Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 26: Tình Hình Xã Hội Ở Nửa Đầu Thế Kỉ Xix Và Phong Trào Đấu Tranh Của Nhân Dân

I - MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức

- Học sinh cần hiểu được rằng đầu thế kỉ XIX tình hình xã hội Việt Nam đã bước đầu ổn định song vẫn tồn tại những mâu thuẫn nội tại, cố hữu của xã hội phong kiến.

- Biết được những cố gắng của nhà Nguyễn nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng không mang lại hiệu quả lớn,sự phân chia giai cấp ngày càng gay gắt, đời sống nhân dân cực khổ.

- Nhớ được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì này chống lại chính quyền phong kiến.

2. Về tư tưởng, tình cảm

- Giáo dục cho học sinh những thái độ tình cảm đúng đắn tốt đẹp, căm ghét sự bạo quyền, sa đọa, bóc lột của chế độ phong kiến.Hình thành thế giới quan đúng đắn

- Đồng thời hình thành những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu thương, sự khâm phục đối với quần chúng nhân dân lao động, với truyền thống đấu tranh đòi công bằng của cha ông.

3. Về kĩ năng

- Rèn luyện kĩ năng bộ môn như ghi nhớ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.

- Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lịch sử.

 

doc9 trang | Chia sẻ: honglan88 | Lượt xem: 17014 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử lớp 10 - Bài 26: Tình Hình Xã Hội Ở Nửa Đầu Thế Kỉ Xix Và Phong Trào Đấu Tranh Của Nhân Dân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mâu thuẫn nội tại, cố hữu của xã hội phong kiến.
- Biết được những cố gắng của nhà Nguyễn nhằm giải quyết những khó khăn của nhân dân nhưng không mang lại hiệu quả lớn,sự phân chia giai cấp ngày càng gay gắt, đời sống nhân dân cực khổ.
- Nhớ được những nét chính trong phong trào đấu tranh của nhân dân ta thời kì này chống lại chính quyền phong kiến.
2. Về tư tưởng, tình cảm
- Giáo dục cho học sinh những thái độ tình cảm đúng đắn tốt đẹp, căm ghét sự bạo quyền, sa đọa, bóc lột của chế độ phong kiến.Hình thành thế giới quan đúng đắn
- Đồng thời hình thành những tình cảm tốt đẹp như lòng yêu thương, sự khâm phục đối với quần chúng nhân dân lao động, với truyền thống đấu tranh đòi công bằng của cha ông.
3. Về kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng bộ môn như ghi nhớ, phân tích, đánh giá sự kiện lịch sử.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày, thuyết trình một vấn đề lịch sử.
II - TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC.
1.Ổn định trật tự lớp
2.Kiểm tra bài cũ
- Câu 1: Trình bày cuộc cải cách của Minh Mạng 1831 – 1832 ?
- Câu 2: Tình hình công thương nghiệp thời Nguyễn ?
3. Giới thiệu bài mới
Ở tiết trước chúng ta đã cũng nhau tìm hiểu về kinh tế, chính trị, văn hóa của nước ta dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX). Trong bài ngày hôm nay chúng ta tiếp tục tìm hiểu xem xã hội Việt Nam thời Nguyễn có những nét nổi bật gì.
4. Tiến trình tổ chức dạy – học
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
