Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918

1. Mục tiêu.

 a, Về kiến thức.

 - Giúp HS thấy rõ nguyên nhân sâu xa của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX, nguyên nhân và tiến trình xâm lược Việt Nam cảu thực dân Pháp.

 - Cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta chống xâm lược Pháp nổ ra ngay từ những ngày đầu tiên thể hiện rõ ở mặt trận Đà Nẵng 1858, Gia Định 1859 và các tỉnh Nam Kì.

 b, Về kỹ năng.

 Rèn luyện cho HS phương pháp quan sát tranh ảnh, sử dụng bản đồ, các tư liệu lịch sử, văn học để minh học khắc sâu những nội dung cơ bản của bài học trên lớp.

 c, Về thái độ.

 - Học sinh thấy được bản chất tham lam, tàn bạo, hiếu chiến của chủ nghĩa thực dân.

 - Tinh thần bất khuất kiên cường chống ngoại xâm của ND ta trong những ngày đầu chống xâm lược cũng như thái độ yếu đuối bạc nhược của giai cấp phong kiến.

 

doc73 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trung binh lực tấn công căn cứ -> 28.12.1895, Phan Đình Phùng hi sinh, cuộc khởi nghĩa kết thúc.
 * (2đ’) Cuộc khởi nghĩa Hương Khê là cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất trong phong trào Cần Vương vì : Được tổ chức tương đối chặt chẽ chỉ huy thống nhất, tự trang bị vũ khí. Quy mô rộng lớn hoạt động trên khắp 4 tỉnh với lối đánh linh hoạt phòng ngự chủ động tấn công. Tính chất ác liệt chống Pháp và triều đình phong kiến bù nhìn.Thời gian tồn tại lâu dài. Được đông đảo nhân dân ủng hộ.
Ngày soạn: / /2010 Ngày giảng: 8A: / /2010
 8D: / /2010
 Tiết 42 . Bài 27
KHỞI NGHĨA YÊN THẾ VÀ PHONG TRÀO CHỐNG PHÁP CỦA ĐỒNG BÀO MIỀN NÚI CUỐI THẾ KỈ XIX
1.Mục tiêu.
 a, Về kiến thức.
- Giúp HS nắm được loại hình đấu tranh vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Phong trào không có sự chi phối của tư tưởng Cần Vương mà trước đây được coi là đấu tranh “ tự động”, “tự phát” với nội dung: hoàn cảnh bùng nổ, qui mô của phong trào nói chung, diễn biến của phong trào nông dân Yên Thế. Nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử.
 b, Về kỹ năng.
- Rèn kĩ năng miêu tả, tường thuật sự kiện lịch sử.
- Kĩ năng sử dụng bản đồ, đối chiếu, so sánh, phân tích, đánh giá sự kiện lic sử.
 c, Về thái độ.
- Khắc sâu hình ảnh người nông dân Việt Nam: cần cù, chất phác, yêu tự do, căm thù quân xâm lược.
- Sự cần thiết phải có một giai cấp lãnh đạo tiên tiến trong cách mạng Việt Nam để dẫn dắt nông dân đi đến thắng lợi.
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
 a, Chuẩn bị của giáo viên.
- Nghiên cứu SGK, SGV -> soạn bài.
- Chuẩn bị lược đồ Khởi nghĩa Yên Thế.
 b, Chuẩn bị của học sinh.
- Học bài cũ, đọc sách giáo khoa, tìm hiểu và trả lời các câu hỏi.
3. Tiến trình bài dạy.
 Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số:
 8A: ../.. Vắng :.
 8D: ../.. Vắng :.
 a, Kiểm tra bài cũ: (2’)
* Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
 GV nhận xét :
* Đặt vấn đề vào bài mới : (1’) Thực dân Pháp chuẩn bị cho cuộc khai thác trên qui mô lớn càng làm tăng thêm mâu thuẫn dân tộc, cùng với phong trào Cần Vương, tại Bắc Kì phong trào yêu nước bùng nổ mạnh mẽ, tiêu biểu nhất là cuộc khởi nghĩa Yên Thế kéo dài từ cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
 b, Dạy nội dung bài mới.
( giáo viên ghi đầu bài)
I. Khởi nghĩa Yên Thế ( 1844 – 1913) (25’)
 Gọi HS đọc SGK “từ đầu -> đứng lên đấu tranh”
 GV: Treo lược đồ căn cứ Yên Thế.
 ?( TB) Nêu hiểu biết của em về vùng đất Yên Thế ?
 - Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, có diện tích 40- 50 km2 , là vùng đất đồi, cây cối rậm rạp, địa hình hiểm trở.
 GV: mô tả lại địa hình Yên Thế trên lược đồ.
