Giáo án Lịch sử 6 tuần 1 Bài 1 :sơ lược về môn lịch sử

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 HS hiểu rõ lịch sử là 1 khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.

2. Thái độ

 Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kỹ năng:Bước đầu có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát

II. CHUẨN BỊ:

 1. Giáo viên: giáo án , SGK

 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Kiểm tra bài cũ

 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

2. Giới thiệu bài mới

 Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta không phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học. Đó là khoa học lịch sử. Vậy khoa học lịch sử là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

docx2 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1503 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 tuần 1 Bài 1 :sơ lược về môn lịch sử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1 Ngày soạn: 16/8/2014
 Tiết 1 Ngày dạy: 18/8/2014
Bài 1 :SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
 HS hiểu rõ lịch sử là 1 khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.
2. Thái độ
 Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.
3. Kỹ năng:Bước đầu có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát
II. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: giáo án , SGK
 2. Học sinh: Vở ghi, dụng cụ học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 
1.Kiểm tra bài cũ 
 Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.
2. Giới thiệu bài mới
 Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta không phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn không đủ mà cần đến một khoa học. Đó là khoa học lịch sử. Vậy khoa học lịch sử là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.
3. Bài mới
HOẠT ĐÔNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1:Tìm hiểu lịch sử là gì
HS cần nắm được lịch sử là gì.
GV: Sự vật, con người, làng xóm, phố phường, đất nước mà chúng ta thấy, đều trải qua quá trình hình thành, phát triển và biến đổi nghĩa là đều có 1 qúa khứ => quá khứ đó là lịch sử. Vậy em hiểu lịch sử nghĩa là gì ?
HS: Trả lời
GV: Có gì khác nhau giữa lịch sử 1 con người và lịch sử xã hội loài người?
HS: Lịch sử của 1 con người là quá trình sinh ra, lớn lên, già yếu và chết. Lịch sử xã hội loài người là không ngừng phát triển, là sự thay thế của một xã hội cũ bằng một xã hội mới tiến bộ và văn minh hơn.
GV: Lịch sử chúng ta học là lịch sử xã hội loài người. 
Hoạt động 2: Tìm hiểu học lịch sử để làm gì
HS cần nắm được học lịch sử để làm gì.
GV: Hướng dẫn HS quan sát kênh hình 1- SGK và đặt câu hỏi: So sánh lớp học trường làng ngày xưa và lớp học hiện nay của các em có gì khác nhau ? Vì sao có sự khác nhau đó ?.
HS: Khung cảnh, lớp học, thầy trò, bàn ghế có sự khác nhau rất nhiều, sở dĩ có sự khác nhau đó là do xã hội loài người ngày càng tiến bộ, điều kiện học tập tốt hơn, trường lớp khang trang hơn..
GV: Các em đã nghe nói về lịch sử, đã học lịch sử, vậy tại sao học lịch sử là một nhu cầu không thể thiếu của con người? 
HS: Trả lời
Hoạt động 3: Tìm hiểu dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử 
HS cần nắm được dựa vào đâu để biết và dựng lại lịch sử .
GV: Cho HS quan sát H2.
GV: Bia tiến sĩ ở Văn Miếu Quốc Tử Giám làm bằng gì ?
HS: Bằng đá.
HS: Trên bia ghi tên tuổi, năm sinh, địa chỉ và năm đỗ của tiến sĩ.
GV: Yêu cầu HS kể chuyện "Sơn Tinh, Thuỷ Tinh".
Vậy, căn cứ vào đâu để biết được lịch sử?
1. Lịch sử là gì.?
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- Lịch sử còn là 1 khoa học , có nhiệm vụ tìm hiểu và khôi phục lại quá khứ của con người và xã hội loài người
2. Học lịch sử để làm gì?
- Để biết được cội nguồn của tổ tiên, quê hương, dân tộc mình.
- Để hiểu cuộc sống đấu tranh và lao động sáng tạo của dân tộc mình và của cả loài người trong quá khứ xây dựng xã hội văn minh như ngày nay.
- Để hiểu được những gì chúng ta đang thừa hưởng của ông cha trong quá khứ và biết mình phải làm gì cho tương lai.
3. Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử ?
- Dựa vào tư liệu: 
+ Truyền miệng (các chuyện kể).
+ Chữ viết (các văn bản viết).
+ Hiện vật (những di tích, đồ vật người xưa để lại.)
4. Củng cố 
- Lịch sử là gì ? Học lịch sử để làm gì ? 
- Dựa vào đâu để biết và dựng lại lich sử ? 
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
- Nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 2 và trả lời câu hỏi SGK. Chuẩn bị lịch treo tường 
IV. RÚT KINH NGHIỆM:
.....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docxlich su 6 tuan 1.docx
Giáo án liên quan