Hoạt động 1:
- GV giảng: Nhà Nguyễn lên nắm quyền trong bối cảnh chế độ phong kiến Việt Nam đã rơi vào khủng hoảng và suy yếu. Nhà Nguyễn tìm mọi cách để duy trì và bảo vệ vương quyền, củng cố nền thống trị của mình.Chính điều đó đã tạo nên những biến đổi trong lòng xã hội phong kiến giai đoạn cuối.
- GV yêu cầu HS đọc SGK và hỏi:
? Cho biết tình hình xã hội Việt Nam dưới triều Nguyễn
- HS theo dõi SGK và trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
Dưới triều Nguyễn sự phân chia giai cấp ngày càng trở nên gay gắt. Nguyên nhân chính là nạn tham ô, nhũng nhiễu dân lành của quan lại, địa chủ, cường hào.
- GV trích đọc các câu ca dao, lời vua Tự Đức trong SGK/130 để minh họa.
Hoạt động 2
- GV hỏi: Trong bối cảnh ấy đời sống nhân dân ta ra sao?
- HS theo dõi SGK và trả lời
- GV nhận xét, bổ sung, chốt ý:
Dưới thời nhà Nguyễn người dân đặc biệt là những người nông dân thấp cổ bé họng phải gánh trên vai mình biết bao gánh nặng, đó là sưu cao, là thuế nặng, là tô tức, là lao dịch (một năm mỗi dân đinh phải chịu 60 ngày lao dịch, trên thực tế có thể là nhiều hơn), là thiên tai, bệnh dịchSự cùng cực ấy đã đi vào trong các câu ca dao, các bài vè của cha ông ta như một minh chứng rõ ràng nhất: Bài vè :
Cơm thì chẳng có/ Rau cháo cũng không/ Đất trắng xoa ngoài đồng/ Nhà giàu niêm kín cổng/ Còn một bộ xương sống/ Vơ vất đi ăn mày/Ngồi xó chợ lùm cây/Quạ kêu vang bốn phía/ Xác đầy nghĩa địa/Thây thối bên cầu/Trời ảm đạm u sầu/ Cảnh hoang tàn đói rét
- GV hỏi: Vậy đời sống nhân dân ta thời kì này so với thời kì trước thì sao?
- GV gợi ý cho HS liên hệ với các câu ca dao, những ghi chép về thời kì các bậc minh quân nhà Lê sơ (Đời vua Thái Tổ, Thái Tông/ Thóc lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn/ )
- HS suy nghĩ, trả lời.
- GV nhận xét, chốt ý.
Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ. Mâu thuẫn xã hội ngày càng trở nên gay gắt và khi không thể dung hòa được thì các cuộc nổi dậy của nhân dân như một tất yếu bởi “có áp bức, có đấu tranh”. Đó cũng là một quy luật.
1. Tình hình xã hội và đời sống nhân dân
a, Xã hội
- Phân chia giai cấp gay gắt.
- Tệ tham quan ô lại diễn ra phổ biến.
- Cường hào ở địa phương ức hiếp nhân dân
b, Đời sống nhân dân
- Sưu cao, thuế nặng
- Lao dịch nặng nề
- Thiên tai, mất mùa
à Nhân dân cực khổ -> Mâu thuẫn xã hội lên cao - > Đấu tranh.
2. Phong trào đấu tranh của nhân dân, binh lính và đồng bào dân tộc ít người
Hoạt động 1
- GV giảng: Phong trào đấu tranh của nhân dân đặc biệt là nông dân là một bộ phận không thể thiếu trong lịch sử trung đại Việt Nam. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về phong trào đấu tranh dưới triều Nguyễn (giai đoạn nửa đầu thế kỉ XIX)
Hoạt động 2
- GV yêu cầu HS theo dõi SGK và yêu cầu HS làm việc theo nhóm với bảng mẫu:
Tên khởi nghĩa
Thời gian
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
Kết quả
Nhóm 1: Tìm hiểu phong trào đấu tranh của nhân dân và binh lính dưới triều Nguyễn?
