Giáo án Lịch sử 7 tuần 5 tiết 10 Bài 8- nước ta buổi đầu độc lập
I/ MỤC TIÊU
1/ Kiến thức: Giúp học sinh :
- Sự ra đời và tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô - Đinh.
- Đời sống kinh tế và xã hội thòi kì này.
- 2/ Thái độ:
- Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước.
- Nhớ ơn công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh.
3/ Kỹ năng:
- Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào các vị trí cần thiết.
II/ CHUẨN BỊ.
1/ Giáo viên: Giáo án, Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, bảng phụ.
2/ Học sinh: Học bài cũ, đọc SGK bài mới, vở bài học, sưu tầm một số tranh ảnh về đền thờ vua Đinh.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định: lớp: 7A1 .7A2 .7A3
7A4 7A5 7A6 .
1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
* Đề :
Câu 1. Cơ sở kinh tế phương Đông và phương Tây có đặc điểm giống nhau và khác nhau như thế nào?
Câu 2. Vì sao nói: văn hóa các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ?
* Đáp án: Mỗi câu đúng 5 điểm.
Câu 1. Cơ sở kinh tế phương Đông và phương Tây có đặc điểm giống nhau và khác nhau như thế nào?
- Giống nhau: Chủ yếu là nông nghiệp + chăn nuôi + Một số nghề thủ công.(2 điểm )
- Khác nhau: + Phương Đông: Sản xuất nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn. (1,5 điểm)
+ Phương Tây: Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến, thế kỉ XI công thương nghiệp phát triển. (1,5 điểm)
Tuaàn: 5 Ngaøy soaïn: 14/ 9/ 2014 Tieát : 10 Ngaøy daïy: 19/ 9/ 2014 PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX Chương I : BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH – TIỀN LÊ (Thế kỷ X ) Bài 8. NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP I/ MỤC TIÊU 1/ Kiến thức: Giúp học sinh : Sự ra đời và tổ chức bộ máy nhà nước thời Ngô - Đinh. Đời sống kinh tế và xã hội thòi kì này. 2/ Thái độ: Giáo dục ý thức độc lập, tự chủ của dân tộc, thống nhất đất nước. Nhớ ơn công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh. 3/ Kỹ năng: Bồi dưỡng cho học sinh kỹ năng xác định các vị trí trên bản đồ và biết điền kí hiệu vào các vị trí cần thiết. II/ CHUẨN BỊ. 1/ Giáo viên: Giáo án, Sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước, bảng phụ. 2/ Học sinh: Học bài cũ, đọc SGK bài mới, vở bài học, sưu tầm một số tranh ảnh về đền thờ vua Đinh. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Ổn định: lớp: 7A1…………….7A2……………..7A3………………… 7A4……………7A5……………7A6………………….. 1/ Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút. * Đề : Câu 1. Cơ sở kinh tế phương Đông và phương Tây có đặc điểm giống nhau và khác nhau như thế nào? Câu 2. Vì sao nói: văn hóa các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ? * Đáp án: Mỗi câu đúng 5 điểm. Câu 1. Cơ sở kinh tế phương Đông và phương Tây có đặc điểm giống nhau và khác nhau như thế nào? Giống nhau: Chủ yếu là nông nghiệp + chăn nuôi + Một số nghề thủ công.(2 điểm ) - Khác nhau: + Phương Đông: Sản xuất nông nghiệp khép kín trong công xã nông thôn. (1,5 điểm) + Phương Tây: Đóng kín trong các lãnh địa phong kiến, thế kỉ XI công thương nghiệp phát triển. (1,5 điểm) Câu 2: Nói văn hóa các nước Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ vì: Văn hóa đặc sắc của các nước Đông Nam Á phong kiến là kiến trúc đền tháp, và hoàn toàn ảnh hưởng từ hai kiến trúc của Ấn Độ đó là kiến trúc Hin đu giáo và kiến trúc Phật giáo (5đ) 2/Giới thiệu bài mới: Như chúng ta đã biết ,năm 938 quân Nam Hán đã sang xâm lược nước ta.Với tài trí của Ngô Quyền và đoàn kết của, nhân dân ta đã làm nên chiến thắng Bạch Đằng 938,vậy!sau khi đánh thắng giặc,Ngô Quyền đã làm gì -> Bài mới. 3/ Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình Ngô Quyền dựng nền độc lập. GV: cho học sinh nhắc lại:Kết quả và ý nghĩa chiến thắng Bạch Đằng năm 938? HS: chấm dứt hơn 1000 năm bị phong kiến Phương Bắc đô hộ,mở ra thời đại độc lập cho đất nước… ? Sau khi đánh đuổi