Giáo án Lịch sử 7 - Bản full (3 cột)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức. Giúp HS

Quá trình hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu.

Hiểu khái niệm "lãnh địa phong kiến", đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa phong kiến.

Nguyên nhân xuất hiện thành thị trung đại. Phân biệt sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị trung đại.

2. Tư tưởng

Thấy được sự phát triển hợp quy luật của xã hội loài người:chuyển từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Kĩ năng

Biết xác định được vị trí các quốc gia phong kiến Châu Âu trên bản đồ.

Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. CHUẨN BỊ

GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, bản đồ Châu Âu thời phong kiến, tranh ảnh

HS: Đọc và soạn bài trước

III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP

1. Tổ chức lớp: KTSS, 1 phút

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới

Lịch sử xã hội loài người đã phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn. Học lịch sử lớp 6, chúng ta đã biết được nguồn gốc và sự phát triển của loài người nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng trong thời kì cổ đại, chúng ta sẽ học nối tiếp các thời kì mới:-Thời trung đại. Trong bài học đầu tiên, chúng ta sẽ tìm hiểu"Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu".

 

doc94 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2402 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Bản full (3 cột), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
a phương.
- Tổ chức chặt chẽ, quy củ.
- Gả công chúa, ban quan tước cho các tù trưởng dân tộc.
- Trấn áp những người có ý định tách khỏi Đại Việt.
- Giữ quan hệ với Trung Quốc và Champa, kiên quyết bảo vệ chủ quyền dân tộc.
- Các chủ trương chính sách của nhà Lý vừa mềm dẻo vừa kiên quyết.
1. Sự thành lập nhà Lý
- Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết. Triều Tiền Lê chấm dứt. Lý Công Uẩn lên ngôi.
- Năm 1010, Lý Công Uẩn dời đô về Đại La, lấy tên là Thăng Long.
- Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt
2. Luật pháp và quân đội
- Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư.
- Quân đội gồm có cấm quân và quân địa phương. Nhà Lý thi hành chính sách "Ngụ binh ư nông"
- Quan hệ bình đẳng với các nước láng giềng.
Củng cố: 3 phút
Yêu cầu HS điền vào những ô trống trong sơ đồ tổ chức bộ máy hnàh chính nhà Lý ở trung ương và địa phương.
Nhà Lý đã làm gì để củng cố quốc gia thống nhất?
Công lao của Lý Công Uẩn?
Hướng dẫn- dặn dò: 1 phút
- Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài
- Chuẩn bị bài 11
Chính quyền trung ương
Vua, quan đại thần
Các quan văn
Các quan võ
	Chính quyền địa phương
Lộ, phủ
Huyện
Hương, xã
Hương, xã 
RÚT KINH NGHIỆM:
DUYỆT CỦA TỔ TRƯỞNG
.
TUẦN: 8 	Ngày soạn: 	
TIẾT: 15 	 	 Ngày dạy: .
Bài 11. CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
I. GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT (1075 - 1076)
MỤC TIÊU :
Kiến thức
Âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống là nhằm bành trướng lãnh thổ, đồng thời giải quyết những khó khăn về tài chính và xã hội trong nước.
Cuộc tiến công tập kích sang đất Tống của Lý Thường Kiệt là hành động chính đáng.
Tư tưởng
Giáo dục cho HS lòng tự hào dân tộc và biết ơn người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt có công lớn đối với đất nước.
Bồi dưỡng lòng dũng cảm, nhân ái và tình đoàn kết dân tộc (thể hiện trong cuộc tiến vào đất Tống)
Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để tường thuật cuộc tiến công vào đất Tống do Lý Thường Kiệt chỉ huy.
Phân tích, nhận xét, đánh giá các sự kiện, nhân vật lịch sử.
CHUẨN BỊ
GV: Soạn giáo án, SGK, SGV, bản đồ đại việt thời Lý Trần.
HS: Đọc và soạn bài trước.
CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
Tổ chức lớp: KTSS, 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 5 phút
- Nhà Lý được thành lập như thế nào?
- Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền ở trung ương và địa phương?
