Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Trừ Văn Thố

I . MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Về kiến thức : Học xong bài này giúp học sinh hiểu:

 Giúp cho học sinh hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là rất cần thiết.

2. Về tư tưởng, tình cảm:

 Bước đầu bồi dưỡng học sinh ý thức về tính chính xác và ham thích trong học tập bộ môn.

3. Về kỹ năng :

Bước đầu giúp học sinh có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II . PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

Thầy:-ảnh văn miếu Quốc Tử Giám phóng to

 -Sách báo có liên quan đến nội dung bài học

 Trò:-sách giáo khoa

III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC

1. Kiểm tra bài cũ: không.

2. Giới thiệu bài mới :

Học tập lịch sử nhằm tìm hiểu sự hình thành, phát triển của con người và xã hội loài người. Vì vậy, cần phải hiểu rõ lịch sử là gì? Học lịch sử để làm gì? Căn cứ vào đâu để biết và khôi phục hình ảnh quá khứ trong lịch sử thế giới và dân tộc? Đây là nội dung bài học hôm nay.

 

doc96 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1186 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Trường THCS Trừ Văn Thố, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phòng của nước Âu Lạc?
H trả lời, 
* GDTHMT: Giáo dục ý thức bảo vệ di tích.
Họat động 2: H nắm được cuộc chiến đấu chống Triệu Đà của quân dân Âu Lạc.
- G giảng theo SGK về sự thành lập nhà Triệu của Triệu Đà.
- G cho H đọc SGK
- Em hãy nhận xét tinh thần chiến đấu ban đầu của quân dân Âu Lạc?
H trả lời câu hỏi. H khác có thể bổ sung. Cuối cùng, G kết luận.
- Triệu Đà thất bại nhiều lần đã có âm mưu gì?
Họat động 3: H hiểu được sự thất bại và sụp đổ của nhà nước Âu Lạc.
G cho H kể chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy.
- Theo em chuyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì?
G mô tả lại sự thất bại của An Dương Vương.
- G nêu câu hỏi: Sự thất bại của An Dương Vương để lại đời sau bài học gì?
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng.
- Thành rộng hơn nghìn trượng như hình trôn ốc nên gọi là Loa thành.
- Cổ Loa còn là một quân thành. Một lực lượng quân đội lớn gồm: bộ binh, thủy binh được trang bị các loại vũ khí như: giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
5. Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 207 TCN, Triệu Đà lập nước Nam Việt và muốn chiếm Âu Lạc.
- Quân dân Âu Lạc, với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại các cuộc tấn công của quân Triệu.
- Triệu Đà giả vờ xin hòa, dùng mưu kế chia rẽ nội bộ.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà sai quân xâm lược Âu Lạc.
- An Dương Vương do không đề phòng, lại mất tướng giỏi nên đã thất bại. Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
4. Sơ kết bài học: 
* Củng cố:
- Nhà nước Âu Lạc ra đời và phát triển mạnh mẽ với thành Cổ Lao kiên cố và lực lượng quốc phòng mạnh mẽ đã làm cho nhà Triệu bao lần xâm lược đều thất bại. Song do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác và nội bộ nhà nước Âu Lạc bị chia rẽ do âm mưu thâm độc của Triệu Đà nên đất nước ta rơi và thời kỳ đen tối kéo dài hơn 1000 năm.
- Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng về nguyên nhân thất bại của An Dương Vương:
A. Có thành Cổ Loa kiên cố 	B. Do chủ quan, mất cảnh giác 
C. Chia rẽ nội bộ 	D. Lực lượng của ta yếu
* Dặn dò:
Ôn tập chương I và chương II.
Ngày dạy: 	TUẦN 18
Bài 16 	Tiết 18 : 	ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức : Qua bài này:
 Giúp H củng cố những kiến thức lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang –Âu Lạc.
- Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của các thời kỳ khác nhau.
- Nắm được những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn Lang – Âu Lạc, cội nguồn dân tộc.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
Củng cố ý thức, tình cảm đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc.
3. Về kỷ năng:
Rèn luyện kỷ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ thống.
II . PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thầy: - Tranh ảnh, các công cụ lao động, một số công trình nghệ thuật tiêu biểu.
- Một số truyện cổ, câu ca dao có liên quan.
Trò : Làm đề cương theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Em hãy mô tả thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng?
- Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
3. Tiến trình giờ ôn tập:
- G yêu cầu H nhắc lại các thời kỳ trong lịch sử Việt Nam.
Thời nguyên thủy, thời đại dựng nước Văn Lang – Âu Lạc.
- G hướng dẫn H trả lời các câu hỏi trong phần ôn tập.
w Câu 1: Dấu tích sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
G hướng dẫn H trình bày những đặc điểm của tự nhiên Việt Nam.
Cho H kẻ bảng sau và ghi nội dung vào.
Dấu tích
Thời gian
Địa điểm
Những chiếc răng của Người tối cổ. 
Cách đây 30 đến 40 vạn năm.
Các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
Nhiều công cụ đá ghè đẻo thô sơ, nhiều mảnh ghè đẻo ở nhiều chỗ.
Cách đây 30 đến 40 vạn năm.
Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hóa), Xuân Lộc (Đồng Nai)