Nhóm 2: Tìm hiểu sự nổi dậy của đồng bào dân tộc ít người ở miền núi nửa đầu thế kỉ XIX?
- GV hướng dẫn HS khai thác SGK
- GV gọi đại diện nhóm lên làm việc với bảng và gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt ý. Mở rộng cho HS kiến thức về các nhà lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa.
* Nhóm 1
- Khởi nghĩa Phan Bá Vành: Phan Bá Vành Là người làng Minh Giám (Vũ Thư – Thái Bình), nổi tiếng giỏi võ. Năm 1821-1822 vùng châu thổ sông Hồng gặp nạn đói lớn, bọn địa chủ, cường hào lại tăng cường bóc lột khiến nhân dân các tỉnh Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương bất bình. Phan Bá Vành nhân đó phất cờ khởi nghĩa. Nghĩa quân đi tới đâu đều lấy của nhà giàu chia cho người nghèo nên được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Năm 1826 Minh Mạng đã huy động quân đội đàn áp, nghĩa quân phải rút về vùng Trà Lũ (Nam Định). 1827 Phan Bá Vành bị giết, căn cứ Trà Lũ bị truy quét, khởi nghĩa thất bại. Đây là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào nông dân nửa đầu thế kỉ XIX
 - Khởi nghĩa Cao Bá Quát: (1808-1855), quê ở Phú Thuỵ -Gia Lâm – Hà Nội. Là người từng đỗ cử nhân, nổi tiếng là người có nhân cách cứng cỏi, văn hay, chữ tốt. Năm 1847 làm ở Viện Hàn Lâm, sớm nhận ra bộ mặt xấu xa của triều đình nên đã từ quan. Năm 1853 – 1854 các tỉnh Bắc Ninh, Sơn Tây bị hạn hán, châu chấu hoành hành nên nhân dân đói khổ, lòng người bất mãn. Nhân đó, ông tổ chức khởi nghĩa. Bị bại lộ nên cuộc khởi nghĩa chỉ kéo dài được mấy tháng. Cao Bá Quát hi sinh tại trận địa.Cuộc khởi nghĩa thất bại. Sau đó triều đình ra lệnh chu di tam họ nhà Cao Bá Quát.
- Khởi nghĩa Lê Văn Khôi: Lê Văn Khôi vốn thuộc họ Nguyễn, là con nuôi của Lê Văn Duyệt - một tướng của Gia Long nhưng bất mãn với triều đình. 1832 Lê Văn Duyệt mất nhưng mưu đồ chưa thành. Gia quyến của ông và Lê Văn Khôi cũng bị bắt giam. 6/1833 Lê Văn Khôi cùng 27 đồng mưu đã vượt ngục, giết Bố chính và Tổng đốc, thả hết tù phạm, phân phát vũ khí cho họ, tổ chức đánh chiếm các tỉnh Nam Kì. Chỉ trong vòng 1 tháng nghĩa quân đã chiếm được 6 tỉnh Nam Kì. Nhưng sau đó lực lượng bị xé nhỏ, triều đình lợi dụng điều đó để đàn áp, mua chuộc tướng lĩnh. Năm 1834 Lê Văn Khôi bị bệnh rồi mất trong thành. Con trai của ông lúc đó lên 8 được suy tôn làm đại nguyên soái nhưng lực lượng đã suy yếu nên không đủ sức chống lại quan quân triều đình. 8/1835, quân triều đình mở cuộc tấn công quy mô lớn vào thành, tàn sát dã man nghĩa quân và nhân dân trong thành. Cuộc khởi nghĩa thất bại.
GV phát vấn thêm: Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi có gì khác về thành phần tham gia so với các cuộc khởi nghĩa khác không? Và điều đó nói lên điều gì?
- HS suy nghĩ, trả lời
- GV nhận xét, chốt ý
+ Cuộc khởi nghĩa của Lê Văn Khôi thu hút đông đảo thành phần nhưng chủ yếu là binh lính.
+ Binh lính là những người làm nhiệm vụ trong quân đội nhà nước, ăn lương bổng của triều đình.
