Giáo án Lịch sử 7 - Bài 22: Sự suy yếu của Nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) - Tiết 46: Tình hình chính trị xã hội - Năm học 2010-2011
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: Sự sa đoạ của triều đình phong kiến Lê Sơ, những mâu thuẫn giữa các phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm.
Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI
2.Kĩ năng: Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình Lê Sơ
3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của nhân dân ta.
Hiểu rõ rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân.
II.Đồ dùng
1.Giáo viên:
2.Học sinh: soạn bài
III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích.
IV: Tổ chức dạy học:
Kiểm tra: (?) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
Khởi động:
Mục tiêu: Qua mặt tình hình về chính trị xã hội học sinh có hứng thú cho bài học mới.
Thời gian: 3
Ngày soạn: 2 / 2 / 10 Ngày giảng: 7a: 5 / 2 / 10 7b: 4 / 2/ 10 Chương IV đại việt ở các thế kỉ XVI-XVIII Bài 22 Sự suy yếu của nhà nước phong kiến tập quyền (Thế kỉ XVI-XVIII) Ttết 46 I.tình hình chính trị xã hội I.Mục tiêu: 1.Kiến thức: Sự sa đoạ của triều đình phong kiến Lê Sơ, những mâu thuẫn giữa các phe phái dẫn đến xung đột về chính trị, tranh giành quyền lợi trong 20 năm. Phong trào đấu tranh của nông dân phát triển mạnh ở đầu thế kỷ XVI 2.Kĩ năng: Đánh giá nguyên nhân suy yếu của triều đình Lê Sơ . 3.Thái độ: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh hùng của nhân dân ta. Hiểu rõ rằng nước nhà thịnh trị hay suy vong là ở lòng dân. II.Đồ dùng 1.Giáo viên: 2.Học sinh: soạn bài III.Phương pháp: Nêu vấn đề, đàm thoại, phân tích. IV: Tổ chức dạy học: Kiểm tra: (?) Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh Khởi động: Mục tiêu: Qua mặt tình hình về chính trị xã hội học sinh có hứng thú cho bài học mới. Thời gian: 3’ Đồ dùng: Cách tiến hành. Thế kỉ XV cùng với những chiến công oanh liệt trong lịch sử chống giặc ngoại xâm, nhà Lê Sơ còn có nhiều đóng góp lớn trong lịch sử nước nhà trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, văn hoá, giáo dục, nghệ thuật... Đây là thời kì phát triển thịnh vượng nhất của xã hội phong kiến Việt Nam, nhưng từ thế kỉ XVI trở đi nhà Lê dần dần suy yếu, phong kiến khởi nghĩa khắp nơi... Hoạt động của thầy và trò Nội dung chính Hoạt động 1. Tìm hiểu về triều đình nhà lê. Mục tiêu: Hiểu được tình hình nhà Lê ở thế kỉ XVI-XVIII. Thời gian: 18’ Đồ dùng : Cách tiến hành: Bước1. Gv:Sơ lược tình hình nhà Lê. - Lê Thái Tổ lên ngôi 1428. - Lê Thái Tông. - Lê Nhân Tông. - Lê Thái Tông chính quyền phong kiến cường thịnh. - Lê Hiển Tông. - Lê Uy Mục triều Lê suy yếu. - Lê Tương Dực. - Lê Chiêu Tông 1527 triều Lê sụp đổ. -> Mạc Đăng Dung cướp ngôi lập ra nhà Mạc. HS đọc sgk ? Tình hình nhà Lê đầu XVI như thế nào? H: - Uy Mục- Vua Quỷ 5 năm. - Tương Dực- vua lợn 5 năm. - Chiêu Tông- ngu dốt, ương ngạnh, tự phụ 7 năm. ? Nguyên nhân nào khiến cho nhà Lê suy yếu như vậy? H: Vua mải lo ăn chơi, hoang dâm vô độ, không quan tâm đến triều chính, quý tộc ngoại thích nắm quyền binh, gây phe phái đánh nhau liên miên. ? Em có