Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 32, Bài 21: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) (Tiếp theo) - Phạm Văn Tuấn
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Diễn biến chính của cuộc chiến tranh trong giai đoạn II, sự phản công của phe đồng minh đối với phát xít.
- Kết cục và hậu quả nặng nề của chiến tranh đối với thế giới.
- Chiến tranh tác động thế nào đến môi trường.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử
3. Thái độ :
- Giáo dục cho học sinh học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc.
- Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiến tranh này đối với loài người.
- Giáo dục môi trường thông qua nội dung bài học.
o đến môi trường. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện lịch sử, kỹ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh lịch sử 3. Thái độ : - Giáo dục cho học sinh học tập tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất của nhân loại chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ độc lập dân tộc. - Hiểu rõ vai trò to lớn của Liên Xô trong cuộc chiếùn tranh này đối với loài người. - Giáo dục môi trường thông qua nội dung bài học. II. CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của giáo viên: - Bản đồ chiến tranh thế giới thứ hai, tranh ảnh lịch sử và tư liệu về Chiến tranh thế giới lần thứ hai. - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm 2. Chuẩn bị của học sinh: -Đọc tìm hiểu bài ở nhà, sưu tầm tư liệu có liên quan. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) - Điểm danh học sinh: - Học sinh vắng: 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) Câu hỏi: Câu 1: Trình bày nguyên nhân bùng nổ Chiến tranh thế giới thứ hai? Câu 2: Dựa vào lược đồ trình bày những diễn biến chính ở giai đoạn đầu của cuộc chiến tranh? Dự kiến trả lời: Câu 1: - Do mâu thuẫn về quyền lợi giữa các nước đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ nhất. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã đưa bọn phát xít lên cầm quyền ở Đức-Ý-Nhật. Thế giới chia làm 2 phe: Anh, Pháp, Mỹ >< Đức, Ý, Nhật. - Thái độ thõa hiệp, nhân nhượng của các nước châu âu đối với Đức đồng thời các nước này đều coi Liên Xô là kẻ thù cần tiêu diệt. - Ngày 1/9/1939 Đức tấn công Ba Lan, Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ. Câu 2: a. Châu Âu: - 1-9-1939 Đức tấn công Ba Lan chiến tranh bùng nổ - Từ 9/1939 - 6/1941 Đức đánh chiếm hầu hết các nước Tây Âu và Bắc Âu mà không gặp phải sự phản kháng nào đáng kể. - Ngày 22/6/1941 Đức bất ngờ tấn công chớp nhoáng vào Liên Xô. b. Châu Á: - Ngày 7-12-1941 Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Mỹ đóng ở Trân Châu Cảng - Nhật chiếm Đông Nam Á và một số đảo trên Thái Bình Dương. c. Châu Phi: - Tháng 9-1940 Ý tấn công Ai Cập. * Tháng 1/1942 mặt trận Đồng minh chống phát xít thành lập do Liên Xô, Mỹ, Anh làm trụ cột. Giới thiệu bài: (1ph) Năm 1939 Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đến 1943 lan rộng toàn thế giới và tiếp diễn đến 1945. Trong giai đoạn II cuộc chiến tranh diễn ra như thế nào và kết thúc ra sao? Phần còn lại của bài chúng ta cùng tìm hiểu tiếp TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TG HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS NỘI DUNG 21’ * HOẠT ĐỘNG 1: GV: Cho họÏc sinh đọc mục 2 Phần II SGK? GV: Treo lược đồ Chiến tranh thế giới thứ 2 yêu cầu hs quan sát và trình bày diễn biến của chiến tranh. (H): Ở mặt trận Xô-Đức chiến thắng nào đã làm xoay chuyển cục diện chiến tranh? GV: Dùng bản đồ chiến thắng Xta-lin-grát để trình bày. - Từ 19 đến 23 –11-1942 Hồng quân Liên Xô đã khép chặt vòng vây, bao vây 35 vạn quân Đức, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệït. - Ngày 2-2-1943 Liên Xô thắng lớn tiêu diệt 2/3 quân Đức, 1/3 bị bắt sống, trong đó có tư lệnh Pao-lút và 24 viên tướng. - Chiến thắng Xta-lin-grat có ý nghĩa quan trọng nó tạo điều kiện cho quân các nước đồng minh phản công. (H): Em hãy trình bày những đòn phản công của phe Đồng minh với phe phát xít? (H): Em hãy trình bày sự thất bại của phát xít Đức? (H): Chiến sự diễn ra như thế nào ở mặt trận Bắc Phi? (H): Quan sát H.79 em hãy cho biết đó là cảnh tượng của thành phố nào? GV cung cấp 1 số thông tin về bom nguyên tử: Tuy chỉ nặng 100kg nhưng nó có sức công phá lớn : 20kiloton (200 000 tấn thuốc nổ TNT) (H): Ở Châu Á-Thái Bình Dương chiến sự đã diễn ra như thế nào? (H): Liên Xô có vai trò như thế nào trong việc đánh thắng phát xít. * HOẠT ĐỘNG 1: - Học sinh đọc - HS quan sát lược đồ, theo dõi diền biến. - Chiến thắng Xta-lin-grát (2/2/1943) đã tạo bước ngoặc xoay chuyển tình thế Chiến tranh thế giới thứ hai. - Quan sát và lắng nghe - Sau chiến thắng Xta-lin-grát, Hồng quân Liên Xô và Anh, Mỹ liên tiếp mở nhiều trận tấn công trên mặt trận - Sau khi quét sạch phát xít Đức ra khỏi lãnh thổ, Hồng quân Liên Xô đã tiến như vũ bão về Béc lin để tiêu diệt pháp xít Đức - Đêm mùng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. Hitle phải tự sát trong căn hầm bí mật. - 5/1943 trước những đợt tấn công của quân Anh-Mỹ quân Đức và Ý phải hạ vũ khí. - Đó là cảnh hoang tàn của thành phố Hi-rô-si-ma sau khi bị Mỹ ném bom nguyên tử. Hi-rô-si-ma đã trở thành thành phố chết. - Lắng nghe - Tại châu Á Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đạo quân quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc - Ngày 6 và 9 –8-1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki ( 20 vạn người chết, hàng chục vạn người tàn phế ) -15/8/1945 Nhật đầu hàng không điều kiện chiến tranh kết thúc ở Châu Á- Thái Bình Dương. -Liên Xô là lực lượng đi đầu, chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện cho các nước Đông Aâu và Châu Á tự giải phóng thành lập nên những quốc gia mới. 2. Quân đồng minh phản công, chiến tranh kết thúc (từ đầu năm 1943 đến tháng 8 – 1945) a. Mặt trận châu Âu: - Chiến thắng Xta-li-grát (2-2-1943) tạo ra bước ngoặc mới cho cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. - Từ đây quân đồng minh chuyển sang tấn công, Đức không thể hồi phục được, chuyển sang phòng ngự. * Tại mặt trận Xô-Đức: - Liên Xô quét sạch phát xít Đức khỏi lãnh thổ cuối 1944. - Đầu 1945 trên đường truy đuổi phát xít Đức đến Béc lin -Hồng quân mở chiến dịch công phá Bec-lin. 9/5/1945 Đức đầu hàng không điều kiện. *Tại mặt trận Tây Âu: -Liên quân Anh, Mỹ đổ bộ lên đất Pháp, mở mặt trận thứ hai, kết hợp với Liên Xô tiêu diệt