Đề cương lịch sử 12 kì 1 lịch sử Việt Nam

Câu 1 : Chuyển biến KT, g/c XHVN sau CTTGT1 ? Thái độ c.trị of các g/c.

- KT: Tạo nên những chuyển biến mới trong nền kinh tế nước ta, song kinh tế Việt Nam vẫn rất lạc hậu, mất cân đối, lệ thuộc vào kinh tế chính quốc.

- XH: XHVN phân hóa sâu sắc, xuất hiện thêm một số giai cấp và tầng lớp mới.

 + Giai cấp địa chủ phong kiến bị phân hóa thành đại địa chủ cấu kết chặt chẽ với Pháp để cai trị dân ta, địa chủ vừa và nhỏ có tinh thần yêu nước, chống Pháp.

 

docx3 trang | Chia sẻ: maika100 | Lượt xem: 1256 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề cương lịch sử 12 kì 1 lịch sử Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 phận: tư sản mại bản gắn chặt với đế quốc phong kiến và tư sản dân tộc có tinh thần yêu nước, nhưng dễ thỏa hiệp.
 + Giai cấp công nhân tăng nhanh về số lượng (22 vạn). Họ bị đế quốc và tư sản bóc lột nặng nề, có quan hệ gần gũi với nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước, nhanh chóng tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lênin, trở thành lực lượng chính trị độc lập, lãnh đạo cách mạng.
 à Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc ta với Pháp là cơ bản nhất.
Câu 2 : H.động og TS,TTS và CNVN?
* Hoạt động của tư sản
- Tổ chức phong trào tảy chay tư sản Hoa kiều, chủ trương “chấn hưng hàng nội, bài trừ hàng ngoại”, đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn...
- Thành lập Đảng Lập Hiến (1923) để đòi tự do, dân chủ, nhưng khi được Pháp nhượng bộ một số quyền lợi thì lại thỏa hiệp. 
* Phong trào đấu tranh của tiểu tư sản Việt Nam:
- Một số tổ chức chính trị ra đời lãnh đạo đấu tranh: Việt Nam nghĩa đoàn, Hội phục Việt, Đảng thanh niên
- Cho ấn hành và xuất bản nhiều tờ báo tiến bộ: Tiếng chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Nam Đồng thư xã, Cường học thư xã...
- Năm 1923 thành lập tổ chức Tâm tâm xã ở Quảng Châu. Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái, mở đầu thời kì đấu tranh mới.
- Phong trào đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926) lan rộng khắp cả nước.
* Phong trào công nhân:
- Trước năm 1925, phong trào đấu tranh của công nhân còn mang tính tự phát.
- Tháng 8/1925, công nhân xưởng đóng tàu Ba Son (Sài Gòn) bãi công, ngăn cản Pháp đưa lính người Việt sang đàn áp cách mạng Trung Quốc à Công nhân Việt Nam bắt đầu chuyển sang đấu tranh tự giác.
Câu 3: Hoạt động của NAQ ?
- Cuối 1917, NTT trở lại Pháp, gia nhập Đảng Xã hội Pháp (1919).
- 18/6/1919, gởi Bản yêu sách của nhân dân An Nam đến hội nghị Vecxai.
- 7/1920, đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin.
- 25/12/1920, tại đại hội Tua, NAQ bỏ phiếu tán thành gia nhập QTCS và tham gia thành lập ĐCS Pháp.
- Từ 1921 thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa; ra báo Người cùng khổ; viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân; và đặc biệt là viết cuốn Bản án chế độ thực dân Pháp.
- 6/1923, sang Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân và Đại hội QTCS lần V (1924).
- 11/11/1924, về Quảng Châu – Trung Quốc.
- 1925, t/l hội VNCM thanh niên
Câu 4 : Hội nghị t/l Đảng CSVN ?
a. Hoàn cảnh
- Cuối năm 1929, nước ta có 3 tổ chức cộng sản ra đời, nhưng lại hoạt động riêng lẽ, gây ảnh hưởng đến phong trào cách mạng.
- Nguyễn Ái Quốc nhận chỉ thị của Quốc tế cộng sản, trở về Cửu Long (Hương Cảng) để thống nhất các tổ chức cộng sản ở Việt Nam. Hội nghị diễn ra ngày 6/1/1930, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì.
b. Nội dung
- Nguyễn Ái Quốc phê phán những quan điểm sai lầm của các tổ chức cộng sản.
- Hội nghị đã thảo luận và nhất trí thống nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thông qua Chính cương, Sách lược vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Cương lĩnh chỉ rõ: 
