội 
- Về kinh tế:
+ Chính sách của Pháp: thi hành chính sách "Kinh tế chỉ huy", tăng thuế cũ, đặt thuế mới …, sa thải công nhân, viên chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm…
+ Chính sách của Nhật: cướp ruộng đất của nông dân, bắt nông dân nhổ lúa, ngô để trồng đay, thầu dầu, yêu cầu Pháp xuất các nguyên liệu chiến tranh sang Nhật với giá rẻ. Nhật đầu tư vào những ngành phục vụ cho quân sự như mănggan, sắt... 
- Về xã hội:
+ Chính sách bóc lột của Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực. Cuối 1944 đầu năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói. 
+ Các giai cấp, tầng lớp ở nước ta, đều bị ảnh hưởng bởi chính sách bóc lột của Pháp - Nhật. Mâu thuẫn dân tộc lên cao hơn bao giờ hết
=> trước sự chuyển biến tình hình thế giới, Đảng ta kịp thời đề ra đường lối đấu tranh phù hợp
II. Phong trào giải phóng dân tộc từ tháng 9-1939 đến tháng 3-1945
1) Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939
Từ ngày 6 – 8 tháng 11-1939, Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng họp tại Bà Điểm (Hóc Môn – Gia Định) do Tổng Bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ trì. 
* Nội dung Hội nghị 
- Nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt: đánh đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.
- Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thay bằng khẩu hiệu tịch thu ruộng đất của bọn thực dân đế quốc và địa chủ tay sai đế quốc, chống tô cao, lãi nặng. 
- Thay Khẩu hiệu chính quyền Xô viết công nông binh thay thế bằng khẩu hiệu lập Chính phủ dân chủ cộng hòa.
-Về mục tiêu, phương pháp đấu tranh: Chuyển từ đấu tranh đòi dân sinh dân chủ sang đánh đổ chính quyền của đế quốc và tay sai. Từ hoạt động hợp pháp, nửa hợp pháp sang hoạt động bí mật.
- Thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương (gọi tắt là Mặt trận Phản đế Đông Dương) thay cho Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
+ Ý nghĩa lịch sử: Đánh dấu bước chuyển quan trọng - đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu đưa nhân dân ta bước vào thời kì trực tiếp vận động cứu nước.
2) Những cuộc đấu tranh mở đầu thời kì mới (HS đọc thêm)
3. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5-1941)
+ Hoàn cảnh: 28-01-1941, sau nhiều năm hoạt động ở nước ngoài, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, từ ngày 10 đến 19-5-1941. Người chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 8 ở Pắc Bó (Hà Quảng - Cao Bằng) 
+ Nội dung Hội nghị
- nhiệm vụ :chủ yếu trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc.
- Khẩu hiệu:Tiếp tục Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất, nêu khẩu hiệu giảm tô, thuế, chia lại ruộng công, tiến tới người cày có ruộng. Thành lập chính phủ nhân dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
- Quyết định Thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh 19/5/1941). Thay cho mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. Thay tên các hội phản đế thành các hội Cứu quốc Và giúp đỡ việc thành lập mặt trận dân tộc thống nhất ở Lào và Campuchia. 
- Hình thái khởi nghĩa là đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Chuẩn bị khởi nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của toàn Đảng, toàn dân.
+ Ý nghĩa: Hội nghị TW Đảng lần VIII có ý nghĩa lịch sử to lớn đã hoàn chỉnh chủ trương được đề ra từ Hội nghị Trung ương tháng 11-1939 nhằm giải quyết mục tiêu số một của cách mạng là độc lập dân tộc và đề ra nhiều chủ trương sáng tạo để thực hiện mục tiêu đó.
4 Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền
* Xây dựng lực lượng chính trị :
+ Nhiệm vụ cấp bách của Đảng là vận động quần chúng tham gia Việt Minh. Cao Bằng là nơi thí điểm cuộc vận động xây dựng các đoàn thể "Cứu quốc". Năm 1942, có 3 "châu hoàn toàn". Uỷ ban Việt Minh Cao Bằng và liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng thành lập.
+ Ở nhiều tỉnh Bắc Kì và Trung Kì, các hội cứu quốc được thành lập. 
+ Năm 1943, Đảng ban hành Đề cương Văn hoá Việt Nam. Năm 1944, Hội Văn hoá cứu quốc và Đảng Dân chủ Việt Nam được thành lập, đứng trong Mặt trận Việt Minh…
+ Đảng cũng vận động binh lính người Việt trong quân đội Pháp và ngoại kiều ở Đông Dương chống phát xít
* Xây dựng lực lượng vũ trang :
+ Sau khởi nghĩa Bắc Sơn (cuối 1940) đội du kích Bắc Sơn được thành lập hoạt động tại Bắc Sơn- Võ Nhai. Nă

File đính kèm:

  • docGa 12 new.doc
Giáo án liên quan