Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 40 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX

1. Mục tiêu

a. Kiến thức: HS cần nắm được.

- Nguyên nhân và diễn biến của vụ biến kinh thành Huế (5.7.1885) đó là sự kiện mở đầu của phong trào “Cần Vương” chống Pháp cuối thế kỉ XIX.

- Những nét khái quát nhất của phong trào “Cần Vương”, quy mô, tính chất của phong trào.

- Vai trò của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào “Cần Vương”.

b. Kĩ năng.

- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh.

- Biết chọn các sự kiện Lịch sử tiêu biểu, tư liệu Lịch sử để tường thuật các cuộc khởi nghĩa.

c. Thái độ:

- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

- Trân trọng và biết ơn những văn nhân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc.

 

doc5 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 4618 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử 8 - Tiết 40 - Bài 26: Phong trào kháng chiến chống pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 24/01/2011 Ngày dạy 26/01/2011 dạy lớp 8A
 Ngày dạy 27/01/2011 dạy lớp 8B
Tiết 40 
Bài 26: 
PHONG TRÀO KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP 
TRONG NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỈ XIX
1. Mục tiêu 
a. Kiến thức: HS cần nắm được.
- Nguyên nhân và diễn biến của vụ biến kinh thành Huế (5.7.1885) đó là sự kiện mở đầu của phong trào “Cần Vương” chống Pháp cuối thế kỉ XIX.
- Những nét khái quát nhất của phong trào “Cần Vương”, quy mô, tính chất của phong trào.
- Vai trò của các văn thân, sĩ phu yêu nước trong phong trào “Cần Vương”.
b. Kĩ năng.
- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ để tường thuật các trận đánh.
- Biết chọn các sự kiện Lịch sử tiêu biểu, tư liệu Lịch sử để tường thuật các cuộc khởi nghĩa.
c. Thái độ: 
- Giáo dục cho HS lòng yêu nước, tự hào dân tộc.
- Trân trọng và biết ơn những văn nhân sĩ phu yêu nước đã hi sinh cho độc lập dân tộc.
2. Chuẩn bị của GV và HS:
a. Thầy : Lược đồ cuộc phản công kinh thành Huế.
 Chân trọng vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết.
b. Trò : Đọc trước SGK ở nhà 
3. Tiến trình tiết dạy 
*. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số: 
 8A:
 8B:
a. Kiểm tra bài cũ:
? Nội dung của Hiệp ước Hác Măng và Hiệp ước pa-tơ-nốt ?
* Hiệp ước Hác Măng ( 1883) ( 6 đ)
- Triều đình Huế thừa nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc kì và trung kỳ:
+ Thu hẹp địa giới quản lý của triều đình ( Chỉ còn trung kỳ )
+ Quyền ngoại giao do Pháp nắm 
+ Triều đình phải rút quân từ Bắc kỳ về trung kỳ 
* Hiệp ước Pa- tơ- nốt (1884) ( 4 đ)
+ căn bản giống hiệp ước Hác- Măng 
+ Sửa đổi địa giới trung kỳ nhằm xoa dịu dư luận 
- Chấm dứt sự tồn tại của triều đại PK nhà Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập thay vào đó là chế độ thuộc địa nửa Pk 
* Đặt vần đề vào bài mới : Sau hai hiệp ước Hắc măng và pa-tơ-nốt, phạm vi cai trị của triều đình nhà Nguyễn chỉ còn lại ở Trung kì. Nhưng phái chủ chiến trong triều đình Huế quyết tâm giành lại chủ quyền dựa vào quần chúng nhân dân. Và cuộc tấn công đêm 4 rạng ngày 5 tháng 7 năm 1885 đã mở đầu cho phong trào kháng Pháp sôi nổi cuối thế kỉ XIX. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về phong trào kháng Pháp đó và sự bùng nổ của phong trào Cần vương.
b. Dạy bài mới
