Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Sơn Lâm

 I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Bằng TN khẳng định được:

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng lọt vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy các vật khi có ánh sáng từ các vật đó đến mắt ta.

 - Hiểu nguồn sáng là các vật tự phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta. Các vật được đề cập tron

 2. Kỹ năng:

 - Dựa vào quan sát phân biệt được nguồn sáng-vật sáng.

 - Nêu được ví dụ về nguồn sáng và vật sáng.

 3. Thái độ:

- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong khi làm TN.

- Có tinh thần cộng tác, phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.

 II. Chuẩn bị:

- Mỗi nhóm: 1 hộp kín, có pin (phòng TH).

- GV:+ 1 ống thẳng.

 + 1 gương phẳng, 1 tấm bìa viết chữ tím.

 + Đèn pin.

 +Nguyên cứu thêm chuẩn kiến thức kỹ năng

 

doc80 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1039 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Vật lý 7 - Trường THCS Sơn Lâm, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thái độ:
-Cẩn thận, chính xác ,trung thực, nghiêm túc khi làm kiểm tra
II/ Ma trận ,đề, đáp án
Ngày soạn:28/12/2013 
CHƯƠNG III: ĐIỆN HỌC
Tiết 19:Bài 17: SỰ NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả được hiện tượng hoặc 1 TN chứng tỏ vật bị nhiễm điện do cọ xát.
- Nêu được hai biểu hiện của các vật đã nhiễm điện.
2. Kỹ năng:
- Giải thích được một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát trong thực tế.
-Vận dụng giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan tới sự nhiễm điện do cọ xát
3. Thái độ:
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong TN.
- Có tinh thần cộng tác phối hợp với bạn trong hoạt động chung của nhóm.
II. CHUẨN BỊ:
- Một thước dẹt, một thanh thủy tinh, một thanh kim loại.
- Giá treo quả cầu.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp :
 2 . Kiểm tra : 
 3. Bài mới : Như phần mở đầu SGK
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Tổ chức tình huống:
-Cho HS kể một số hiện tượng điện trong tự nhiên.
-Giới thiệu mục chính ở đầu chương.
-Thông báo một số hiện tượng nhiễm điện do cọ xát TT à vào bài.
* Hoạt động 2: Làm TN phát hiện nhiều vật cọ xát có tính chất mới:
-Cho từng nhóm HS giới thiệu đồ dùng có trong nhóm.
-Hướng dẫn cả lớp lần lượt làm TN H.17. Quan sát hiện tượng ghi kết quả.
-Cho HS thảo luận nhóm điền từ thích hợp vào nhận xét.
à ghi kết luận 1 vào tập.
* Hoạt động 3:phát hiện vật bị cọ xát sẽ bị nhiễm điện.
-Hướng dẫn HS làm TN kiểm tra.
-Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
-Thảo luận toàn lớp rút ra
 kết luận 2.
* Hoạt động 4: vận dụng -củng cố
-Hướng dẫn HS thảo luận trả lời C1, C2, C3.
-Cho HS đọc phần ghi nhớ.
-Hướng dẫn HS làm bài tập SBT.
-Kể một số hiện tượng điện trong TN
-Tiếp thu các thông tin mới.
-Giới thiệu đồ dùng mỗi nhóm.
-Làm TN theo nhóm-Quan sát hiện tượng trong TN rồi ghi kết quả vào bảng.
-Thảo luận nhóm ghi nhận xét.
-Làm TN2 theo nhóm à báo cáo kết quả.
-Thảo luận lớp à kết luận 2, ghi tập.
-Thảo luận nhóm trả lờiC1, C2, C3
-Đọc ghi nhớ
-Làm bài tập SBT
I. Vật nhiễm điện:
* TN1: ( sgk)
- KL1: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng hút các vật khác.
* TN2 : ( sgk )
- KL2: Nhiều vật sau khi bị cọ xát có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
KL: 
- Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cách cọ xát .
- Vật bị nhiễm điện ( hay vật mang điện tích ) có khả năng hút các vật khác .
II. Vận dụng:
C1/
C2/ 
C3/
4/ Dặn dò :
Học bài, làm bt 17.1 , 17.3 sbt
Xem trước bài : hai loại điện tích .
 IV/Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:04/01/2014 
Tiết 20 :Bài 18: HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Biết được chỉ có hai loại điện tích.
- Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, khác dấu thì hút nhau.
- Nêu được cấu tạo nguyên tử gồm: hạt nhân mang điện tích dương và các e- mang điện tích âm chuyển động xung quanh hạt nhân, bình thường trung hòa về điện.
2. Kỹ năng:
- Biết được vật mang điện âm thừa e-, điện dương thiếu e-.
-Sơ lược cấu tạo nguyên tử
3. Thái độ:
- Trung thực, tỉ mỉ.
II. CHUẨN BỊ:
- Hai mảnh lylon màu trắng.
- Một kẹp giấy-thanh thủy tinh, thanh nhựa màu, mảnh len.
-Hình vẽ to mô hình đơn giản của nguyên tử.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp :
 2 . Kiểm tra bài cũ
 -Có thể làm cho 1 vật nhiễm điện bằng cách nào ?
 - vật bị nhiễm điện thì có khả năng gì?
 3. Bài mới : Như phần mở đầu SGK
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
-Bằng cách nào để vật nhiễm điện? VD?
-Vật nhiễm điện có khả năng gì?
-Cho HS đọc phần mở bài à vào bài.
* Hoạt động 2:Làm TN tạo 2 vật nhiễm điện cùng loại và tìm hiểu lực tác dụng giữa chúng.
-Hướng dẫn HS làm TN: B1, B2 sau đó gọi 1 HS đại diện nhóm nhận xét.
-Các nhóm khác ý kiến.
-Chú ý:
+Cho HS cọ xát 1 chiều.
+Cho HS nhận xét 2 mảnh nylon chưa cọ xát.
* Hoạt động 3:Làm TN2-nhận biết vật nhiễm điện hút nhau là khác loại.
-Hướng dẫn HS làm TN như hình 18.3
-Gọi 1 HS đại diện nhóm ghi nhận xét.
-Các nhóm khác cho ý kiến.
-Tóm lại ý đúng.
* Hoạt động 4: kết luận và vận dụng hiểu biết về hai loại điện tích và lực tác dụng của chúng.
-Từ 2 TN trên rút ra kết luận gì?
-Cho HS đọc phần quy ước trong SGK.
-Yêu cầu HS đọc C1.
* Hoạt động 5: tìm hiểu sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
-Điện tích từ đâu mà có?
-Cho HS đọc phần thông tin SGK về cấu tạo nguyên tử.
* Hoạt động 6: vận dụng kiến thức.
-Cho HS trả lời C2, C3, C4.
-Cho HS đọc lại phần ghi nhớ.
-Cho HS đọc phần có thể em chưa biết.
-HS đọc phần mở bài.
-Làm TN theo từng nhóm à nhận xét.
-Ghi tập sau khi GV sửa sai.
-HS làm TN theo nhóm, thảo luận để đưa ra nhận xét trước lớp à ghi vào tập.
-Phát biểu kết luận à ghi tập.
-Đọc SGK
à trả lời C1.
-Cá nhân trả lời.
-Tiếp thu thông tin mới.
I. Hai loại điện tích:
a/ TN 1: (SGK)
b/ NX: hai mảnh ni lông nhiễm điện cùng loại chúng đẩy nhau.
c/ TN2:
d/ NX: Thanh nhựa và thanh thủy tinh hút nhau do đó chúng bị nhiễm điện khác loại.
- Kết luận: có hai loại điện tích. Các vật mang điện tích cùng loại thì đẩy nhau, các vật mang điện tích khác loại thì hút nhau.
- Quy ước: (SGK)
II. Sơ lược về cấu tạo nguyên tử.
- Cấu tạo nguyên tử (SGK)
III. Vận dụng:
Vật nhiễm điện dương khi thiếu e-, nhiễm điện âm khi thừa e-.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Học bài và làm bài tập SBT.18.1 ,18.2 ,18.3 
- Chuẩn bị bài tiếp theo:DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
+ Dòng điện là gì?
+ Nguồn điện có mấy cực? 
+ Tác dụng của nguồn điện?
IV.Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn:11/01/2014 
 Tiết 21 :Bài 19: DÒNG ĐIỆN – NGUỒN ĐIỆN
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Mô tả TN tạo ra dòng điện và nhận biết có dòng điện.
- Nêu được dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
- Nêu được tác dụng chung của nguồn điện, nhận biết nguồn điện thường có hai cực.
2. Kỹ năng:
- Biết mắc và kiểm tra để đảm bảo mạch điện kín: pin, bóng đèn, công tắc, dây nối.
3. Thái độ:
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong TN.
II. CHUẨN BỊ:
- 2 mảnh ni lông, kim loại mỏng, bút thữ điện, len, lụa, đèn, công tắc, dây nối, nguồn, pin, đinamô xe đạp (HS đem).
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. ổn định lớp :
 2 . Kiểm tra : - có máy loại điện tích?
 -Nêu cách qui ước về các loại điện tích ?
 - Trình bày sơ lược về cấu tạo nguyên tử ?
 - BT 18.1 SBT 
 3. Bài mới : Như phần mở đầu SGK
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới. 
-Cho HS đọc phần mở bài SGK à vào bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu dòng điện là gì? 
