Giáo án Lịch sử 8 - Năm học 2011-2012

A. Mục tiêu:

- Kiến thức: Giúp HS nắm được các ý sau:

+ Nguyên nhân, diển biến, tính chất, ý nghĩa của cuộc cách mạng Hà Lan giữa TK XVI, cách mạng Anh giữa TK XVII,chiến tranh giành độc lập của 13 thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ và việc thành lập Hợp chúng quốc Hoa Kì.

+ Các khái niệm cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “ Cách mạng tư sản”.

- Tư tưởng: Thông qua các sự kiện cụ thể, bồi dưỡng cho HS:

+ Nhận thức đúng đắn vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

+ Nhận thấy CNTB có mặt tiến bộ, nhưng vẫn là chế độ bóc lột, thay thế cho chế độ phong kiến.

- Kĩ năng:

+ Rèn luyện kỉ năng sử dụng bản đồ, tranh ảnh; độc lập làm việc để giải quyết vấn đề, đặc biệt là câu hỏi và các bài tập trong sgk.

 

doc145 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước cũ mà xây dựng bộ máy chính quyền mới do công nhân đảm nhiệm thể hiện tính ưu việc của chính quyền Xô Viết.
GV: Để rút khỏi chiến tranh đế quốc, tháng 3/1918 chính quyền Xô Viết đã kí hoà ước Bơ-ret-li-tốp.
GV(H): Việc kí hoà ước có tác dụng gì?
HS: Rút nước Nga ra khỏi chiến tranh đế quốc, có thời gian để củng cố chính quyền xây dựng lực lượng.
GV: Dùng lược đồ để minh hoạ việc năm 1919 nước Nga bị bao vây 4 phía.
GV(H): Vì sao nước đế quốc và bọn phản cách mạng bao vây nước Nga?
HS: Âm mưu của các nước đế quốc muốn tiêu diệt cách mạng Nga khi còn "trứng nước".
GV(H): Tình hình nước Nga lúc đó như thế nào?
HS: Khó khăn do chế độ cũ để lại, hậu quả chiến tranh, chính quyền còn non trẻ,...
GV: Với quyết tâm bảo vệ chính quyền cách mạng nước Nga đã thi hành chính sách" Cộng sản thời chiến" động viên sức người, sức cuả để bảo vệ nhà nước Xô Viết.
GV gọi HS đọc nội dung chính sách " Cộng sản thời chiến" (trang 80 SGK)
GV(H): Tác dụng của chính sách? 
HS: Động viên sức người, sức của vào cuộc cách mạng chống thù trong, giặc ngoài. Đã bảo vệ thành công Nhà nước Xô Viết.
GV: Cho HS thảo luận nhóm:
Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười đối với nước Nga và đối với thế giới.
HS: thảo luận:
GV kết luận:
+ Đối với nước Nga: 
Cách mạng đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Đối với thế giới:
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những biến đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
1. Xây dựng chính quyền Xô Viết:
25-10 thành lập chính quyền Xô Viết- Thông qua "sắc lệnh hoà bình" và "sắc lệnh ruộng đất"
Xoá bỏ bộ máy nhà nước cũ, xây dựng chính quyền mới do công nông đảm nhiệm.
Thắng 3/1918 kí hoà ước Bơ-ret-li-tốp, rút khỏi chiến tranh.
2.Chống thù trong , giặc ngoài:
Năm 1918 quân đội 14 nước đế quốc và bọn phản cách mạng tấn công nước Nga năm 1918-1920 Nước Nga chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ nhà nước Xô Viết.
3. Ý nghĩa của cách mạng tháng Mười:
+ Đối với nước Nga: 
Cách mạng đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh đất nước và số phận hàng triệu con người Nga, đưa nhân dân lao động Nga lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa
+ Đối với thế giới:
Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những biến đổi lớn lao trên thế giới, để lại nhiều bài học quý báu cho cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp vô sản, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước.
4. Củng cố: Vì sao nhân dân Xô Viết bảo vệ thành qủa cách mạng?
 Các câu hỏi cuối bài( gọi HS trả lời)
5. Dặn dò: Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau:" Liên Xô xây dựng chủ nghĩa xã hội".
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Tuần:13