GV: Hướng dẫn HS theo đọc SGK.
? Sau hai Hiệp ước 1883-1884, tình hình triều đình Huế như thế nào ?
HS: Dựa vài SGK trả lời 
Gv: Bổ sung: Sau 2 Hiệp ước triều đình Huế phân hóa rõ rệt thành hai bộ phận: Đa số chủ hòa, một bộ phận nhỏ “chủ chiến”. Phe chủ chiến do Tôn Thất Thuyết đứng đầu, họ nuôi hy vọng giành lại chủ quyền từ tay Pháp khi có thời cơ.
GV- Giới thiệu Tôn Thất Thuyết.
 Tôn Thất Thuyết đứng đầu phái chủ chiến tại kinh thành Huế - ông là một trong ba Phụ chính đại thần (cùng với Nguyễn Văn Tường và Trần Tiễn Thành). Sau khi Tự Đức chết, Tôn Thất Thuyết đã lần lượt trừ khử những ông vua mới lên ngôi đã có tư tưởng thân Pháp như Dục Đức, Hiệp Hoà, Kiến Phúc và đưa Hàm Nghi lên ngôi, đồng thời cũng trừ khử những đại thần thân Pháp như Trần Tiễn Thành.
? Trước hành động của Tôn Thất Thuyết, thực dân Pháp đã làm gì ?
HS: Dựa và SGK trả lời 
GV: Trình bày trên lược đồ cuộc tấn công của phái chủ chiến ở kinh thành Huế.
HS: Trình bày lại
GV: Dẫn dắt chuyển mục
I. CUỘC PHẢN CÔNG CỦA PHÁI CHỦ CHIẾN TẠI KINH THÀNH HUẾ. VUA HÀM NGHI RA “CHIẾU CẦN VƯƠNG”:
1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế tháng 7.1885.
- Bối cảnh:Sau hiệp ước Pa-tơ-nốt, phái chủ chiến trong triều đình vẫn nuôi hi vọng giành lại quyền thống trị từ tay Pháp.
- Nguyên nhân:
+ Mâu thuẫn giữa phái chủ chiến và chủ hoà ngày càng gay gắt
+ Pháp tìm mọi cách để tiêu diệt phái chủ chiến 
- Diễn biến: 
- Đêm mồng 4 rạng sáng ngày 5-7-1885 Tôn Thất Thuyết hạ lệnh tấn công quân Pháp ở toà Khâm Sứ và đồn Mang cá nhưng thất bại.
- TDP cướp bóc, tàn sát nhân dân vô cùng dã man .
- Nguyên nhân thất bại:
+ Pháp mạnh.
+ Có ưu thế về vũ khí.
+ Phe chủ chiến bị động chuẩn bị chưa kỹ, vũ khí lạc hậu.
GV: Phân tích ý định của Tôn Thất Thuyết từ hành động bảo vệ chính đáng chuyển sang phát động một cuộc kháng chiến trên toàn quốc.
- Yêu cầu HS đọc SGK (đoạn 1 của mục 2).
? Em hãy nêu vài nét về vua Hàm Nghi
Gv:Vua Hàm Nghi là vị vua thứ 8 của nhà Nguyễn. Ông tại vị từ 1884 tới 1885, sau đó chống Pháp đến năm 1888. Vua Hàm Nghi tên huý là Nguyễn Phúc Ưng Lịch, cũng có tên là Nguyễn Phúc Minh . Ông là con thứ 5 của Kiên Thái Vương Nguyễn Phúc Hồng Cai và bà Phan Thị Nhàn, sinh ngày 17 tháng 6 năm Tân Mùi, tức 3 tháng 8 năm 1871. Ông là em ruột của vua Kiến Phúc và Chánh Mông-Ưng Kỳ, tức vua Đồng Khánh sau này. Sau khi vua Tự Đức mất, mặc dù các phụ chính đại thần Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết nắm trọn quyền hành trong việc phế bỏ vua này, truất ngôi vua khác, nhưng họ lại rất bị động trong việc tìm người trong hoàng tộc có cùng chí hướng để đưa lên ngôi. Cả vua Hiệp Hoà lẫn vua Kiến Phúc đều lần lượt đi ngược lại đường lối của phái chủ chiến hoặc bị mất sớm, trở thành những phần tử không thể không bị loại bỏ khỏi việc triều chính đang rối ren. Sau khi vua Kiến Phúc mất đột ngột, đáng lẽ con nuôi thứ hai của vua Tự Đức là Chánh Mông lên ngôi, nhưng Nguyễn Văn Tường và Tôn Thất Thuyết sợ lập một vị vua lớn tuổi sẽ mất quyền hành và hai ông chủ trương dứt khoát lựa chọn bằng được một ông vua ủng hộ lập trường chống Pháp nên đó chọn Ưng Lịch. Đây là một người có đủ tư cách về dòng dõi, nhưng chưa bị cuộc sống giàu sang của kinh thành làm vẩn đục tinh thần tự tôn dân tộc và quan trọng hơn hết là hai ông có thể định hướng nhà vua về đại cuộc của đất nước một cách dễ dàng. Ưng Lịch từ nhỏ sống trong cảnh bần hàn, dân dã với mẹ ruột chứ không được nuôi dạy tử tế như hai anh ruột ở trong cung. Khi thấy sứ giả đến đón, cậu bé Ưng Lịch hoảng sợ và không dám nhận áo mũ người ta dâng lên. Sáng ngày 12 tháng 6 Giáp Thân, tức ngày 2 tháng 8 năm 1884, Ưng Lịch được dẫn đi giữa hai hàng thị vệ, tiến vào điện Thái Hoà để làm lễ lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Hàm Nghi. Khi đó Ưng Lịch mới 13 tuổi.
