Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 12 – Bài 12: Các nước Tây Âu

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức: Học sinh nắm được:

- Những nét khái quát của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới II.

- Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang phát triển trên thế giới. Tây Âu là những nước đi đầu xu thế này.

2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, phương pháp tư duy tổng hợp, phân tích so sánh.

3. Thái độ:

- Mối quan hệ, nguyên nhân dẫn tới sự liên kết khu vực giữa các nước T. Âu.

- Mối quan hệ Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay.

II. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, thao luận nhóm.

III. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Lược đồ các nước trong liên minh Châu Âu (bản đồ thế giới)

2. Học sinh: Sgk, tài liệu tham khảo liên quan đến tổ chức EU

IV. Tiến trình tổ chức dạy - học :

1. Ổn định tổ chức: ( 1’)

2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’)

 + Thành tựu thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1950 1970)?

 + Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật?

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1167 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Tôn Thất Thuyết - Tiết 12 – Bài 12: Các nước Tây Âu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày soạn:....../11/2011
 Ngày dạy :......./11/2011
Tiết 12 – Bài 12: CÁC NƯỚC TÂY ÂU
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Học sinh nắm được: 
- Những nét khái quát của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới II.
- Xu thế liên kết giữa các nước trong khu vực đang phát triển trên thế giới. Tây Âu là những nước đi đầu xu thế này.
2. Kỹ năng: Sử dụng bản đồ, phương pháp tư duy tổng hợp, phân tích so sánh.
3. Thái độ: 
- Mối quan hệ, nguyên nhân dẫn tới sự liên kết khu vực giữa các nước T. Âu. 
- Mối quan hệ Việt Nam và các nước Tây Âu từ 1975 đến nay. 
II. Phương pháp: Nêu giải quyết vấn đề, thao luận nhóm.
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Lược đồ các nước trong liên minh Châu Âu (bản đồ thế giới) 
2. Học sinh: Sgk, tài liệu tham khảo liên quan đến tổ chức EU 
IV. Tiến trình tổ chức dạy - học :
1. Ổn định tổ chức: ( 1’) 
2. Kiểm tra bài cũ: ( 5’) 
 + Thành tựu thần kỳ của kinh tế Nhật Bản (1950 1970)?
 + Chính sách đối nội và đối ngoại của Nhật?
3. Bài mới:
* Đặt vấn đề: Giáo viên giới thiệu theo sách giáo khoa.
* Hoạt động 1: (15’)Tình hình chung các nước Tây Âu. 
- Mục tiêu: Biết được nét nổi bật về kinh tế, chính trị và chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ nhất.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Sử dụng bản đồ thế giới để giới thiệu về các nước Tây âu.
 Hs: Thảo luận: Những thiệt hại của các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ II ? 
Hs: Các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
Gv: Để khôi phục kinh tế các nước Tây Âu đã làm gì? Quan hệ giữa Tây Âu và Mĩ ra sao?
 Gv: Sau khi nhận viện trợ quan hệ của Tây Âu và Mỹ như thế nào?
Hs: Lệ thuộc vào Mỹ tuân theo điều kiện của Mỹ đặt ra.
Gv: Chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu là gì?
Hs: Trả lời. Gv nhận xét và hoàn thiện.
Gv: Trong thời kỳ chiến tranh lạnh mâu thuẫn gay gắt giữa 2 phe XHCN và ĐQCN các nước Tây âu đã làm gì?
Gv: Tình hình nước Đức sau chiến tranh thế giới II? (thảo luận )
Hs: Các nhóm đại diện nêu phần thảo luận.
Gv: Em hãy nêu những nét nổi bật nhất của tình hình các nước Tây âu từ 1945 nay là gì?
 HS: Bị thiệt hại nặng mề sau sau chiến tranh và nhận viện trợ theo kế hoạch Mác san, phát triển kinh tế nhanh và ngày càng phù thuộc Mĩ về kinh tế lẫn chính trị.
1. Về kinh tế:
- Bị tàn phá nặng nề sau chiến tranh.
- Nhận viện trợ kinh tế của Mĩ theo kế hoạch Mác san -> kinh tế được phục hồi nhưng ngày càng lệ thuộc Mĩ.
 2. Về chính trị:
 a. Đối nội.
- Thu hẹp quyền tự do dân chủ.
- Xóa bỏ các cải cách tiến bộ trước đây.
- Ngăn cản phong trào công nhân và dân chủ.
- Củng cố thế lực của giai cấp tư sản.
 b. Đối ngoại:
- Tiến hành tái chiếm thuộc địa.
- Nhập khối Bắc Đại Tây Dương (NATO) chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
 3. Tình hình nước Đức:
- Chia 2 nước: 
+ Liên bang Đức (9/19 49).
+ Dân chủ Đức (10 /1949).
--> Chế độ chính trị đối lập nhau.
- Tháng 10/1990: 2 nước thống nhất Cộng hoà liên bang Đức 
* Hoạt động 2: (16’) Sự liên kết khu vực. 
- Mục tiêu: Trình bày được quá trình liên kết khu vực của các nước tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Gv: Sau chiến tranh TG II, xu hướng phát triển mới của các nước Tây Âu là gì?
Gv: Nguyên nhân dẫn đến sự liên kết giữa các nước trong khu vực?
Hs: Thảo luận .
Gv: Nhận xét - kết luận.
Gv: Em hãy tóm tắt quá trình liên kết ?
 Hs: Trả lời. 
Gv: Cho hs lên bảng xác định trên bản đồ thế giới (6 nước đầu tiên EU).
Hs: Đọc phần đầu chữ nhỏ sgk.
Gv: Nội dung chính của hội nghị EEC tại Hà Lan?
Hs: Trả lời.
Gv: Sơ kết bài: 
1. Nguyên nhân:
- Chung nền văn minh.
- Kinh tế không cách biệt.
- Có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Đều muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ.
2. Quá trình liên kết.
- Cộng đồng “than, thép” Châu Âu (6 nước 4/ 1951).
- Cộng đồng năng lượng nguyên tử Châu Âu (3/ 1957).
- Cộng đồng kinh tế Châu Âu (EEC)
 Tháng 12/ 1991 thành lập liên minh Châu Âu (EU).
- Ngày 1-1-1991: Đồng tiền chung Châu Âu phát hành.
-> Là liên minh kinh tế - chính trj lớn nhất thế giới.
4. Củng cố ( 5’) 
- Thời gian diễn ra sự liên kết ? Tại sao các nước Tây Âu phải liên kết với nhau ?
- Xác định trên bản đồ: 6 nước đầu tiên của EU ? 
5. Hướng dẫn – dặn dò: ( 2’ ) 
 -Học bài :
+ Nét nổi bất của tình hình các nước Tây Âu.
+ Nguyên nhân và quá trình liên kết.
+ Vai trò của liên kết.
 - Chuẩn bị bài 11:
 + Sự hình thành trật tự thế giới mới, chiến tranh lạnh, sau chiến tranh lạnh.
 + Sự thành lập Liên hợp quốc.
 + Xu hướng trong quan hệ quốc tế hiện nay.
6. Rút kinh nghiệm
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • doct12.doc.doc
Giáo án liên quan