 + Đường lối cách mạng: tiến hành tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng. tiến tới xã hội cộng sản.
 + Nhiệm vụ chiến lược: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản động, xây dựng nước Việt Nam độc lập, tự do lập chính quyền công nông, quân đội công nông, tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bon phản cách mạng chia cho dân nghèo.
 + Lực lượng cách mạng: Công – nông, tiểu tư sản trí thức; phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập.
 + Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản.
 + Cách mạng Việt Nam có mối quan hệ khăng khít với cách mạng thế giới.
c. Ý nghĩa lịch sử của sự thành lập Đảng
 - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp quyết liệt của nhân dân ta.
 - Đảng ra đời là sự kết hợp giữa 3 yếu tố: Chủ nghĩa Mác – Lênin, phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
 - Đánh dấu bước ngoặt lớn của cách mạng Việt Nam, là sự chuẩn bị tất yếu có tính quyết đinh cho những thắng lợi sau này của cách mạng Việt Nam
Câu 5 : p/tr c/m 1930-1931 ?
1/Phong trào cách mạng 1930-1931:
a. Nguyên nhân.
- Tác động của khủng hoảng KT 1929 – 1933.
- Chính sách đàn áp, khủng bố của thực dân Pháp.
- Sự ra đời và lãnh đạo của Đảng CSVN
b. Diễn biến.
- 2 – 4/1930 nổ ra nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân.
- 5/1930 trên phạm vi cả nước, bùng nổ nhiều cuộc đấu tranh nhân ngày QT lao động (1.5).
- 6,7,8 /1930 liên tiếp nổ ra các cuộc đầu tranh. 
- 9/1930, phong trào lên cao, nhất ở Nghệ An và Hà Tĩnh, nông dân biểu tình có vũ trang tự vệ, chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ, thay vào đó các “Xô viết” thành lập.
2. Xô viết Nghệ -Tĩnh.
* Sự thành lập:
- 9/1930, phong trào ở Nghệ - Tĩnh phát triển đến đỉnh cao -> chính quyền địch ở các thôn xã tan vỡ.
- Trước tình hình đó, Đảng lãnh đạo quần chúng thành lập các “xô viết”.
* Chính sách:
- Chính trị: thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân, thành lập đội tự vệ đỏ và TAND.
- Kinh tế: chia ruộng đất công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế,xóa nợ cho người nghèo,
- Văn hoá – xã hội: mở lớp dạy chữ quốc ngữ, các tệ nạn xã hội bị xóa bỏ,
=> Những chính sách của chính quyền XV đem lại lợi ích cho nhân dân lao động . Điều đó tỏ rõ bản chất ưu việt của một chính quyền mới – chính quyền của dân, do dân, vì dân.
- Kết quả: Giữa 1931 PTCM trong cả nước tạm lắng do chính sách khủng bố dã man của P
Câu 6 : Ý nghĩa ls, BHKN p/tr 31-31 ?
a/ Ý nghĩa lịch sử :
- Là cuộc tổng diễn tập đầu tiên của Đảng ta cho cách mạng tháng Tám 1945.
- Khẳng định sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng, khối liên minh công nông hình thành.
- Đảng ta được công nhận là một bộ phận của Quốc tế cộng sản.
b/ Bài học kinh nghiệm : 
- Bài học về công tác tư tưởng, liên minh công nông, xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất và lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
Câu 7 : Phong trào CM trong những năm 1932 – 1935.
1. Cuộc đấu tranh phục hồi phong trào CM.
* Nguyên nhân: Do chính sách khủng bố của thực dân Pháp, lực lượng CM bị thiệt hại nặng nề.
* Diễn biến:
- Ở trong tù: Đảng viên CS và những chiến sĩ y nc kiên cườg đ/tr, tổ chức vượt ngục.
- Ở bên ngoài: 
+ Các Đảng viên timg các gây dựng lại cơ sở Đảng và quần chúng.
+ 1932 các đ/c hải ngoại về nước tổ chức ban lãnh đạo TW của Đảng.
+ 6/1932, Ban lãnh đạo TW ra chươg trình hành động của Đảng.
* Kết quả: Đầu 1935 các tổ chức Đảng & phong trào quần chúng được phục hồi.
2. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ nhất của Đảng cộng sản Đông Đương (3. 1935).