quân Nam Hán,Ngô Quyền đã làm gì? ? Việc Ngô Quyền lên ngôi vua và chọn địa điểm kinh đô có ý nghĩa như thế nào? GV nhấn mạnh: khẳng định quyết tâm của nhân dân ta trong việc phục hồi và xây dựng giang sơn riêng của người việt. ? Em hãy tìm những chi tiết chứng tỏ Ngô Quyền quyết tâm xây dựng nền tự chủ? GV: nhấn mạnh Ngô Quyền đã củng đất nước từ trung ương đến địa phương ? Bộ máy nhà nước thời Ngô Quyền được tổ chức như thế nào ? ? Em có nhận xét gì về cách tổ chức đó? HS: thể hiện đó là một triều đình tự chủ,hoàn toàn độc lập,không phụ thuộc vào các triều đại phong kiến của nước ngoài. GV: Trích lời nhận xét của nhà sử học Ngô Sĩ Liên “Nhà Tiền Ngô nổi lên được,không những chỉ có công chiến thắng mà thôi, việc đặt trăm quan, chế định triều nghi, phẩm phục. Có thể thấy được quy mô của đế vương” GV: treo bảng phụ có ghi cách tổ chức bộ máy nhà nước. HS: nhận xét. GV: Chuẩn xác. Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị cuối thời Ngô. GV giới thiệu : Ngô Quyền lên ngôi vua được 6 năm thì qua đời,2 con của ông là Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn không đủ tài -> Điều gì đã xẩy ra? ? Việc Dương Tam Kha tiếm quyền gây hậu quả nghiêm trọng như thế nào? HS: triều đình mất thế ổn định ,các phe phái tranh chấp lẫn nhau,các hào trưởng địa phương không thần phục chính quyền trung ương. ? Tại sao xẩy ra loạn 12 sứ quân?hậu quả? HS: thảo luận nhóm 3’ GV: Tổ chức cho 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, GV nhận xét, chốt ( phân tích tình hình bất ổn chính trị, nguy cơ của đất nước) ? Tình hình trên đã lập ra yêu cầu cấp thiết của nước ta lúc này là gì? HS: ( cần thống nhất lại…) Giaûm taûi: Danh saùch 12 söù quaân khoâng daïy Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk : Nắm một số nét về tiểu sử của Đinh Bộ Lĩnh. GV: Kể chuyện về Đinh Bộ Lĩnh lúc còn nhỏ.( Tư liệu lịch sử 7 trang 59 – 60 ) ? Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để chấm dứt loạn 12 sứ quân? GV: dùng lược đồ, tường thuật quá trình thống nhất đất nước. ĐBL liên kết với sứ quân của Trần Lãm, chiêu dụ sứ quân Phạm Bạch Hổ- tiến đánh các sứ quân khác -> ? Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn được 12 sứ quân ? HS: - Do sự ủng hộ của nhân dân. - Đinh Bộ Lĩnh là người có tài, được nhân dân tin cậy. - Liên kết với sứ quân của Trần Lãm và chiêu dụ được sứ quân Phạm Bạch Hổ ? Em hãy nhận xét công lao của Đinh Bộ Lĩnh? HS: Thảo luận theo nhóm 4’ GV: Tổ chức, hướng dẫn, nhận xét, bổ sung, chốt GV: phân tích việc khẳng định chủ quyền dân tộc của Đinh Bộ Lĩnh: đặt tên nước, tên niên hiệu, chủ động bang giao với nhà Tống thể hiện sự hòa hiếu của một quốc gia độc lập tự chủ) 1/ Ngô Quyền dựng nền độc lập. - Năm 939,Ngô Quyền lên ngôi vua,đóng đô ở Cổ Loa. + Bỏ chức tiết độ sứ. + Lập triều đình theo chế độ quân chủ. + Cử người có công coi giữ các châu quan trọng. * Bộ máy nhà nước. Vua Quan văn Quan võ Thứ sứ các châu => Chặt chẽ, thể hiện ý thức tự chủ của Ngô Quyền. 2/ Tình hình chính trị cuối thời Ngô. - Năm 944 ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền -> đất nước không ổn định. - Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha -> nội bộ nhà Ngô mâu thuẩn. - Năm 965, Ngô Xương Văn chết -> Đất nước bị chia cắt, hỗn loạn ->“ loạn 12 sứ quân” 3/ Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước. - Cuối năm 967, đất nước thống nhất - 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư - 970 đặt niên hiệu Thái Bình, sắp đặt việc trị quốc Công lao của Đinh Bộ Lĩnh Dẹp loạn 12 sứ quân Tiến thêm bước xây dựng quyền khẳng định độc lập, chủ quyền quốc gia . 4/ Củng cố: GV khẳng định công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh trong buổi đầu dựng nền độc lập 5/ Hướng dẫn học tập ở nhà: Học bài theo câu hỏi 1, 2, 3 Sgk. Chuẩn bị bài mới : bài 9 – phần 1. IV. RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………
File đính kèm:
- su 7 tiet 10.doc