 Yên Thế ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Giang, nơi có địa thế hiểm trở, nhưng giao thông thuận lợi. Từ Yên Thế có thể đi thông sang Thái Nguyên, Tam Đảo, toả về Vĩnh Yên, Phúc Yên, Bắc Ninh. Phía Bắc Yên Thế là những dãy núi hiểm trở như những bức tường thành kiên cố, phía Đông là dòng sông Thương giống như đường ranh giới tự nhiên, phía Tây Bắc giáp những cánh rừng rậm rạp của Thái Nguyên, phía Nam giáp các huyện của Bắc Giang. Địa hình núi rừng hiểm trở tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân chiến đấu.
 - Căn cứ Yên Thế nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc 
 Giang có địa thế hiểm trở.
 ? (K) Tại sao nhân dân Yên Thế lại nỏi dậy đấu tranh ?
 - Phần lớn dân cư ở đây là dân ngụ cư, đã từng phải trốn tránh phu phen, tạp dịch , thiên tai, địch hoạ. Họ gan góc dũng cảm, yêu cuộc sống tự do, phóng túng và sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cuộc sống đó. Khi thực dân Pháp biến Yên Thế thành mục tiêu tấn công, nhân dân Yên Thế đã đứng lên đấu tranh.
 - Để bảo về cuộc sống của mình, nhân dân nơi
 đây đã đứng lên đấu tranh chống phong kiến
	 	 và thực dân Pháp.
 GV: Khác với các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần Vương, phong trào chống Pháp ở Yên Thế không phải do một số người hoặc một có nhân văn thân sĩ phu phát động, tập hợp mà là một loạt các cuộc khởi nghĩa nhỏ, lẻ tẻ do nhiều thủ lĩnh địa phương cầm đầu. Những người này đền xuất phát từ nông dân địa phương, ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến, không có sự gắn bó chặt chẽ với khẩu hiệu Cần Vương, mong muốn xây dựng một cuộc sống bình quân, bình đẳng sơ khai về kinh tế và xã hội, một biểu hiện của tính tự phát về mặt tư tưởng của nông dân.
 GV: Khởi nghĩa Yên Thế diễn ra qua 3 giai đoạn.
 ? (TB) Giai đoạn đầu nghĩa quân hoạt động như thế nào ?
 * Diễn biến:
 - Giai đoạn 1884- 1892:
 + Nghĩa quân hoạt động riêng lẻ, chưa có sự
 thống nhất.
 + Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó là Đề Nắm. Sau
 khi Đề Nắm mất (4.1892) chỉ huy tối cao là Đề 
 Thám ( Hoàng Hoa Thám).
 GV: Trong số các thủ lĩnh ở giai đoạn đầu 1884- 1892 như Tổng Tài, Bá Phức, Đề Thuật, Đề Chung, Đề Nắm nhưng người có uy tín hơn cả là Đề Nắm. Tháng 4. 1892, Đề Nắm mất nghĩa quân và các tướng lĩnh đều tin tưởng vào Hoàng Hoa Thám, ông trở thành chỉ huy tối cao của phong trào.
 GV: Sang giai đoạn 2 dưới sự chỉ huy của Đề Thám. Các em theo dõi H97 chân dung Hoàng Hoa Thám. Ông người làng Dị Chế, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, ông sinh khoảng năm 1846 trong một gia đình nhà Nho nghèo. Khi phong trào chống Pháp của nhân dân Yên Thế bùng nổ, ông tham gia nghĩa quân của Đề Nắm. Hoàng Hoa Thám có vóc người vạm vỡ, tóc thường cắt ngắn, mắt một mí, nói năng nhỏ nhẹ, sống kín đáo giản dị. Nhưng sự cam đảm, lòng kiên trì và tài năng chiến trận của ông đã khiến cho kẻ thù nhiều phen khiếp sợ. Chúng đã phải thừa nhận rằng: “ Đề Thám rất cam đảm, ưa hành động, bản năng chiến trận của ông thật là kì diệu Ông ta có tài năng lớn của một chiến binh. Sẽ là hèn hạ nếu không công nhận điều đó”.
 ? (TB) Sang giai đoạn thứ 2, dưới sự chỉ huy của Đề Thám hoạt động của nghĩa quân ra sao ?
 - Phục kích, bắt cóc, giảng hoà, chống càn xây dựng cơ sở.
 - Giai đoạn 1893- 1908: nghĩa quân vừa chiến
 đấu vừa xây dựng cơ sở.
 GV: Giới thiệu về 2 lần giảng hoà với thực dân Pháp.
 ? (K) Em có nhận xét gì về hai lần giảng hoà với thực dân Pháp của Hoàng Hoa Thám ?
 - Sau 7 năm tấn công Yên Thế, thực dân Pháp luôn vấp phải khó khăn nhất là khi tên điền chủ Sét-nay bị bắt thực dân Pháp buộc phải hoà hoãn khi Hoàng Hoa Thám chủ động đề nghị giảng hoà.
 - Tháng 12. 1897, Đề Thám lại chủ động đề nghị giảng hoà nhưng do lực lượng của Đề Thám bị tổn thất và suy yếu nên phải chấp nhận những điều kiện ngặt nghèo mà Pháp đưa ra.
 GV: Từ 1897- 1908 tranh thủ thời gian hoà hoãn, Đề Thám cho khai khẩn đồn điền Phồn Xương, lo tích luỹ lương thực, xây dựng quân đội tinh nhuệ, sẵn sàng chiến đấu. Nhiều nhà yêu nước trong đó có Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh đã tìm lên Yên Thế bắt liên lạc với Đề Thám.