Tiết:24
Ngày soạn: 10/11/2008 
Ngày dạy: 11/11/2008
LIÊN XÔ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI (1921-1941)
A-Mục tiêu dạy học:
 KT: Giúp học sinh nắm được : -Vì sao nước Nga Xô viết phải thực hiện chính sách kinh tế mới.Nội dung chủ yếu và tác dụng của nó.
 -Những thành tựu chính của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1925-1941.
TT: Giúp HS nhận thức được sức mạnh,tính ưu việt của chế độ XHCN đồng thời có cái nhìn chính xác, đúng đắn về những sai lầm ,thiếu sót của những nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội .
KN: Giúp HS tập hợp tư liệu ,sự kiện lịch sử để nhìn nhận ,đánh giá bản chất của sự vật hiện tượng.
B- Phương tiện dạy học :
 -Bản đồ Liên Xô.
 - Tranh ảnh về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.
C-Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2.KTBC: -Trình bày hoàn cảnh nước Nga sau khi giành được thắng lợi năm 1917?
 - Ý nghĩa của cuộc cách mạng tháng Mười Nga 1917?
3. Bài mới: 
 Sau cách mạng tháng Mười,nước Nga Xô Viết đã phải trãi qua thời kì đấu tranh quyết liệt chống ngoại xâm và nội phản .Với chính sách "Cộng sản thời chiến" và sự ủng hộ của nhân dân với tinh thần chiến đấu ngoan cường của Hồng quân,nước Nga đã chiến thắng ,bảo vệ nhà nước XHCN thắng lợi đầu tiên trên thế giới.Sau chiến thắng đó ,Liên Xô bắt tay vào công cuộc xây dựng CNXH.
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
GV: Gọi HS đọc mục 1 SGK.
GV(H):Vì sao nước Nga phải thực hiện "Chính sách kinh tế mới"?
HS:Do kinh tế bị tàn phá nặng nề,dịch bệnh và nạn đói trầm trọng,bọn phản cách mạng nổi dậy chống phá chính quyền ,bao vây kinh tế.Trong hoàn cảnh ấy ,tháng3 /1921 Đảng Bôn sê vích Nga chủ trương thực hiện "chính sách kinh tế mới".
GV(H):Bức áp phích trên nói điều gì?
HS: Hình ảnh đói rét ,lạc hậu của nước Nga sau chiến tranh và quyết tâm xây dựng lại đất nước của nhân dân.
GV khai thác thêm thông tin hình 58 SGK
 +Với quyết tâm xây dựng lại đất nước sau chiến tranh.Đảng Bôn sê vích Nga đã thay " chính sách cộng sản thời chiến" bằng "chính sách kinh tế mới".
I-CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI VÀ CÔNG CUỘC KHÔI PHỤC KINH TẾ (1921-1925):
1/Tình hình nước Nga sau chiến tranh:
 2.Chính sách kinh tế mới.
 (GV: Cho HS học nhóm lập bảng so sánh sau)
CHÍNH SÁCH CỘNG SẢN THỜI CHIẾN
CHÍNH SÁCH KINH TẾ MỚI
HOÀN CẢNH
1918-1920 Tiến hành chiến tranh cách mạng chống thù trong giặc ngoài.
1921-1925 Khó khăn khi bước vào thời kì hoà bình ,xây dựng đất nước.
NỘI DUNG
-Trưng thu lương thực thừa .
-Quốc hữu hoá toàn bộ xí nghiệp.
-Nhà nước nắm độc quyền về quản lí phân phối lương thực,thực phẩm.
-Thi hành chế độ lao động bắt buộc.
-Bãi bỏ trưng thu lương thực thừa thay bằng thuế lương thực.
-Tự do buôn bán ,mở lại chợ.
-Cho phép tư nhân mở các xí nghiệp nhỏ.
-Khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư ,kinh danh ở Nga.
TÁC DỤNG
-Tập trung toàn bộ sức người ,sức của để chống thù trong giặc ngoài.
- Bảo vệ thành quả cách mạng tháng Mười.
-Phục hồi,phát triến kinh tế cải thiện đời sống nhân dân.
-Tạo cơ sở kinh tế,chính trị cho Liên Xô bước vào công cuộc CNXH.
GV Nhấn mạnh: Có thể xem "chính sách kinh tế mới" là một bước lùi ,nhưng một bước lùi cần thiết để tạo đà cho Liên xô bước tiếp vào thời kì xây dựng chủ nghĩa xã hội.
4. Củng cố: Cho HS tiếp tục hoàn thiện bảng so sánh.
5.Dặn dò: Học thuộc bài và chuẩn bị bài sau " Châu Âu giữa hai cuộc chiến tranh thế giới".
 ----------------------------------------------
Tuần: 13
Tiết :25
Ngày soạn: 11/11/2008
Ngày dạy: 12/11/2008
