Giáo án Lịch sử 9 - Học kỳ 2 - Năm học 2011-2012

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 HS nắm được những hoạt động cụ thể của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc; Ý nghĩa các hoạt động đó đối với cách mạng Việt Nam; Nắm được chủ trương và hoạt động của hội Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên

 2. Tư tưởng:

 Giáo dục HS lòng khâm phục , kính yêu đối với lãnh tụ NguyễnÁi Quốc và các chiến sĩ cách mạng

 3. Kỹ năng:

 Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, lược đồ, tập đánh giá sự kiện lịch sử

II. Phương tiện dạy học:

 Giáo án, SGK, Lược đồ : Hành trình cứu nước của Nguyễn Ái Quốc

 

doc73 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1198 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 9 - Học kỳ 2 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h:
Tăng cường thực hiện chính sách “ Dùng người việt đánh người việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”.
2. Chủ trương của ta:
Ta thực hiện phương châm đánh lâu dài,tăng cường sứcmạnh của chính quyền và lực lượng vũ trang, đẩy mạnh kháng chiến toàn dân, toàn diện.:
* Về quân sự:
Thực hiện vũ trang toần dân , phát triển chiến tranh du kích.
* Về chính trị, ngoại giao:
Bầu hội đồng nhân dân các cấp ở Nam Bộ, kiện toàn ủy ban kháng chiến.
Đầu 1950 có nhiều nước đặt quan hệ ngoại giao với ta: Liên Xô, Trung Quốc..
* Về kinh tế:
Xây dựng nền kinh tế tự cấp tự túc
* Về văn hóa , giáo dục:
Cải cách giáo dục phổ thông, thay hệ thống giáo dục 12 năm bằng giáo dục 9 năm
4. Củng cố:
 (?) Nêu ý nghĩa việc dẩy mạnh cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện? 
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 26. 
***********************
 Ngày soạn: 5 tháng 3 năm 2012
 Tuần 27
Tiết 35: Bài 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THƯC DÂN PHÁP ( 1950-1953) ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
 Cung cấp cho HS những hiểu biết về giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc từ chiến thắng biên giới thu đông 1950. Cuộc kháng chiến của ta được đẩy mạnh cả ở tiền tuyến ,hậu phương giàng thắng lợi toàn diện về ngoại giao, kinh tế, văn hóa , giáo dục.
2. Tư tưởng:
Bồi dưỡng HS lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết iữa ba nước Đông Dương.
3. Kỹ năng:
Rèn luyện cho HS kỹ năng phân tích đánh giá âm mưu thủ đoạn của Pháp , Mỹ; Kỹ năng trình bày sự kiện lịch sử trên bản đồ.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án , SGK, lược đồ chiến dịch biên giới 1950.
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp: 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Nêu những diễn biến chính của chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?) Sau thắng lợi của chiến dịch Việt Bắc 1947 nước ta đứng trước những thuận lợi nào?
(?) Tình hình Pháp như thế nào?
(?) Vì sao Mỹ can thiệp sâu vào Đông Dương?
(?) Sau khi nhận được viện trợ của Mỹ , Pháp có âm mưu gì?
 ( GV xác định trên lược đồ)
(?) Trước âm mưu của địch ta có chủ trương gì? 
 ( Dùng lược đồ trống)
(?) Pháp đối phó như thế nào?
(?) Nêu kết qủa của chiến dịch?
(?) Sau khi nhận được viện trợ của Mỹ, Pháp có âm mưu gì?
(?) Trước sự suy yếu của Pháp , Mỹ có âm mưu gì?
(?) Trong đại hội đã quyết định những vấn đề lớn nào?
 ( GV yêu càu HS xác định những nội dung cơ bản)
I. Chiến dịch biên giới thu đông 1950:
1. Hoàn cảnh lịch sử mới:
- Nước ta được TrungQuốc , Liên Xô và các nước dân chủ khác công nhận độc lập và đặt quan hệ ngoai giao.
- Pháp liên tiếp thất bại và ngày càng phụ thuộc vào Mỹ.
- Mỹ can thiệp sâu và dính lứu trực tiếp tới chiến tranh Đông Dương.
2. Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc:
a. Âm mưu của Pháp:
- Khóa chặt biên giới Việt – Trung bằng cách tăng cường phòng thủ trên đường số 4.
- Cô lập căn cứ Việt Bắc với đồng bằng liên khu 3,4 bằng cách thiết lập hành lang Đông Tây nhằm tấn công Việt Bắc lần 2.
b. Chủ trương của ta:
Quyết dịnh mở chiến dịch biên giới để tiêu diệt địch, khai thông liên lạc giữa nước ta với thế giới, củng cố căn Việt Bắc.
c. Diễn biến chiến dịch:
- Ngày 18/9/1950 ta tiêu diệt cứ điểm Đông Khê, cô lập Cao Bằng.
- Địch phải rút quân khỏi Cao Bằng và kéo quân từ Thất Khê lên cứu Đông Khê 
- Ta tiếp tục phục kích hai cánh quân này buộc Pháp rút quân về Na Sầm, Lạng Sơn. Tới 22/10/1950 Pháp rút khỏi đường số 4-
- Ta còn tấn công phối hợp ở tả ngạn sông Hồng, tây bắc, đường số 6 buộc Pháp phải rút khỏi thị xã Hòa Bình.
* Kết quả:
Giải phóng vùng biên giới Việt Trung dài 750 km với 35 vạn dân, chọc thủng hành lang Đông Tây ở Hòa Bình, tiêu diệt bộ phận sinh lực địch.
II. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp:
- Pháp dựa vào viện trợ của Mỹ để xây dựng lực lượng, bình địh vùng tạm chiếm, kết hợp tấn công lực lượng cách mạng.
- Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp đẩy mạnh chiến tranh, từng bước thay chân Pháp ở Đông Dương.
III. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng ( Tháng 2/ 1951):
 1. Thời gian- Địa điểm:
- Tháng 2/1951 đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại Chiêm Hóa ( Tuyên Quang)
 2. Nội dung:
- Xác định nhiệm vụ chủ yếu , trước mắt của cách mạng Việt Nam là tiêu diệt Pháp và can thiệp Mỹ giành độc lập bảo vệ hòa bình thế giới.
- Xác định nhiệm vụ chống phong kiến phải tiến hành đồng thời với nhiệm vụ chống đế quốc nhưng cần làm từng bước có kế hoạch.
- Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam và xây dựng ở Lào và Cam Pu Chia mỗi nước một Đảng riêng 
- Bầu BCH TW và bộ chính trị do Hồ Chí Minh làm chủ tịch và Trường Chinh làm tổng bí thư
4. Củng cố:
 (?) Nhận xét lực lượng giữa ta với Pháp cho đến những năm 1950-1951 ?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem phần 4-5.
 Ngày soạn: 5 tháng 3 năm 2012
 Tuần 27
Tiết 36: Bài 26: BƯỚC PHÁT TRIỂN MỚI CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP (1950-1953) ( TIẾT 2)
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Cung cấp cho HS những hiểu biết về giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến toàn quốc từ chiến thắng thu đông 1950;Ta giành thắng lơị toàn diện về chính trị, ngoại giao, kinh tế, tài chính , văn hóa, giáo dục.
2.Tư tưởng:
Bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, tình đoàn kết giữa ba nước Đông Dương.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích sử dụng lược đồ.
II. Phương tiện dạy học:
 Giáo án, SGK
III. Hoạt động dạy học:
1. Tổ chức lớp: 9A 9B
2. Kiểm tra bài cũ:
 (?) Trình bày chiến dịch biên giới 1950?
3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?)Để phát triển hậu phương kháng chiến về mặt chính trị chúng ta có hoạt động gì?
(?) Mặt trận liên minh Việt- Miên- Lào ra đời có ý nghĩa như thế nào?
(?) Nêu những hoạt động của ta về kinh tế tài chính?
(?) Nêu kết quả của cải cách ruộng đất?
(?) Nêu những hoạt động của ta về văn hóa giáo dục?
(?) 
 ? 
IV. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt:
1. Về chính trị:
- Ngày 3/3/1951, Việt Minh và mặt trận Liên Việt thống nhất thành Mặt trận liên hiệp quốc dân Việt Nam ( Mặt trận Liên Việt)
- Ngày 11/3/1951 liên minh nhân dân Việt- Miên- Lào được thành lập.
2. Về kinh tế, tài chính:
- Phát động tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chấn chỉnh chế dộ thuế , xây dựng nền tài chính ngân hàng.
- Tháng 12/1953 Quốc hội thông qua luật “Cải cách ruộng đất” và tiến hành cải cách ruộng đất ở vùng tự do.
* Kết quả:
Tạm cấp 18 vạn HA ruọng đất của địa chủ , thực dân cho nông dân.
3. Về văn hóa, giáo dục:
- Thực hiện tiếp cải cách giáo dục, phát triển tiếp hệ thống trường lớp, học sinh .
- Ngày 1/5/1952 tổ chức đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần 1 tại Việt Bắc.
V. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường:
Đọc thêm
4. Củng cố:
 (?) Căn cứ vào đâu để có thể khẳng định từ 1950 cuộc kháng chiến chống Pháp của ta chuyển sang giai đoạn mới?
5. Hướng dẫn về nhà:
 Học bài xem bài 27
***************************
 Ngày soạn: 6 tháng 3 năm 2012
Tuần 28
Tiết 37: Bài 27: CUỘC KHÁNG CHIẾN TOÀN QUỐC CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC KẾT THÚC ( 1953-1954) ( TIẾT 1)
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu được âm mưu mới của Pháp , Mỹ ở Đông Dương trong kế hoạch Na Va nhằm giành thắng lợi quân sự kết thúc chiến tranh trong danh dự.
Nắm được chủ trương, kế hoạch tác chiến của ta nhằm phá tan kế hoạch Na Va của Pháp ,Mỹ bằng các cuộc tấn công chiến lược trong dông xuân 1953-1954.
2. Tư tưởng:
 Bồi dưỡng học sinh lòng yêu nước tinh thần cách mạng, tinh thần đoàn két giữa nhân dân Đông Dương.
3. Kỹ năng:
Rèn kỹ năng phân tích , nhận định đánh giá cho học sinh.
II. Phương tiện dạy học:
Giáo án, SGK, lược đồ “ Chiến cuộc đông xuân 1953-1954”
III. Hoạt động dạy học:
 1. Tổ chức lớp; 9A 9B
 2. Kiểm tra bài cũ:
 (?)Đảng và nhân dân ta đã làm gì để phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt?
 3. Bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức cần đạt
(?)Để tháo gỡ khó khăn Pháp , Mỹ đã làm gì?
(?) Nêu nội dung cơ bản của kế hoạch Na Va?
(?) Mục tiêu của kế hoạch Na Va là gì?
(?)Để thực hiện kế hoạch Na Va, Pháp , Mỹ đã làm gì?
(?) Trước kế hoạch Na Va ta có chủ trương gì?
(?) Ta tấn công địch ở những nơi nào?
(?) Nêu ý nghĩa các cuộc tấn công của ta?
(?)Điện Biên Phủ được xây dựng và bố trí như thế nào?
 ( Dùng lược đồ)
(?) Nhận xét điểm mạnh và điểm yếu của cứ điểm Điện Biên Phủ?
(?) Chủ trương của ta là gì?
 ( Dùng lược đồ trình bày diễn biến)
(?) Nêu kết quả và ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ?
I. Kế hoạch Na Va của Pháp - Mỹ:
- Ngày 7/5/1953 Pháp cử tướng Na Va làm tổng chỉ huy quân đọi Pháp ở Đông Dương. Pháp, Mỹ đã đề ra kế hoạch Na Va.
* Nội dung:
+ Bước 1: ( 1953- Xuân 1954) Giữ thế phòng ngự ở miền Bắc, tiến công chiến lược để bình định miền Trung, miền Nam và Đông Dương.
+ Bước 2: ( Thu đông 1954- giữa 1954): Tấn công chiến lược ở miền Bắc giành thắng lợi để kết thúc chiến tranh.
=> Chuyển bại thành thắng trong 18 tháng.
- Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp, Pháp tăng thêm quân và phát triển Ngụy quân.
II. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954 và chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
1. Cuộc tiến công chiến lược đông xuân 1953-1954:
 a. Chủ trương của ta:
 Đánh vào những nơi sơ hở của địch buộc Pháp phải phân tán lực lượng, Phối hợp với Lào, Cam Pu Chia để phân tán lực lượng địch.
b. Các cuộc tấn công của ta:
- Đầu tháng 12/1953 ta bao vây uy hiếp Điện Biên Phủ, giải phóng Lai Châu buộc Pháp phải tăng quân giữ Điện Biên Phủ.
- Đầu tháng 12/1953 liên quân Lào - Việt tấn công Trung Lào buộc Pháp phải điều quân giữ Sê Nô.
- Cuối tháng 1/1954 liên quân Lào- Việt tấn công Thượng Lào buộc Pháp điều quân giữ Luông Pha Băng.
-Đầy tháng 2/1954 Ta tấn công Bắc Tây Nguyên giải phóng Con Tum, buộc Pháp điều quân giữ Plây Cu.
Ngoài gia ta tấn công địch ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, đồng bằng Bắc Bộ.
2. Chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ:
a. Vị trí chiến lược của Điện Biên Phủ và âm mưu của Pháp - Mỹ:
- Điện Biên 

File đính kèm:

  • doclich su 9 2 cot.doc