 ? (G) Em có nhận xét gì cách đánh giặc của Hoàng Hoa Thám ?
 - Cách đánh độc đáo : vừa xây dựng cơ sở vừa chiến đấu, linh hoạt trong việc bảo toàn lực lượng.
 ? (TB) Sang đến giai đoạn thứ 3, tình hình có gì thay đổi đối với phong trào Yên Thế ?
 - Sau vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội ( 1908) phát hiện thấy có sự dính líu của Đề Thám, thực dân Pháp đã tập trung lực lượng mở cuộc tấn công qui mô lên căn cứ Yên Thế. Trải qua nhiều trận càn liên tiếp của địch,lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.
 - Giai đoạn1909- 1913.
 + Thực dân Pháp tấn công qui mô lên Yên Thế, 
 lực lượng nghĩa quân hao mòn dần.
 - Tháng 1. 1909 dưới quyền chỉ huy của đại tá Ba Tay khoảng 15.000 quân cả Pháp và Nguỵ đã oà ạt tấn công lên Yên Thế, nghĩa quân vừa chống đỡ vừa chuyển dần xuống Phúc Yên, Vĩnh Yên, Bắc Ninh rồi rút sang Tam Đảo, Thái Nguyên. Trên đường di chuyển nghĩa quân đã tổ chức đánh trả quyết liệt gay cho địch nhiều thiệt hại nặng nề như trận đồn Hom ( Yên Thế 1909), trận núi Hàm Lợn ( Tam Đảo- Phúc Yên 1909).
 - Trước các cuộc càn quét gắt gao của thực dân Pháp lực lượng nghiã quân ngày càng suy yếu. Đến cuối 1909 hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh hoặc ra tay giặc. Đến đây phong trào coi như đã thất bại về cơ bản. Ngày 10.2.1913, Đề Thám bị sát hại tại 1 khu rừng cách chợ Gồ 2 km. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào nông dân Yên Thế. 
 + 10.2.1913, Đề Thám bị sát hại -> phong trào 
 tan rã.
 ? (G) Khởi nghĩa Yên Thế là khởi nghĩa lớn nhất và kéo dài nhất trong các cuộc khởi nghĩa cuối thế kỉ XIX. Tại sao ?
 - Tập hợp được lực lượng đông đảo là nông dân trên một địa bàn rộng lớn, đặt dưới sự lãnh đạo của một thủ lĩnh độc đáo, mưu trí, dũng cảm, trung thành, tận tuỵ với nguyện vọng của nhân dân, đồng cam cộng khổ, thương yêu đùm bọc nghĩa quân, có cuộc sống giản dị hoà đồng với quần chúng.
 - Tính chất: mang tính chất dân tộc yêu nước.
 ? (K) Vậy do đâu mà dẫn đến sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế ?
 - Sự thất bại của khởi nghĩa Yên Thế cũng do những nguyên nhân chung của phong trào vũ trang chống Pháp cuối thế kỉ XIX và một số nguyên nhân riêng: đó là bị bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, so sánh lực lượng chênh lệch lại bị thực dân Pháp và Pk câu kết đán áp. Sự thất bại của phong trào Yên Thế càng chứng tỏ rằng, sức mạnh to lớn của phong trào nông dân bị hạn chế vì chưa có sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
 * Nguyên nhân thất bại:
 - Bó hẹp trong một địa phương, bị cô lập, lực
 lượng chênh lệch.
 - Bị thực dân Pháp và PK câu kết đán áp, thiếu
	 sự lãnh đạo của giai cấp tiên tiến.
 GV: Khởi nghĩa Yên Thế là phong trào đấu tranh lớn nhất của nông dân trong những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Sự tồn tại bền bỉ, dẻo dai của phong trào đã nói lên tiềm năng ý chí và sức mạnh to lớn của nông dân. Nhưng nông dân chỉ có thể trở thành lực lượng cách mạng thật sự khi được giai cấp tiên tiến dẫn đường.
 II. Phong trào chống Pháp của đồng bào miền núi (15’)
 GV: Chỉ lược đồ cho HS rõ vùng miền nơi Pháp tiến hành bình định quân sự từ 1858-> cuối thế kỉ XIX.
 Vùng Trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp tiến hành bình định muộn hơn. Phong trào kháng chiến ở đây bùng nổ sau đồng bằng nhưng lại tồn tại bền bỉ và kéo dài.
 - Trung du và miền núi là nơi thực dân Pháp 
 tiến hành bình định muộn hơn nhưng lại tồn tại 
 bền bỉ và kéo dài.
 ? (TB) Hãy nêu tên một số cuộc khởi nghĩa chống Pháp của đồng bào miền núi cuối thế kỉ XIX ở Nam kì, miền Trung, Tây nguyên ?
 + Ở Nam Kì giữa thế kỉ XIX các dân tộc thiểu số 
 người Thư

File đính kèm:

  • docLICH SU 8 HOC KY 2.doc
Giáo án liên quan