+ Họ cũng chính là những người từng theo lệnh triều đình đàn áp phong trào nông dân. Họ theo Lê Văn Khôi chống lại triều đình cho thấy sự bất mãn của bộ phận binh lính đối với triều đình. Đồng thời cho thấy sức mạnh của cuộc khởi nghĩa, khả năng đấu tranh của bộ phận binh lính.
* Nhóm 2: 
+ Phong trào đấu tranh của đồng bào dân tộc ít người cũng diễn ra mạnh mẽ
+ Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của người Tày ở Cao Bằng dưới sự lãnh đạo của Nông Văn Vân, kéo dài từ 1833-1835 và cuộc đấu tranh của người Mường ở Hoà Bình và Tây Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo của tù trưởng họ Quách.
+ Ở phía Nam, người Khơme ở Tây Nam Bộ cũng nổi dậy trong suốt những năm 1840-1848
à Mặc dù bị đàn áp song phong trào đấu tranh vẫn diễn ra mạnh mẽ và chỉ tạm thời lắng xuống khi thực dân Pháp ráo riết xâm lược nước ta.
- GV nhận xét, chốt ý:
Tên cuộc khởi nghĩa
Thời gian
Lực lượng tham gia
Địa bàn hoạt động
Kết quả 
Phan Bá Vành
1821-1827
Nông dân
Thái Bình; Hải Dương; Nam Định; An Quảng, 
Thất bại
Cao Bá Quát
1853-1854
Nông dân
Hà Tây, Hà Nội, Hưng Yên.
Thất bại
Lê Văn Khôi
1833-1835
Nông dân, Binh lính
Gia Định-> Nam Bộ
Thất bại
Nông Văn Vân
1833-1835
Người Tày
 Cao Bằng
Thất bại
Tù trưởng họ Quách
1832-1838
Người Mường
Hòa Bình, Tây Thanh Hóa
Thất bại
Người 
Khơ-me
1840-1848
Người Khơ-me
Tây Nam Kì
Thất bại
Hoạt động của thầy và trò
Kiến thức cần đạt
- GV yêu cầu HS nhận xét về phong trào đấu tranh thời kì này theo từng tiêu chí : Thời gian, địa bàn, lực lượng tham gia
- HS xem xét và trả lời:
- GV nhận xét, chốt ý
+ Nổ ra ngay đầu triều đại (trong khi các cuộc đấu tranh thời kì trước thường nổ ra ở cuối các triều đại – khi mà các ông vua không còn là bậc minh quân).
 + Nổ ra liên tiếp, trên quy mô rộng, thu hút nhiều thành phần: nông dân, binh lính, thợ thủ công
 + Theo ghi chép của nhà Nguyễn thì ừ 1802-1862 có tới 390 cuộc nổi dậy chống triều Nguyễn (Gia Long 70 cuộc, Minh Mạng có 230 cuộc, Thiệu Trị có 50 cuộc, Tự Đức chỉ từ 1847 – 1862 có tới 40 cuộc nổi dậy) à Chưa một triều đại nào trong lịch sử có nhiều cuộc khởi nghĩa như vậy.
 + Nhiều cuộc khởi nghĩa kéo dài và khiến cho triều đình lo ngại. 
* Nhận xét
- Nổ ra đầu triều Nguyễn
- Nổ ra liên tiếp, số lượng lớn, địa bàn rộng
-Lực lượng tham gia đông đảo
5. Củng cố
- Nhà Nguyễn là vương triều mới lên song không giải quyết được những mâu thuẫn tồn tại trong lòng xã hội phong kiến. Với những chính sách bảo thủ của mình nhà Nguyễn còn khiến cho mâu thuẫn giai cấp trở nên sâu sắc, gay gắt hơn. Khi mâu thuẫn không thể điều hoà thì các cuộc khởi nghĩa nổ ra như một tất yếu lịch sử.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân chống triều Nguyễn diễn ra mạnh mẽ, thu hút đông đảo thành phần tham gia như nông dân, đồng bào thiểu số và đặc biệt là binh lính.
- Các cuộc đấu tranh ở đầu triều đại là biểu hiện cho thấy sự khủng hoảng của chế độ phong kiến. Nguy cơ về sự xâm lược của thực dân đang đến gần.
6. Bà

File đính kèm:

  • docBÀI 26 sửa.doc
Giáo án liên quan