phát xít Đức. -Đêm mồng 8 rạng sáng 9-5-1945 phát xít Đức đầu hàng vô điều kiện. b. Tại Bắc Phi: - 5-1943 Ý phải hạ khí giới đầu hàng - 25-7-1943 chủ nghĩa phát xít Ý sụp đổ c. Ở châu Á: - Hồng quân Liên Xô đã đánh tan đạo quân quan Đông của Nhật ở vùng Đông Bắc Trung Quốc -Ngày 6 và 9 –8-1945 Mỹ ném hai quả bom nguyên tử huỷ diệt thành phố Hi-rô-si-ma và Na-ga-xa-ki -Ngày 15-8-1945 Nhật Hoàng kí giấy đầu hàng vô điều kiện, Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. 10’ * HOẠT ĐỘNG 2: GV: Cho học sinh đọc mục 3 SGK (H): Em cho biết kết cục Chiến tranh thế giới thứ hai ? (H): Em cho biết hậu quả của Chiến tranh thế giới lần thứ hai? (H): Qua các hình 77, 78, 79 em có suy nghĩ gì về hậu quả Chiến tranh thế giới thứ hai đối với nhân loại? * Tích hợp môi trường: (H): Em có nhận xét gì về quy mô và hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ hai đối với môi trường? (H): Từ hậu quả đó em có thái độ thế nào đối với chiến tranh? * HOẠT ĐỘNG 2: - Học sinh đọc mục 3 SGK - “Kẻ gieo gió ắt phải gặt bão”. Chủ nghĩa phát xít Đức, Ý, Nhật bị tiêu diệt -Loài người phải chịu hậu quả thảm khốc. - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, dài nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại - 60 triệu người chết, 90 triệïu người bị tàn phế, vật chất thiệt hại gấùp 10 lần Chiến tranh thế giới lần thứ 1 và bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại -Chiến tranh lần này đã để lại hậu quả rất nặng nề cho nhân loại cả về người và của. Nhân loại tiến bộ ngày nay cần ra sức ngăn chặn chiến tranh để không còn phải chịu những hậu quả khủng khiếp do chiến tranh mang lại - Địa bàn rộng lớn hơn chiến tranh thế giới lần 1 nên sự tàn phá cũng lớn hơn. Làm cho môi trường bị tàn phá dữ dội nhất là hậu quả từ hai quả bom nguyên tử của Mỹ thả xuống Nhật Bản. - Có thái độ căm ghét chiến tranh, đấu tramh để bảo vệ nền hoà bình nhân loại. II. KẾT CỤC CỦA CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI * Kết quả: Phát xít Đức,Ý, Nhật bị thất bại hoàn toàn. * Hậu Quả: - 60 triệu người chết, 90 triệïu người bị tàn phế, vật chất thiệt hại gấùp 10 lần chiến tranh thế giới lần thứ 1 và bằng tất cả các cuộc chiến tranh 1000 năm trước đó cộng lại - Đây là cuộc chiến tranh lớn nhất, dài nhất, khốc liệt nhất trong lịch sử nhân loại - Chiến tranh kết thúc đã dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới. 5’ * HOẠT ĐỘNG 3: - Dựa vào lược đồ trình bày những diễn biến chính ở giai đoạn 2 của cuộc chiến tranh? - Liên Xô đóng vai trò gì trong việc yiêu diệt chủ nghĩa phát xít ? Bài tập: Lập niên biểu các sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945) * HOẠT ĐỘNG 3: -1 hs lên bảng trình bày, cả lớp chú ý nhận xét. - Liên Xô là lực lượng đi đầu, chủ chốt, quyết định để tiêu diệt chủ nghĩa phát xít. Liên Xô đánh bại chủ nghĩa phát xít tạo điều kiện cho các nước Đông Aâu và Châu Á tự giải phóng thành lập nên những quốc gia mới. - Làm bài tập * CỦNG CỐ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph) - Về nhà học bài cần nắm: + Diễn biến giai đoạn thứ hai của cuộc chiến tranh + Vai trò của Liên Xô trong việc đánh thắng chủ nghĩa phá
File đính kèm:
- T32- CHIEN TRANH THE GIOI THU HAI (TIET 2).doc