2. Phong trào Cần Vương .
? Vì sao phong trào Cần Vương bùng nổ ?
HS: Dựa vào SGK trả lời 
GV: Bổ sung, Kết luận; ghi bảng về nguyên nhân bùng nổ của phong trào Cần Vương.
- Đọc 1 đoạn trong Chiếu Cần Vương (Theo tư liệu LS 8)
Gv: Khi chạy ra Quảng Trị 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết đã lấy danh nghĩa của vua ban chiếu lần thứ nhất. Sau đó để tránh sự truy đuổi của Pháp, ông đưa vua chạy qua Lào đến Hương Khê - Hà Tĩnh. Tại đây Hàm Nghi lại xuống chiếu lần thứ hai.
? Em hiểu thế nào là “Cần Vương” ?
HS: Trả lời 
- Hết lòng ủng hộ, giúp vua cứu nước.
GV: Khẳng định:
Phong trào Cần Vương thực chất là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm dưới ngọn cờ của ông vua yêu nước. Tinh thần cơ bản của chiếu Cần Vương thể hiện việc cố gắng quyền lợi của dân tộc, do đó đã thúc đẩy cổ vũ nhân dân tham gia kháng chiến trong những năm tiếp theo. (sau khi Hàm Nghi bị bắt phong trào vẫn tiếp tục)
a- Nguyên nhân bùng nổ:
- Cuộc biến tại Huế thất bại, Tôn Thất Thuyết đưa vua ra Quảng Trị. tại đây ông nhân danh vua Hàm nghi ra “ Chiếu cầnVương ”
+ Mục đích: Kêu gọi văn thân cùng nhân dân cả nước đứng lên giúp vua cứu nước.
-Phong trào Cần Vương bùng nổ.
GV: Trình bày hành trình của Tôn Thất Thuyết đưa Hàm Nghi ra Hương Khê (Hà Tĩnh)và sự hưởng ứng giúp đỡ của nhân dân.
? Em có nhận xét gì về phong trào Cần Vương trong giai đoạn I ? (tính chất, địa bàn, lực lượng)
HS: Thảo luận nhóm – cử đại diện trả lời – các nhóm bổ sung.
GV: Tổng kết thảo luận
- Phong trào phát triển rộng khắp.
- Mặc dù dưới danh nghĩa Cần Vương nhưng thực tế đây là phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân ta, trong thời kỳ này hoàn toàn vắng mặt quân đội triều đình.
- Lãnh đạo không còn là các Võ Quan mà là những văn thân sĩ phu yêu nước.
- Giải thích sĩ phu, văn thân
- Phong trào chia làm 2 giai đoạn:
+ Gđ 1: 1885-1888
- Phong trào bùng nổ khắp cả nước , sôi động nhất là Bắc kỳ và Trung Kỳ 
- Lãnh đạo : Các Văn Thân,Sĩ phu yêu nước 
- Lực lượng : Nhân dân 
- 11-1888 Vua Hàm Nghi bị bắt và bị đày sang An- Giê- Ri 
+ Gđ 2: 1888-1896: Qui tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn có qui mô và trình độ tổ chức cao hơn 
GV: Ở giai đoạn 2, tuy Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn được duy trì và quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa quy mô và trình độ tổ chức cao hơn.
 c. Củng cố, luyện tập
- GV: khái quát nội dung cơ bản của toàn bài
d. Hướng dẫn, dặn dò, ra bài tập
- Học bài cũ theo nội dung và câu hỏi trong SGK 
- Đọc và chuẩn bị bài 26 phần II/ Những cuộc khởi nghĩa lớn 
1. Nắm được diễn biến chính của phong trào Cần Vương ?
2. Tìm hiểu những đặc điểm riêng của từng cuộc khởi nghĩa: Căn cứ, lối đánh, chiến thuật, phạm vi hoạt động.
3. Kết cục và ý nghĩa của phong trào Cần Vương.
4. Tập chỉ bản đồ ba cuộc khởi nghĩa.
..& & &..

File đính kèm:

  • docSử 8 tiết 40.doc