Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65: Lịch sử địa phương - Lễ hội ở Quảng Nam - Năm học 2012-2013

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. KT: HS nắm vai trò rất lớncủa lễ hội trong đời sống con người, lễ hội là một kho lịch sử khổng lồ, một bộ bách khoa toàn thư đồ sộ về văn hoá mang đậm đà bản sắc dâ tộc.

 - Lễ hội Quảng Nam nói riêng, là một vẻ dẹp tạo sức mạnh cho dân tộc, nhưng cũng là phong tục tập quán có ý nghĩa về chính trị, văn hoá có ý nghĩa sống còn của dân tọc ta.

 2. TT: HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc làm nên tảng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.

 3. RLKN: Nhận xét, đánh giá, tổng hợp.

 - Thu thập tài liệu lịch sử, biết học hỏi cách tổ chức một lễ hội.

 II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 1. Ổn định:

 2. Bài cũ: Trình bày những thành tựu về thi cử, giáo dục và khoa học kĩ thuật thời nhà Nguyễn?

 Kể tên một số nhà bác học tiêu biểu thế kỉ XVIII.

 3. Bài mới:

 a, Giới thiệu: Giá trị văn hoá đặc trưng ở Quảng Nam được ẩn chứa trong lễ hội, trong phong tục tập quán, truyền thống, được kết tinh qua quá trình lao động sáng tạo. Lễ hội Quảng Nam mang đậm đà bản sắc văn hoá dân gian truyền thổngất đa dạng và phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu đó.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1104 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 7 - Tiết 65: Lịch sử địa phương - Lễ hội ở Quảng Nam - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:33
Tiết: 65
Lịch sử địa phương:
LỄ HỘI Ở QUẢNG NAM
S: 12/04/2010 
G:22/04/2010 
	I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. KT: HS nắm vai trò rất lớncủa lễ hội trong đời sống con người, lễ hội là một kho lịch sử khổng lồ, một bộ bách khoa toàn thư đồ sộ về văn hoá mang đậm đà bản sắc dâ tộc.
 - Lễ hội Quảng Nam nói riêng, là một vẻ dẹp tạo sức mạnh cho dân tộc, nhưng cũng là phong tục tập quán có ý nghĩa về chính trị, văn hoá có ý nghĩa sống còn của dân tọc ta.
	2. TT: HS có ý thức giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ những phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc làm nên tảng giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ.
	3. RLKN: Nhận xét, đánh giá, tổng hợp.
 - Thu thập tài liệu lịch sử, biết học hỏi cách tổ chức một lễ hội.
	II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
	III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
	1. Ổn định:
	2. Bài cũ: Trình bày những thành tựu về thi cử, giáo dục và khoa học kĩ thuật thời nhà Nguyễn?
 Kể tên một số nhà bác học tiêu biểu thế kỉ XVIII.
	3. Bài mới:
	a, Giới thiệu: Giá trị văn hoá đặc trưng ở Quảng Nam được ẩn chứa trong lễ hội, trong phong tục tập quán, truyền thống, được kết tinh qua quá trình lao động sáng tạo. Lễ hội Quảng Nam mang đậm đà bản sắc văn hoá dân gian truyền thổngất đa dạng và phong phú. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu một số lễ hội tiêu biểu đó.
b, Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
GV: Cho HS những hiểu biết của em về Bà Thu Bồn
H: Bà Thu Bồn là người như thế nào?
Vì sao bà là người được tôn vinh.
H: Em biết gì về lễ hội bà Thu Bồn? Được tổ chức vào thơpì gian nào? Nghi lễ ra sao?
