Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 1, Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỷ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỷ XVII

 - Các khái niệm “cách mạng tư sản”

2. Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng bản đồ , tranh ảnh

3. Thái độ :

- Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng tư sản.

- Nhận thức đúng về CNTB có mặt tiến bộ (là xã hội phát triển cao hơn xã hội phong kiến ) và hạn chế của nó (vẫn là chế độ bóc lột thay thế chế độ phong kiến )

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

- Bản đồ thế giới để xác định vị trí địa lý các nước đang học, tranh ảnh lịch sử

- Vẽ, phóng to lược đồ sách giáo khoa

 - Phương án tổ chức lớp học: Hoạt động cá nhân/ nhóm

2. Chuẩn bị của học sinh:

Sưu tầm tư liệu lịch có liên quan bài học, quan sát bản đồ, tranh ảnh rút ra nhận xét.

 

doc9 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 - Tiết 1, Bài 1: Những cuộc cách mạng tư sản đầu tiên - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân ) với chế độ phong kiến trong lòng xã hội phong kiến, đòi hỏi phải được giải quyết bằng một cuộc cách mạng tư sản là tất yếu. Vậy các cuộc cách mạng tư sản đầu tiên đã diễn ra như thế nào? Bài hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG
5’
* HOẠT ĐỘNG 1:
(H): Nền sản xuất mới ra đời trong hoàn cảnh nào?
(H): Những biểu hiện nào chứng tỏ nền sản xuất mới tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Tây Aâu?
GV: So sánh với nền sản xuất phong kiến để khẳng định đây là nền sản xuất TBCN.
(H): Trước biến đổi của nền kinh tế mới, xã hội Tây Aâu có những thay đổi như thế nào?
(H): Địa vị của hai giai cấp mới trong xã hội?
(H): Theo em với tình hình như vậy thì mâu thuẫn mới nào sẽ nảy sinh và dẫn đến hệ quả gì?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Nền xản xuất mới ra đời ngay trong làng xã hội phong kiến đang suy yếu.
- Sản xuất phát triển các xưởng thuê mướn nhân công, nhiều thành thị trở thành các trung tâm sản xuất, buôn bán, các ngân hàng được thành lập.
- Lắng nghe
Trong xã hội xuất hiện hai giai cấp mới: tư sản và vô sản.
- Giai cấp tư sản có địa vị về kinh tế nhưng không có địa vị về chính trị, bị nhà nước phong kiến kìm hãm. Giai cấp vô sản bị áp bức bóc lột nặng nề.
- Mâu thuẫn giữa phong kiến với tư sản và các tầng lớp nhân dân lao động ---> Hệ quả là một cuộc cách mạng sẽ nổ ra để lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB phát triển.
I. SỰ BIẾN ĐỔI VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI TÂY ÂU TRONG CÁC THẾ KỈ XV - XVII. CÁCH MẠNG HÀ LAN THẾ KỈ XVI.
1. Một nền sản xuất mới ra đời.
a. Kinh tế: 
Vào thế kỉ XV, ở Tây Âu xuất hiện nền sản xuất TBCN.
b. Xã hội: 
- Xuất hiện hai giai cấp mới: tư sản và vô sản 
- Nảy sinh mâu thuẫn giữa chế độ phong kiến với giai cấp tư sản và nhân dân ngày càng gay gắt. Đây là nguyên nhân sâu xa làm bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
7’
* HOẠT ĐỘNG 2:
GV: Cho học sinh đọc mục 2 SGK
GV: Chỉ trên bản đồ vùng đất Nê-đéc-lan
(H): Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc cách mạng tư sản ở Nê-đéc-lan thế kỷ XVI?
(H): Nêu diễn biến chính và kết quả của cuộc cách mạng tư sản Nê-đéc-lan?
(H): Tính chất của cuộc cách mạng Hà Lan?
GV: Hình thành khái niệm “cách mạng tư sản”
* HOẠT ĐỘNG 2:
- Đọc
- Quan sát
- Kinh tế tư bản phát triển mạnh ở Nê-đéc-lan nhưng phong kiến Tây Ban Nha thống trị đã ngăn cản sự phát triển đó 
- Tháng 8/1566 nhân dân Nê-đéc-lan nổi dậy. Năm 1648 nước Cộng hoà Hà Lan được thành lập mở đầu thời kỳ lịch sử Cận đại 
- Đây là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
2. Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI.
a. Nguyên nhân:
Phong kiến Tây Ban Nha đô hộ, kìm hãm sự phát triển của CNTB ở Nê-đéc-lan
b. Diễn biến: SGK
c. Ý nghĩa: Cách mạng Hà Lan thế kỉ XVI là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới, đã lật đổ ách thống trị của thực dân Tây Ban Nha, mở đường cho CNTB phát triển.
5’
* HOẠT ĐỘNG 3:
GV: Dùng lược đồ chỉ vị trí nước Anh và những vùng kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển 
- Cho học sinh đọc phần chữ in nghiêng 
(H): Qua đoạn in nghiêng các con số được nêu chứng tỏ điều gì?
(H): Nêu những biểu hiện về sự phát triển CNTB ở Anh?
(H): Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển đem đến hệ quả gì?
GV: Giải thích thuật ngữ: ”quí tộc mới” (tầng lớp quí tộc phong kiến đã tư sản hoá kinh doanh theo con đường tư bản chủ nghĩa )
- Kể chuyện “Rào đất cướp ruộng “ở Anh đây là thời kỳ “Cừu ăn thịt người”
(H): Vì sao nông dân phải bỏ quê hương đi nơi khác sinh sống?
(H): Những mâu thuẫn chính trong xã hội Anh ?
GV: Những mâu thuẫn ngày càng gay gắt là nguyên nhân bùng nổ cách mạng tư sản ở Anh
* HOẠT ĐỘNG 3:
- Quan sát
- Đọc
- Những con số (khai thác than tăng 14 lần, 800 lò nấu sắt, xưởng dệt len hàng ngàn công nhân, các công ty thương mại, các ngân hàng . ---> chứng tỏ kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh ở Anh 
- Sự xuất hiện công trường thủ công, kinh tế hàng hoá phát triển, nhiều trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính 
- Làm thay đổi thành phần xã hội: xuất hiện tầng lớp quí tộc mới và tư sản, nông dân bị bần cùng hoá
- Lắng nghe
- Lắng nghe
- Nông dân bị cướp mất ruộng đất, bị bần cùng hoá. Đời sống khốn khổ ---> nên phải rời bỏ quê hương 
- Vua, địa chủ phong kiến mâu thuẫn với quí tộc mới, tư sản, nhân dân lao động 
- Lắng nghe
II. CÁCH MẠNG ANH GIỮA THẾ KỈ XVII
1. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh.
a. Kinh tế: 
Đến thế kỉ XVII, nền kinh tế TBCN ở Anh đã phát triển mạnh với nhiều công trường thủ công như luyện kim, làm đồ sứ, len dạ nhiều trung tâm lớn về công nghiệp, thương mại, tài chính được hình thành tiêu biểu là Luân Đôn.
b. Xã hội: 
- Xuất hiện tầng lớp quý tộc mới có thế lực về kinh tế.
- Nông dân bị bần cùng hóa
- Mâu thuẫn giữa tư sản, quý tộc mới với chế độ phong kiến ngày càng gay gắt.
11’
* HOẠT ĐỘNG 4:
GV: Sử dụng lược đồ hình 1 SGK để trình bày diễn biến cách mạng qua 2 giai đoạn
(H): Giai đoạn 1 (1642-1648) cách mạng Anh bùng nổ như thế nào ?
GV: Ô-li-vơ Crôm-oen xuất thân là 1 quí tộc mới hạng trung, đại biểu quốc hội, người kiên quyết chống vua và giáo hội Anh, xây dựng 1 đội quân nòng cốt có tinh thần chiến đấu và kỷ luật cao. Hè 1645 đánh thắng quân nhà vua ở trận quyết định tại Nê dơ bi. Sác-lơ I bỏ trốn bị người Xcốt-len bắt bán cho Quốc hội, sau đó y chạy thốt và phát động chiến tranh nhưng bị thất bại. Nội chiến kết thúc. Cuối năm 1648 trước áp lực của quân đội và nhân dân Sác-lơ I bị xử tử 30/1/1649. Nước Anh trở thành nước cộng hoà, cách mạng tư sản đạt đến đỉnh cao