nhận xét gì về những ông vua ở thế kỉ XVI so với các ông vua ở thế kỉ XV? => Đẩy chính quyền đất nước vào thế tự suy vong. Hoạt động 2. Tìm hiểu các phong trào khởi nghĩa của nông dân thế kỉ XVI Mục tiêu: Hiểu được nguyên nhân diễn biến kết quả và ý nghĩa lịch sử của các phong trào khởi nghĩa nông dân ở thế kỉ XVI Thời gian: 12’ Đồ dùng : Cách tiến hành: Bước 2 Hs đọc mục 2 ? Sự suy yếu của triều đình phong kiến Lê Sơ dẫn đến hậu quả gì? H: Đất nước suy yếu, nhân dân cơ cực đói khổ. -> Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, khởi nghĩa khắp nơi. H:Đọc chữ nhỏ sgk. Gv: Quan lại hoành hành, đục khoét nhân dân dùng của như bùn đất, coi dân cỏ rác. ? Thái độ của nhân dân đối với giai cấp thống trị như thế nào? - Nhân dân >< địa chủ - Nhân dân>< nhà nước phong kiến... -> Khởi nghĩa. Bước 3 Gv: Dùng lược đồ gt. Từ 1511 khởi nghĩa nổ ra ở nhiều nơi. GV:Cuối 1511 khởi nghĩa Trần Tuân ở Hưng hóa, Sơn Tây, lực lượng hàng vạn người đã tiến xuống Từ Liêm uy hiếp kinh thành Thăng Long. 1516 Khởi nghĩa Trần Cảo Đông Triều- Quảng Ninh-> Mở rộng hoạt động ra Hải Dương-> hành quân bất ngờ lên Kinh Bắc -> Bồ Đề , uy hiếp kinh thành Thăng Long, vua Tương Dực phải thân chinh điều quân đi đánh dẹp, nghĩa quân phải rút quân lên phía bắc. Giữa lúc đó Trịnh Duy Sản giết Tương Dực và những người đi theo hầu vua, kinh thành thăng Long rối loạn, nhân cơ hội đó Trần Cảo quay về tấn công Thăng Long, chiếm kinh thành lên ngôi vua, phong chức cho người có công. Lợi dụng cơ hội này quan quân triều Lê tổ chức phản công chiếm Thăng Long. Cuối 1517 Trần Cảo vẫn làm chủ vùng Lạng Sơn, Hải Dương, Kinh Bắc. Sau đó Trần Cảo giao lại binh quyền cho con là Trần Cung rồi đi tu, khởi nghĩa suy yếu dần vào 1521. -> Đây là cuộc khởi nghĩa điển hình nhất chủa nhân dân đầu XVI. Bước 4 ? Kết quả của các cuộc khởi nghĩa nông dân TK XVI? H: Khởi nghĩa thất bại. ? Em có nhận xét gì về phong trào nông dân thế kỉ XVI? H: Khởi nghĩa nổ ra với quy mô rộng lớn song lẻ tẻ, thiếu liên kết. Bước 5 ? Các cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa lịch sử như thế nào? H: Làm cho chính quyền Lê càng suy yếu đứng trước nguy cơ bị diệt vong. 1.Triều đình nhà Lê. - Triều đình nhà Lê suy yếu, nội bộ chia bè, kéo cánh, tranh giành quyền lực chém giết lẫn nhau. - Các ông vua bất tài, vô dụng, kém về năng lực, nhân cách. 2.Phong trào khởi nghĩa của nông dân ở thế kỉ XVI. a) Nguyên nhân: Đất nước suy yếu, nhân dân cơ cực đói khổ. -> Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, khởi nghĩa khắp nơi. b) Diễn biến. -1511 Khởi nghĩa Trần Tuân . -1512 Khởi nghĩa Phùng Chương . -1516 Khởi nghĩa Trần Cảo . c) Kết qủa - Khởi nghĩa thất bại. d) ý nghĩa: Làm cho chính quyền Lê càng suy yếu đứng trước nguy cơ bị diệt vong. Tổng kết hướng dẫn học bài Trình bày nguyên nhân và ý nghĩa của phong trào nông dân khởi nghĩa thế kỉ XVI. ? Em hãy kể tên một số cuộc khởi nghĩa nhân dân thế kỉ XVI. ? Chỉ trên lược đồ những vùng hoạt động của phong trào thời bấy giờ. Làm đáp án trả lời các câu hỏi trong SGK CBB: Đọc trước mục II : Các cuộc chiến trannh Nam Bắc triều và trịnh nguyễn
File đính kèm:
- su 7 t 46.doc