Giáo án Lịch sử 9

 Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ra những bài học gì?

 a) Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân bị thất bại là vì:

 - Thực dân Pháp có lực lượng quân sự, vũ khí đầy đủ mạnh hơn ta, chúng quyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa;

 - Triều đình nhà Nguyễn lại suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, xa rời nhân dân "triều đình sợ dân hơn sợ giặc", không có khả năng tổ chức, tập hợp đoàn kết nhân dân để cùng chống kẻ thù;

 - Nhà Nguyễn, bảo thủ không cải cách duy tân đất nước, làm suy yếu sức dân, không đủ sức chống kẻ thù;

 - Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu; không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.

 

doc4 trang | Chia sẻ: nguyenngoc | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
 SÓC TRĂNG	 Năm học 2012-2013
 Đề chính thức
Môn: Lịch sử - Lớp 9
(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)
 Ngày: 04/02/2013
 _______________
 HƯỚNG DẪN CHẤM
----------------------
Câu
 Đáp án
 Điểm
 A. Lịch sử Việt Nam
 14. 0
 1
 Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của nhân dân ta từ giữa thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX bị thất bại. Từ thất bại đó rút ra những bài học gì?
 4,0
 a) Cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân bị thất bại là vì:
3.0
 - Thực dân Pháp có lực lượng quân sự, vũ khí đầy đủ mạnh hơn ta, chúng quyết tâm chiếm nước ta làm thuộc địa;
 - Triều đình nhà Nguyễn lại suy yếu, nội bộ mâu thuẫn, xa rời nhân dân "triều đình sợ dân hơn sợ giặc", không có khả năng tổ chức, tập hợp đoàn kết nhân dân để cùng chống kẻ thù;
 - Nhà Nguyễn, bảo thủ không cải cách duy tân đất nước, làm suy yếu sức dân, không đủ sức chống kẻ thù;
 - Bị chi phối bởi tư tưởng phong kiến (lấy cái dũng để đền ơn vua, trả nợ nước) của kẻ trượng phu; không phát triển thành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn quốc.
 - Quan quân triều Nguyễn không kiên quyết chống giặc ngay từ đầu, do dự, bị động, thủ để hòa đi từ nhượng bộ này đến nhượng bộ khác, có lúc ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân và cuối cùng đầu hàng;
 - Cuộc chiến đấu chống Pháp của nhân dân ta lại thiếu sự lãnh đạo chung, thiếu đường lối chủ trương thống nhất, diễn ra rời rạt, phân tán nhỏ, chiến thuật lạc hậu, vũ khí thiếu, thô sơ dễ bị Pháp đánh bại.
 b) Những bài học rút ra từ thất bại:
1.0
 - Tuy thất bại, nhưng không có nghĩa là kết thúc mà chỉ là tạm thời. Nhân dân ta với lòng yêu nước, với truyền thống chống ngoại xâm quật cường của ông cha, cuộc kháng chiến vẫn tiếp tục duy trì và phát triển;
 - Cuộc kháng chiến muốn thắng lợi phải cần có tổ chức, có lãnh đạo, có đường lối đúng và biết đoàn kết toàn dân, phát huy sức mạnh của nhân dân, khai thác được những điểm yếu của giặc...
 2
 Trước ngày 19-12-1946, thực dân Pháp đã có những hành động gì nhằm đẩy nước ta nhanh tới chiến tranh? Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối năm 1946 - đầu năm 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó.
 5.0
 - Sau Hiệp định Sơ bộ ngày 6-3-1946 và Tạm ước 14-9-1946, thực dân Pháp tìm cách phá hoại, nhằm tiến hành chiến tranh xâm lược nước ta một lần nữa cụ thể:
2.0
 + Ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ, cuối tháng 11-1946 Pháp tập trung tấn công các cơ sở cách mạng, vùng tự do, căn cứ địa của ta.
 + Ở Bắc Bộ, ngày 20-11-1946, Pháp chiếm một số vị trí quan trọng ở Hải Phòng, tấn công quân ta ở Lạng Sơn. 
 + Tại Hà Nội, từ đầu tháng 12-1946, Pháp liên tiếp gây xung đột vũ trang như: Ở phố Tràng Tiền, chiếm cơ quan Bộ Tài chính, ở cầu Long Biên, ở phố Hàng Bún… 
 + Ngày 18-12-1946, Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho quân đội Pháp…
 - Cuộc chiến đấu ở các đô thị cuối 1946 - đầu 1947 và ý nghĩa của cuộc chiến đấu đó:
3.0
 + Mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, quân dân ta chủ động tấn công Pháp tại thủ đô để giam chân địch từ ngày 19/12/1946 đến ngày 17/02/1947, ta đã loại khỏi vòng chiến hàng ngàn tên địch, tịch thu và phá hủy nhiều phương tiên chiến tranh.
1.0
 + Phối hợp với cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16, quân và dân các tỉnh Nam bộ và Nam trung bộ đẩy mạnh chiến tranh du kích, chặn đánh địch trên các tuyến giao thông, phá hủy hậu cần, lực lượng địch. 
1.0
 - Ý nghĩa:
 + Góp phần tiêu hao sinh lực địch, không cho chúng mở rộng chiến tranh; Giành thế chủ động và bảo toàn lực lượng để chiến đấu lâu dài với Pháp.
 1.0
 + Thể hiện ý chí và tinh thần chiến đấu dũng cảm của quân và dân ta. Hưởng ứng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 3
 Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết trong hoàn cảnh như thế nào? Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa của Hiệp định Pari. 
 5.0
Hoàn cảnh kí kết Hiệp định Pari:
 1.0
 + Mỹ bị thất bại hoàn toàn của cuộc tập kích chiến lược bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm 18/12 đến 29/12/1972;
 + Dư luận thế giới và nhân dân Mỹ lên án cuộc chiến tranh phi nghĩa của chính quyền Mỹ ở VN. 
 + Trước lập trường và thái độ của ta luôn thể hiện ý chí độc lập dân tộc, thống nhất đất nước và yêu chuộng hòa bình buộc Mỹ phải chấp nhận nhượng bộ.
 + Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở VN được chính thức kí ngày 27/01/1973 giữa bốn Bộ trưởng đại diện cho các chính phủ tham dự và bắt đầu có hiệu lực từ ngày kí.
Nội dung cơ bản của Hiệp định:
 3.0
 + Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của VN.
 + Hoa Kì rút hết quân đội của mình và đồng minh, hủy bỏ các căn cứ quân sự…;
 + Nhân dân VN tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do…
 + Các bên thừa nhận thực tế miền Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị;
 + Các bên ngưng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh…;
 + Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở VN và Đông Dương.
Ý nghĩa của Hiệp định Pari:
 1.0
 + Với Hiệp định Pari Mĩ phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta, Mĩ phải rút quân về nước, làm thay đổi so sánh lực lượng ở miền Nam;
 + Chính quyền và quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa, suy yếu, nhanh chóng đi vào khủng hoảng và đó là điều kiện thuận lợi để nhân dân ta tiến lên đánh đổ chính quyền và quân đội Sài Gòn, giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc như thực tế đã diễn ra từ năm 1973 đến 1975.
B. Lịch sử Thế giới
6.0
 4
 Nêu nội dung cơ bản của Chính sách kinh tế mới và phân tích tác động của nó đối với nước Nga.
3.0
 - Nông nghiệp: Bãi bỏ chế độ trưng thu lương thực thừa và thay thế bằng chế độ thu thuế lương thực (sau khi nộp đủ thuế lương thực quy định, nông dân được quyền sử dụng số dư thừa). 
 2.0 
 - Công nghiệp: Nhà nước tập trung khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân được thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 công nhân), khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga. 
 - Thương nghiệp và tiền tệ: Thực hiện tự do buôn bán, mở lại các chợ. Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ.
 b) Tác dụng của Chính sách kinh tế mới đối với nước Nga
 1.0
 - Nhờ có Chính sách kinh tế mới, nông nghiệp và các ngành kinh tế khác được phục hồi và phát triển nhanh chóng.
 - Với chính sách này, đời sống nhân dân được cải thiện hơn trước. năm 1925, sản xuất công, nông nghiệp đạt mức xấp xỉ trước chiến tranh.
 5
 Hãy nêu những dẫn chứng tiêu biểu về sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những năm 70 của thế kỉ XX. Nguyên nhân nào tạo nên sự phát triển thần kì trên?
 3.0
Những thành tựu về kinh tế của Nhật Bản : 
 + Tổng sản phẩm quốc dân, năm 1950 Nhật Bản chỉ đạt 20 tỷ USD, bằng 1/7 Mỹ. Năm 1968, tổng sản phẩm quốc dân đạt 183 tỷ USD, vươn lên hàng thứ 2 thế giới - sau Mỹ;
 + Năm 1990, thu nhập bình quân theo đầu người đạt 23.796 USD, vượt Mỹ đứng hàng thứ 2 thế giới - sau Thụy Sĩ;
 + Công nghiệp năm 1950-1960, tăng trưởng bình quân 15%. Năm 1961-1970 đạt 13,5%
 + Nông nghiệp năm 1967-1969, nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đảm bảo cung ứng được 80% lương thực, 2/3 thực phẩm cho nhu cầu cả nước. Riêng về nghề đánh cá rất phát triển, đạt năng xuất cao đứng vị trí thứ 2 thế giới sau Pê-ru.
 1.5
Nguyên nhân: 
 + Do truyền thống văn hóa giáo dục lâu đời của người Nhật, nhạy bén tiếp thu cái mới tiến bộ của thế giới, nhưng vẫn giữ được bản sắc dân tộc;
 + Hệ thống tổ chức quản lý hiệu quả của các xí nghiệp, công ty Nhật Bản;
 + Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra những chiến lược;
 + Con người Nhật Bản có tinh thần chịu khó, tiết kiệm và ý chí vươn lên;
 + Áp dụng những thành tựu của KH-KT vào sản xuất, tăng năng suất…
 1.5
----Hết----

File đính kèm:

  • docgiao an moi nhat.doc
Giáo án liên quan