- Nhà Lý đã làm gì để củng cố đất nước?
Bài mới
Năm 981, mối quan hệ giữa hai nước được củng cố, nhưng từ giữa thế kỉ XI, quan hệ ngoại giao giữa hai nước đã bị cắt đứt bởi nhà Tống có nhưũgn hành động khiêu khích xâm lược Đại Việt.
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 17 phút
Gọi HS đọc bài
Hỏi: Tình hình nhà Tống trước khi xâm lược Đại Việt như thế nào?
Hỏi: Nhà Tống xâm lược Đại Việt nhằm mục đích gì?
Hỏi: Để chiếm được Đại Vịêt nhà Tống đã làm gì?
Hỏi: Chúng tôi giục Champa đánh lên từ phía Nam nhằm mục đích gì?
Hỏi: Đứng trước âm mưu xâm lược đó, nhà Lý đã đối phó bằng cách nào?
Hỏi: Cho biết một vài nét về Lý Thường Kiệt?
Giảng: Lý Thường Kiệt cùng quan sỹ ngày đêm luyện tập, mộ thêm binh lính quyết làm thất bại âm mưu xâm lược của nhà Tống. Lý Thường Kiệt đưa Lý Đạo Thành, một đại thần có uy tín cùng làm việc nước.
+ Vua Lý Thánh Tông và Thái uý Lý Thường Kiệt chỉ huy đạo quân khoảng 5 vạn quân đánh Champa. Vua Champa bị bắt làm tù binh, buộc Champa phải cắt 3 châu(thuộc vùng đất Quảng Bình, Quảng Trị ngày nay) để chuộc vua về.
Hoạt động 2: 18 phút
Hỏi: Trước tình hình quân Tống như vậy, Lý Thường Kiệt chủ trương đáng giặc như thế nào?
Hỏi: Câu nói của Lý Thường Kiệt" ngồi yên đợi giặc... chặn thế mạnh của giặc" thể hiện điều gì?
(Nhấn mạnh: Đây là cuộc tấn công để bảo vệ thuộc địa chứ không phải xâm lược).
Giảng: Tháng 10- 1075, 10 vạn quân ta chia làm 2 đạo tấn công vào đất Tống:
+ Quân bộ do các tù trưởng là Tông Đản và Thân Cảnh Phúc chỉ huy vượt biên giới đánh Châu Ung.
+ Quân thuỷ do Lý Thường Kiệt chỉ huy theo vùng ven biển Quảng Ninh đổ bộ vào châu Khâm và châu Liêm. Lý Thường Kiệt sau khi phá huỷ các kho tàng của giặc, tiến về bao vây thành Ung Châu.
Để cô lập và tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc, Lý Thường Kiệt đã cho yết bảng noi rõ mục đích của cuộc tiến công của mình.
Hỏi: Mục đích làm việc đó là gì?
Cuộc tập kích diễn ra nhanh chong làm cho các căn cứ quân sự của nhà Tống bị giáng nhiều đòn nặng nề.
Hỏi: Tại sao nói đây là cuộc tấn công để tự vệ mà không phải là cuộc tấn công xâm lược?
Hỏi: Kết quả ra sao?
Hỏi: Việc chủ động tấn công có ý nghĩ như thế nào?
- Nhà Tống gặp nhiều khó khăn:
 + Ngân khố tài chính nguy ngập.
 + Nội bộ mâu thuẫn.
 +Nhân dân khắp nơi đấu tranh.
 + Bộ tộc người Liêu Hạ quấy nhiễu phía Bắc.
- Giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.
- Xúi giục vua Champa đánh lên từ phía nam ; Phía Bắc nhà Tống ngăn cản buôn bán giữa hai nước.
- Làm suy yếu lực lượng của nhà Lý.
- Cử thái uý Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy tổ chức kháng chiến.
- Lý Thường Kiệt sinh năm 1019 tại phường Thái Hoà, Thăng Long, là người có chí hướng, ham đọc binh thư, luyện võ nghệ, có cốt cách tài năng phi thường.
+ 23 tuổi ông làm quan.
+ Vua Lý Nhân Tông phong làm Thái uý và nhận làm con nuôi.
- Tiến công trước để tự vệ.
- Thể hiện chủ trương táo bạo nhằm giành thế chủ động tiêu hao sinh lực địch ngay từ lúc chúng chưa tiến hành xâm lược.
- Để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân Trung Quốc.
- Vì:
+ Ta chỉ tấn công các căn cứ quân sự, kho lương thảo đó là những nơi quân Tống tập chung lực lượng, lương thực, vũ khí để xâm lược nước Đại Việt
+ Khi hoàn thành mục đích, quân ta rút về nước.
- Xem trong SGK để trình bày.
- Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn công xâm lược của nhà Tống.
1. Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta.
 - Nhà Tống âm mưu xâm lược nước ta để giải quyết tình hình khó khăn trong nước. 
- Nhà Lý chủ động dối phó với nhà Tống: Cử Lý Thường Kiệt làm tổng chỉ huy, tổ chức kháng chiến.
2. Nhà Lý chủ động tấn công để phòng vệ.
a. Hoàn cảnh
- Nhà Tống ráo riết chuẩn bị xâm lược Đại Việt.
- Chủ trương của nhà Lý là tấn công trước để tự vệ.
b. Diễn biến
- Tháng 10-1075, Lý Thường Kiệt và Tông Đản chỉ huy hơn 10 vạn quân tiến vào đất Tống.
- Lý Thường Kiệt cho yết bảng nói rõ mục đích cuộc tấn công để tự vệ.
c. Kết quả