- Từ27-31/3/1935 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 1 của Đảng đc triệu tập tại Ma Cao 
- Nội dung :
+ Xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt là: củng cố và phát triển Đảng, chống chiến tranh đế quốc.
+ Thông qua nghị quyết , điều lệ Đảng.
+ Bầu BCH TW do Lê Hồng Phong làm Tổng bí thư.
- Ý nghĩa: 
+	Đánh dấu các tổ chức đảng được phục hồi từ trung ương đến địa phương.
+	Tổ chức và phong trào quần chúng được phục hồi.
Câu 8 : p/tr dân chủ 1936-1939
a. Đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ .
*. Phong trào Đông Dương Đại hội.
- Năm 1936 ,Đảng vận động và  tổ chức  nhân dân thảo ra bản dân  nguyện vọng gửi tới phái đoàn chính phủ Pháp, tiên tời triệu tập Đông Dương Đại hội (8-1936)
- Các ủy ban hành động thành lập khắp nơi, phát truyền đơn, ra báo, mít tinh, thảo luận dân chủ, dân sinh )
-Tháng 09/1936 Pháp giải tán Ủy ban hành động, cấm hội họp, tịch thu các báo.
- Qua phong trào, đông đảo quần chúng được giác ngộ, đoàn kết đấu tranh đòi quyền sống. Đảng thu được một số kinh nghiệm về phát động và lãnh đạo đấu tranh công khai, hợp pháp.
* Phong trào đón Gô –đa: năm 1937 , lợi dụng sự kiện đó Gô đa và Toàn quyền mới sang Đông Dương , Đảng tổ chức quần chúng mít tinh, biểu dương lực lượng đưa yêu sách  về dân sinh, dân chủ .
* 1937-1939:  nhiều cuộc mít tinh , biểu tình đòi quyền sống tiếp tục diễn ra , nhân ngày Quốc tế lao động 01/05/1938, lần đầu tiên nhiều cuộc mít tinh tổ chức công khai ở Hà Nội,  Sài Gòn có đông đảo quần chúng tham gia.
b. Đấu tranh nghị trường:  hình thức đấu tranh mới của Đảng:
Đảng đưua người của Mặt trận Dân Chủ Đông Dương ra ứng cử vào Viện dân biểu Bắc kỳ, Trung kỳ, Hội đồng quản hạt Nam kỳ.
Mục tiêu: Mở rộng lực lượng Mặt trận dân chủ và vạch trần chính sách phản động của thực dân, tay sai, bênh vực quyền lợi của nhân dân.
c. Đấu tranh trên lĩnh vực báo chí:
- Từ 1937 báo chí công khai của Đảng bằng tiếng Việt: Tin tức, Đời nay, Phổ Thông, Dân chúng , bằng tiếng Pháp: Lao động), Tranh đấu.trở thành mũi xung kích trong cuộc vận động dân chủ, dân sinh .
- Nhiều sách chính trị – lý luận xuất bản công khai hoặc đưa từ Pháp về. Nhiều tác phẩm văn học hiện thực phê phán ra đời như: Bước đường cùng, Tắt đèn, Số đỏ  ,Thơ cách mạng, kịch Đời cô Lựu
- Cuối 1937, Đảng phát động phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ giúp quần chúng đọc được sách báo, nâng cao sự hiểu biết về chính trị và cách mạng.
- Cuộc đấu tranh trên lãnh vực báo chí  đã thu kết quả to lớn  về văn hóa – tư tưởng: đông đảo các tầng lớp nhân dân được giác ngộ về con đường cách mạng.
* Ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Là phong trào quần chúng rộng lớn, có tổ chức, dưới sự lãnh đạo của Đảng..
- Buộc Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách về dân sinh, dân chủ.
- Quần chúng được giác ngộ về chính trị, trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.
- Cán bộ đựợc tập hợp và trưởng thành.
- Là một cuộc tổng diễn tập, chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
* Bài học kinh nghiệm của phong trào dân chủ 1936 – 1939
- Về việc xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
- Tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.
- Đấu tranh tư tưởng trong nội bộ Đảng  và với các đảng phái phản động.
- Đảng thấy được hạn chế trong công tác mặt trận, dân tộc
- Là một cuộc  diễn tập thứ hai , chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.
Câu 9 : So sánh cương lĩnh & luận cương
N/d
Cươg lĩh (NAQ, 3/2/1930)
Luận cươg(Trần Phú,10/30)
2 giai đoạn of CMVN
C/m TS dân quyền và c/m XHCN
C/m TS dân quyền và c/m XHCN
Nhiệm vụ 
Chống đế quốc,

File đính kèm:

  • docxDe cuong su 12 Ki 1LSVN.docx
Giáo án liên quan