GV: Khái quát lại: theo truyền thuyết bà là một người con gái xinh đẹp, có mái tóc óng ả. Bà là hiện thân của lòng yêu thương con người làm cho quốc thái dân an, biếu dương của tinh thần đạo đức, tinh thần đoàn kết, ý chí vươn lên , bà đươc ngưỡng mộ và được tôn kính.
- Ở xã Duy Tân, Duy Thu hằng năm lễ hội bà Thu Bồn được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 âm lịch,
H: Những hình thức sinh hoạt văn hoá nào được tổ chức trong lễ hội ? Tác dụng?
HS: Dựa theo sự hiểu biết của các em mà trả lời.
GV: Bổ sung lễ rước kiệu bà, đua thuyền, hát bài chòi, têm trầu, nấu cơm thi, thi đánh cờ, lễ hội ẩm thực.
- Đây là dịp để bà con thể hiện tài năng của mình đồng thời nhằm thắt chặt tình đoàn kết, tình làng nghĩa xóm gắn bó với nhau.
- Một hình thức sinh hoạt văn hoá mang đậm bản sắc quê hương quảng Nam.
GV: Giới thiệu bà chúa Tàm Tang
- Tên thật là Đoàn thị Ngọc chuyên làm nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa. Nhân chuyến đi sứ Thân Vương Nguyễn Phước Loan thấy bà đẹp lại tài giỏi nên hỏi cưới làm vợ. Nhờ sự quan tâm của Thân Vương bà có công phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Quảng Nam phát triển mạnh. Nhân dân nhở ơn công lao của bà nên hằng năm tổ chức lễ hội bà chúa Tàm Tang.
- Liên hệ và giới thiệu cho HS thăm mộ bà ở Duy Trinh Duy Xuyên.
GV: Cho HS xem một sổ tranh ảnh ở Hội An,
H: Lễ hội được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?
H: Đặc trưng của lễ hội này là gì?
H: Các hình thức, văn hoá nghệ thuật được thể hiện trong lễ hội ?
 - Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu
H: Em có nhận xét gì về lễ hội?
HS: mang đậm nét bản sắc dân tộc.. .
Lẽ hội bà Thu Bồn:
- Lễ hội này được tổ chức vào ngày 12 tháng 2 am lịch hàng năm.
- Lễ hội gồm hai phần: phần lễ và phần hội.
 a- Phần lễ: Gồm các lễ như: lễ rước sắc, lễ cúng âm linh, lễ đại tế...
 b- Phần hội: Gồm nhiều hình thức khác nhau:
- Diễn xướng: hát tuồng, hát bài chòi, hát hò khoan đối đáp...
 - Các trò chơi dân gian: Đua thuyền, nấu cơm thi, têm trầu thi, thi đấu cờ tướng,...
 - Ảm thực: Mì Quảng. thịt nghé, cá mòi sông thu, bánh tráng, bánh bèo, bánh ít lá gai, và các món ăn dân tộc Chăm, Cơ Tu...
 2- Lễ hội bà Chiêm Sơn ( bà chúa Tàm Tang):
 - Lễ hội được tổ chức từ ngày 11- 14 tháng 4 hàng năm ở thôn Đông Yên xã Duy Trinh Duy Xuyên.
 - Bà tên thật là đoàn thị Ngọc vợ của chúa Nguyễn Phước Loan. Bà có công phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm ở Duy Xuyên.
 3-Lễ hội đêm rằm Phố Cổ:
 - Tết Nguyên tiêu là một trong lễ hội truyền thống có từ ngày xưa. Nguyên tiêu rơi vào ngày trăng tròn đầu tiêncủa một năm ( rằm tháng Giêng). Nó trở thành một nét văn hoá truyền thống của người dân Hội An.
- Sau nầy người dân Hội An lại tổ chức lễ họi vào các đêm rằm khác như: rằm tháng tư, rằm tháng 7, 8 rồi tất cả các ngày rằm trong năm.
- Những đêm rằm cả khu phố cổ lung linh trong ánh đèn lồng.
 - Các trò chơi dân gian đựoc tổ chức như: hát bài chòi, đua thuyền, hội hoa đang trên sông hoài, làm thơ, đánh cờ, biểu diễn nghệ thuật, đạp niêu đất, hát hò Quảng,...
	4. Củng cố: Em hãy kể tên một số lễ hội ở Quảng Nam.
 Các hình thức sinh hoạt văn hoá nào được thể họên trong lễ hội?
 Lễ hội ở Quảng Nam có tác dụng như thế nào?
	5. Dặn dò:Tìm hiểu thêm qua sách báo và thực tế về lễ hội.
	6. RKN:

File đính kèm:

  • doctiet 67, bai 67.doc
Giáo án liên quan