(H): Việc Sác-lơ I bị xử tử có ý nghĩa như thế nào?
(H): Tại sao vua Sác-lơ I bị xử tử, cách mạng ở Anh vẫn chưa chấm dứt?
(H): Quí tộc mới có vai trò như thế nào đối với cách mạng Anh?
(H): Vì sao nước Anh từ chế độ cộng hòa lại trở thành chế độ quân chủ lập hiến?
(H): Chế độ quân chủ lập hiến là gì?
(H): Vì sao nói CMTS Anh là cuộc CMTS không triệt để?
* HOẠT ĐỘNG 4:
- Quan sát
- Năm 1642, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới (vì cần tiền để đàn áp cuộc khởi nghĩa của người Xcốt-len) Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã lên án nhà vua. Mâu thuẫn giữa nhà vua và Quốc hội không thể điều hòa dẫn đến cuộc nội chiến ngày 22-8-1642.
- Bước đầu thắng lợi nghiêng về phía nhà vua, nhưng từ khi Ô-li-vơ Crôm-oen lên làm chỉ huy quân đội Quốc hội đã giành thắng lợi ở trận quyết định Nê-dơ-bi. Sác-lơ I bị bắt.
- Lắng nghe
- Chấm dứt chếù độ quân chủ chuyên chế ở Anh, đồng thời đánh dấu sự sụp đổ của chế độ phong kiến, thắng lợi của CNTB.
- Bởi vì quần chúng trước hết là nông dân không được hưởng một chút quyền lợi gì, mọi quyền lợi đều thuộc về quý tộc mới và tư sản cho nên nhân dân muốn đẩy cách mạng đi xa hơn nửa và nêu ra những yêu sách riêng của mình. Nền cộng hòa đàn áp họ không thương tiếc. Để có một chính quyền mạnh mẽ hơn, tư sản và quý tộc mới đưa Crôm-oen lên nắm quyền, thiết lập chế độ độc tài quân đội.
- Vừa tham gia lãnh đạo cách mạng, vừa tìm cách hạn chế cánh mạng cho phù hợp với lợi ích của mình. Nó chi phối tiến trình, kết quả và tính chất của cách mạng. Tầng lớp này tiến hành cách mạng không triệt để.
- Quý tộc mới và tư sản lãnh đạo cách mạng, thiết lập nền cộng hòa, mọi quyền lợi thuộc về quý tộc và tư sản, trong khi nhân dân là động lực của cuộc cách mạng nhưng không được hưởng một chút quyền lợi gì nên họ tiếp tục đấu tranh. Để bảo vệ quyền lợi của mình, quý tộc mới và tư sản chủ trương khôi phục chế độ quân chủ mà vẫn giữ vững thành quả cách mạng.
- Là chế độ xã hội vua không có thực quyề, chỉ có Quốc hội, cơ quan quyền lực của tư sản và quý tộc mới mới có quyền định đoạt các chính sách và ban hành các đạo luật.
- Lãnh đạo cách mạng là liên minh tư sản – quý tộc mới, nên nhiều tàn dư phong kiến không bị xóa bỏ. Nông dân không những không có ruộng đất mà còn tiếp tục bị chiếm đất và đẩy tới chỗ bị phá sản hoàn toàn.
2. Tiến trình cách mạng.
Cách mạng tư sản Anh được chia làm hai giai đoạn:
a. Giai đoạn 1 (1642– 1648):
- Năm 1642, Sác-lơ I triệu tập Quốc hội nhằm đặt ra thuế mới, thực hiện chính sách cai trị độc đoán của mình. Quốc hội được sự ủng hộ của nhân dân đã kịch liệt phản đối. Mâu thuẫn giữa nhà vua và Quốc hội không thể điều hòa đã dẫn tới cuộc nội chiến ngày 22-8-1642.
- Năm 1648 phe nhà vua bị đánh bại. Sác-lơ I bị bắt. Cuộc nội chiến chấm dứt
b. Giai đoạn 2: (1649-1688)
- Ngày 30/ 01/ 1649, vua Sác-lơ I bị xử tử. Nước Anh chuyển sang chế độ cộng hòa và cách mạng đạt đến đỉnh cao.
- Mọi quyền lợi đều thuộc về tay quý tộc mới và tư sản. Vì vậy nhân dân tiếp tục đấu tranh.
- Quý tộc mới và tư sản thỏa hiệp với phong kiến đưa Vin-hem O-rang-giơ lên làm vua. Thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cách mạng tư sản Anh kết thúc. Đây là cuộc CMTS không triệt để.
5’
* HOẠT ĐỘNG 5

File đính kèm:

  • docT1 - NHUNG CUOC CMTS DAU TIEN.doc