* Kết luận: Việt Nam là một trong những cái nôi của loài người. Người Việt Nam là chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam.
w Câu 2: Xã hội nguyên thủy Việt Nam trãi qua những giai đoạn nào?
+ Hướng dẫn H kẻ bảng và nhớ lại nội dungcần ghi trong bảng sau:
Giai đoạn
Giai đoạn đầu
Giai đoạn phát triển
Công cụ
Những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽo thô sơ, có hình thù rõ ràng.
Công cụ đá được mài nhẵn ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai. Ngoài ra, họ vẫn dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng.
Thời gian
Vào khoảng 3 – 2 vạn năm trước đây.
Từ 10.000 đến 4000 năm cách đây.
Địa điểm
Ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ), Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An
Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh)
w Câu 3: Những điều kiện để ra đời Nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
Vùng đồng bằng châu thổ các sông lớn. G yêu cầu H nhớ lại những nền văn minh lớn trên đất nước ta (Óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn).
- G hướng dẫn H nhớ lại những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc:
+ Vùng cư trú mở rộng.
+ Cơ sở kinh tế phát triển: công cụ được cải tiến, sự phân công lao động.
+ Các quan hệ xã hội.
+ Nhu cầu bảo vệ sản xuất (thủy lợi) và bảo vệ vùng cư trú (chống giặc ngoại xâm)
w Câu 4: Những công trình văn hóa tiêu biểu thời Văn Lang – Âu Lạc.
G tập trung hướng dẫn H mô tả hai hiện vật tiêu biểu:
+ Trống đồng.
+ Thành Cổ Loa.
Yêu cầu H nhớ nội dung chính phần cuối bài ở SGK
¬¬¬¬¬
	TUẦN 19
Tiết 19 : 	KIỂM TRA HỌC KỲ 1 
Ngày dạy: 	TUẦN 20
Chương III : THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Bài 17 	Tiết 20 : 	CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
(năm 40)
(Bài dạy tích hợp Giáo dục bảo vệ môi trường)
I . MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức : Học xong bài này giúp học sinh biết được:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, sử cũ gọi là thời Bắc thuộc. Ách thống trị tàn bạo của thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị tàn bạo của phong kiến phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành lại độc lập dân tộc.
2. Về tư tưởng, tình cảm:
- Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào dân tộc.
- Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Về kỹ năng:
Biết tìm nguyên nhân, mục đích của sự kiện lịch sử. Bước đầu sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
II . PHƯƠNG TIỆN, ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 
Thầy: - Bản đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Tranh ảnh có liên quan bài học.
Trò: Đọc trước bài và trả lời câu hỏi SGK. Hoàn thiện sơ đồ H43, điền kí hiệu. Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán
III . TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC
1. Kiểm tra bài cũ: 
Dùng các câu hỏi trong bài ôn tập chương I và II.
2 Giới thiệu bài mới : Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị bọn phong kiến phương Bắc thống trị, đô hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến những thử thách nghiêm trọng, đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hóa. Nhưng nhân dân ta quyết không chịu sống trong cảnh nô lệ đã liên tục nổi dậy, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
3. Dạy và học bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức cần đạt
Họat động 1: H nắm được nét chính những đổi thay của tình hình nước ta từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I.
G tổ chức cho H thảo luận câu hỏi: Tại sao gọi là thời Bắc thuộc? Thời Bắc thuộc bắt đầu vào năm nào và kết thúc vào năm nào?
- G trình bày việc chia cắt nước ta của các triều đại phong kiến phương Bắc.
G nêu câu hỏi: Từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I, Âu Lạc chịu ách đô hộ của những triều đại nào?
H dựa và SGK trả lời
- G hỏi: Nhà Hán đã gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao với âm mưu gì?
H dựa vào SGK và vốn kiến thức của mình trả lời câu hỏi.
Họat động 2: Hiểu được âm mưu thâm độc và phân tích được những thủ đoạn cai trị của nước ta của bọn phong kiến phương Bắc.
 G cho H đọc 2 đoạn cuối của phần I và tổ chức thảo luận nhóm theo câu hỏi: Nhân dân châu Giao bị nhà Hán bóc lột như thế nào? Nhà Hán đưa người Hán sang ở châu Giao nhằm mục đích gì?
H thảo luận, phát biểu ý kiến. G kết luận.
Họat động 3: H biết phân tích nguyên nhân và hiểu được mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Trước khi trình bày nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa, G nhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng là một cuộc nổi dậy lớn của nhân dân chống lại ách thống trị của nhà Hán.
- G hỏi: Hai Bà Trưng là ai?
H dựa và SGK trả lời.
- G tổ chức cho H thảo luận nhóm: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ do những nguyên nhân nào?
G yêu cầu H đọc 4 câu thơ và phân tích mục tiêu của cuộc khởi nghĩa.
Họat động 4: Nắm được những nét chính về diễn biến và hiểu được ý nghĩa lịch sử to lớn của cuộc khởi

File đính kèm:

  • docGIAO AN SU 6(1).doc