Sau 42 ngày đêm, quân ta đã làm chủ thành Ung Châu, tướng giặc phải tự tử.
d. ý nghĩa 
Làm thay đổi kế hoạch và làm chậm lại cuộc tấn cỗng xâm lược của nhà Tống vào nước ta.
Củng cố : 3 phút
 Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
* Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
* Nhà Lý đã dùng cách nào để đối phó với âm mưu của nhà Tống?
* Kết quả và ý nghĩa của ciệc tấn công chủ động của nhà Lý?
Hướng dẫn- dặn dò: 1 phút
Làm bài tập trong vở bài tập. Học thuộc bài.
Chuẩn bị mục II của bài 11.
RÚT KINH NGHIỆM:
TUẦN: 8 	 Ngày soạn: 	
TIẾT: 16 	 Ngày dạy: .
 Bài 11
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG (1075 - 1077)
(Tiếp theo)
II. GIAI ĐOẠN THỨ HAI(1076- 1077)
MỤC TIÊU:
Kiến thức
Diễn biến sơ lược cuộc kháng chiến chống Tống ở giai đoạn 2 và thắng lợi to lớn của quân dân Đại Việt
Tư tưởng
Giáo dục lòng tự hào về tinh thần bất khuất chống ngoại xâm của dân tộc ta thời Lý.
Kĩ năng
Sử dụng lược đồ để thuật lại cuộc chiến trên sông Như Nguyệt
CHUẨN BỊ:
GV : Soạn giáo án, SGK, SGV, lược đồ trận chiến tại phong tuyến Như Nguyệt.
HS : Đọc và soạn bài trước.
CÁC BƯỚC LÊN LỚP :
1. Tổ chức lớp: KTSS, 1 phút
Kiểm tra bài cũ: 5 phút
Trình bày âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống?
Trước âm mưu xâm lược của quân Tống triều Lý đã làm gì?
Bài mới
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
GHI BẢNG
Hoạt động 1: 17 phút
Gọi HS đọc bài.
Hỏi: sau khi rút quân khỏi Ung Châu, Lý Thường Kiệt đã làm gì?
Giảng: Dự kiến địch kéo vào nước theo hai hướng, Lý Thường Kiệt đã bố trí ( sử dụng lược đồ):
+ Một đạo quân chặn giặc ở vùng biển Quảng Ninh, không cho thuỷ quân địch vượt qua.
+ Đường bộ được bố trí dọc tuyến sông Cầu qua đoạn Như nguyệt và xây dựng chiến tuyến Như Nguyệt không cho giặc vào sâu.
+ Ngoài ra các tù trưởng dân tộc ít người ở gần biên giới đã cho quân mai phục những vị trí chiến lược quan trọng.
Hỏi: Tại sao Lý Thường Kiệt chọn sông Cầu làm phòng tuyến chông quan Tống?
Hỏi: Phòng tuyến sông Cầu được xây dựng như thé nào?
Hỏi: Sau thất bại ở Ung Châu, nhà Tống đã làm gì?
Giảng:
- Cuối năm 1076, 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, một vạn ngựa chiến, 20 vạn dân phu do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy tiến vào nước ta. Một đạo quân do Hoà Mâu dẫn đầu tiếp ứng theo đường biển.
- Năm 1077, quân dân Đại Việt đã đánh những trận nhỏ để cản bước tiến của chúng. Khi đến phòng tuyến Như Nguyệt, quân Tống phải đòng quân ở bên bờ Bắc chờ thuỷ quân đến. Trước mặt chúng là sông và bờ bên kia là chiến luỹ kiên cố.
- Thuỷ quân của chúng đã bị Lý Kế Nguyên chặn đánh 10 trận tại Quảng Ninh không thể hỗ trợ được.
Hoạt động 2: 18 phút
* Dùng lược đồ trận chiến tại phòng tuyến Như Nguyệt để miêu tả trận chiến đấu;
Chờ mãi không thấy thuỷ quân đến, Quách Quỳ đã cho quân đóng bè vượt sông đánh vào phòng tuyến của ta.
Quân nhà Lý đã kịp thời phản công làm cho chúng không tiến vào được. Vào buổi đêm khi hai bên ngừng chiến, từ đền thờ hai vị thần Trương Hống và Trương Hát (tướng của Triệu Quang Phục) trên bờ sông vang lên những câu thơ " Nam quốc sơn hà..." Bài thơ được nhắc lại nhiều lần mạnh mẽ vang xa làm tăng sức mạnh quyết chiến, quyết thắng cho quân ta. Quân giặc sợ hãi chán nản khiến cho Quách Quỳ phải hạ lệnh cho các tướng sĩ "Ai còn bàn đánh sẽ chém".
Trước tình thế đó, Lý Thường kiệt không cho mở các cuộc phản công ngay mà đến tận cuối mùa xuân năm 1077, đang đêm Lý Thường Kiệt cho quân lặng lẽ vượt sông Như Nguyệt bất ngờ đánh vào các doanh trại của giặc.
Quân Tống thua to và lâm vào tình thế khó khăn tuyệt vọng.
Lý Thường Kiệt kết thúc chiến tranh bằng biện pháp thương lượng giảng hoà. Quách Quỳ chấp nhận ngay và rút quân về nước.
Hỏi: Vì sao đang ở thế thắng mà Lý Thường Kiệt lại cử người đến thương lượng giảng hoà với giặc?
Hỏi: Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
Hỏi: Trận chiến trên phòng tuyến Như Nguyệt thắng lợi là do đâu?
Hỏi: Chiến thắng ở phòng tuyến Như Nguyệt 

File đính kèm:

  • docLich su 7(4).doc