CHÂU ÂU GIỮA HAI CUỘC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI (1918-1939)
A-Mục tiêu bài học:
 KT: Giúp HS nắm được:
 -Những nét khái quát về tình hình châu Âu trong những năm 1918-1939.
 -Sự phát triển của phong trào cách mạng 1918-1923 ở châu Âu và sự thành lập quốc tế cộng sản.
 -Cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 và tác độngkcủa nó đối với châu Âu.
 - Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng lợi ở Đức nhưng thất bại ở Pháp?.
TT: Giúp HS thấy rõ tính chất phản động và nguy hiểm của chủ nghĩa phát xít từ đó bồi dưỡng ý thức căm ghét chế độ phát xít ,bảo vệ hoà bình thế giới .
KN: Rèn luyện tư duy Lôgíc,khả năng nhận thức và so sánh các sự kiện lịch sử để lí giải sự khác biệt trong hệ quả của các sự kiện đó.
B-Phương tiện dạy học:
 - Bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918).
 -Biểu đồ sản lượng thép của Anh và Liên Xô (so sánh).
C- Tiến trình dạy học:
1.Ổn định:
2.KTBC: -Tình hình nước Nga sau chiến tranh như thế nào ?
 - Trình bày nội dung của "chính sách kinh tế mới"?
3.Bài mới:
Hoạt động dạy và học
Kiến thức cơ bản
GV:Treo bản đồ châu Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
GV(H):Em hãy nhận thức hậu quả chiến tranh của thế giới thứ nhất?
HS: 10 triệu người chết . Hơn 20 triệu người bị thương. Nhiều thành phố ,làng mạc ,nhà máy bị tàn phá
 -Chi phí chiến tranh khoảng 85 tỉ đô la.
GV(H): Nguyên nhân nào thúc đẩy phong trào CM ở các nước tư bản phát triển vào những năm 1918-1923?
HS: Tác động thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga đến phong trào CM ở hầu khắp các nước châu Âu.
GV(H):Với hậu quả đó,tình hình các nước tư bản châu Âu sau chiến tranh có những biến đổi gì?
HS: Xuất hiện một số quốc gia mới như: Áo,Ba Lan,Tiệp Khắc,Nam Tư,Phần Lan.
GV Gọi HS đọc phần chữ nhỏ trong SGK để thấy sự suy sụp nghiêm trọng(các nước thắng trận và bại trận) -> khủng hoảng thiếu.
GV(H):Sự suy sụp về kinh tế dẫn đến hậu quả gì về chính trị ?
HS: Cao trào cách mạng bùng nổ ở các châu Âu.
 Nền thống trị của giai cấp tư sản không ổn định.
GV:Sau thời kì khủng hoảng đó ,các nước tư bản châu Âu bước vào thời kì phát triển nhanh chóng về kinh tế ,ổn định về chính trị đó là thời kì 1924- 1929.
GV(H):Vì sao giai đoạn 1924-1929 các nước tư bản châu Âu bước vào thời kì ổn định về chính trị?
HS: Đàn áp ,đẩy lùi các cuộc đấu tranh của quần chúng .
 -Củng cố được nền thống trị ,có điều kiện phát tiển nhanh về kinh tế.
GV:Sử dụng bản thống kê sản lượng thép,than của Anh ,Pháp , Đức(SGK Trang 88).
GV(H): Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về tình hình sản xuất công nghiệp của 3 nước đó ?
HS: Tốc độ tăng trưởng nhanh (Đức).
GV(H): Nguyên nhân nào dẩn đến cao trào cách mạng 1918-1923?
HS: Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất. Ảnh hưởng của cách mạng tháng Mười Nga.
GV(H):Cao trào cách mạng của 1918-1923 đã diễn ra như thế nào?
HS: Khắp cả châu Âu. Các Đảng cộng sản được thành lập.
GV cho HS đọc SGK phần chữ in nhỏ để thấy được cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức(11-1918).
GV cho HS xem hình 61 SGK.
GV(H):Cách mạng tháng 11-1918 ở Đức có những kết quả và hạn chế gì?
HS: Kết quả: Lật đổ chế độ quân chủ ,thiết lập chế độ cộng hoà tư sản
 Hạn chế: Mọi thành quả đều rơi vào tay giai cấp vô sản.
GV(H):Vì sao cách mạng bùng nổ mạnh mẽ ở Đức?
HS:Nước bại trận => nền kinh tế kiệt quệ=>đời sống nhân dân vô cùng khó khăn => khủng hoảng nghiêm trọng.
 -Tác động của cách mạng tháng Mười Nga.
-> HS:thảo luận:
Phong trào cách mạ

File đính kèm:

  • docGiao an Lich Su 8 Cuc hay.doc