-Yêu cầu HS đọc và trả lời C1 kết hợp giát tranh.
-Hướng dẫn HS trả lời C2 và hoàn thành nhận xét.
-Từ nx à dòng điện là gì?
-Gọi vài HS yếu đọc lại phần kết luận.
* Hoạt động 3: Tìm hiểu các nguồn điện thường dùng.
-Cho HS đọc phần thông tin SGK trả lời câu hỏi:
+Tác dụng của nguồn điện?
+Nguồn điện có bao nhiêu cực?
+Nguồn điện mà em thường gặp trong thực tế.
-Hướng dẫn HS trả lời C3.
* Hoạt động 4: Cách lắp mạch điện.
-Treo hình 19.3, hướng dẫn HS lắp mạch điện theo hình vẽ.
-Nếu đóng công tắc đèn không sáng-cho HS thảo luận trả lời theo nội dung SGK.
-GV kiểm tra các nhóm sửa sai nếu có.
* Hoạt động 5: Vận dụng-củng cố
-Dòng điện là gì? Làm thế nào để có dòng điện chạy qua bòng đèn pin?
-Cho HS đọc ghi nhớ.
-Hướng dẫn HS thảo luận trả lời C4, C5, C6.
-2 HS trả lời, còn lại lắng nghe nhận xét.
-Đọc mở bài.
-Thảo luận nhóm trả lời à hoàn thành C1.
-Thảo luận nhóm trả lời C2 à hoàn thành nhận xét.
-Cá nhân trả lời à lớp nhận xét à kết luận.
-Đọc lại kết luận
àghi tập.
-Từng cá nhân tự đọc.
-Cá nhân trả lời.
-Cá nhân trả lời C3.
-Hoạt động nhóm quan sát và lắp mạch điện.
-Nếu đèn không sáng thảo luận nhóm tìm nguyên nhân theo hướng dẫn SGK.
I. Dòng điện:
C1
C2
Nhận xét: (SGK).
* Kết luận: dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.
II. Nguồn điện:
1. Các nguồn điện thường dùng:
+ Nguồn điện cung cấp dòng điện lâu dài để các thiết bị điện có thể hoạt động.
2. Mạch điện có nguồn:
- Muốn cho dòng điện đi qua thì mạch điện phải kín.
- Muốn có dòng điện đi qua thì mạch phải kín.
III. Vận dụng:
C4/
C5/
C6/
4/ Dặn dò:
- Học bài- làm bài tập SBT.
 - Chuẩn bị: bài 20 : CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN –
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
 + Thế nào là chất dẫn điện, cách điện?
+ Dòng điện trong kim loại là gì ?
IV.Rút kinh nghiệm:Ngày soạn:18/01/2014 
Tiết 22: Bài 20: CHẤT DẪN ĐIỆN – CHẤT CÁCH ĐIỆN –
DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết trên thực tế vật dẫn điện là vật cho dòng điện đi qua, vật cách điện là vật không cho dòng điện đi qua.
 -Chất dẫn điện là chất cho dòng điện đi qua. Chất dẫn điện gọi là vật liệu dẫn điện khi được dùng để làm các vật hay các bộ phận dẫn điện.
2. Kỹ năng:
- Biết kể tên một số vật dẫn điện, vật cách điện thường dùng.
- Nêu được dòng điện trong kim loại là dòng e- tự do dịch chuyển có hướng.
 -Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các êlectron tự do.
3. Thái độ:
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận trong TN.
II. CHUẨN BỊ:
- Pin, bòng đèn, công tắc, dây nối, sứ, đồng nhôm, thước nhựa.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 1. Ổn định lớp :
 2 . Kiểm tra 15 phút: 
 1/ Dòng điện là gì ? (5đ)
 2/ Nguồn điện : 
 a/ Kề tên một số nguồn điện ? (2đ)
 b/Để có dòng điện trong mạch thì mạch điện đó phải như thế nào ? (3đ)
 Trả lời
 1/ Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. (5đ)
 2/ a/ pin, acquy (2đ)
 b/ Để có dòng điện trong mạch thì mạch điện đó phải kín và có nguồn điện (3đ)
 3. Bài mới : Như phần mở đầu SGK
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội Dung
* Hoạt động 1: 
-Cho HS đọc phần mở bài à vào bài.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu vật dẫn điện-vật cách điện:
-Cho HS đọc phần thông tin SGK.
-Chất dẫn điện là gì?
-Chất cách điện là gì?
-Hướng dẫn HS trả lời C1: treo tranh 20.1 –quan sát bóng đèn.
* Hoạt động 3: Xác định vật dẫn điện-vật cách điện:
-Hướng dẫn làm TN (20.2)
-Cho HS trả lời C2, C3.
* Hoạt động 4: Tìm hiểu dòng điện trong kim loại:
-Cho HS đọc thông báo SGK.
-Cho HS trả lời C4.
-Hướng dẫn HS trả lời C5.
-Cho HS nhắc lại về sự tương tác 2 loại điện tích.
-Yêu cầu HS trả lời C6.
àCho HS hình thành kết luận.
* Hoạt động 5: Vận dụng-củng cố:
-Vật d

File đính kèm:

  • docgiao an ly 7 11-12.doc