Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Phạm Văn Tuấn

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:

- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ trở thành người hiện đại.

- Đời sống vật chất và thái độ của người nguyên thủy.

- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.

2. Kỹ năng:

Bước đầu rèn kỹ kỹ năng quan sát tranh ảnh

3. Thái độ:

Bước đầu hình thành cho học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.

 

II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của giáo viên:

 - Đọc sách GK, sách GV, tư liệu về bài dạy.

 - Thiết kế giáo án, tranh ảnh

 - Phương án tổ chức lớp học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp.

2. Chuẩn bị của học sinh:

 Đọc sách GK, nghiên cứu kỹ bài ở nhà.

 

doc6 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Phạm Văn Tuấn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 	29/ 8/ 2009	 Tuần: 03 Tiết : 03
Bài dạy:
	PHẦN MỘT:
BÀI 3: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Giúp HS nắm được:
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ trở thành người hiện đại.
- Đời sống vật chất và thái độ của người nguyên thủy.
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã.
2. Kỹ năng: 
Bước đầu rèn kỹ kỹ năng quan sát tranh ảnh
3. Thái độ: 
Bước đầu hình thành cho học sinh ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
II. CHUẨN BỊ :
1. Chuẩn bị của giáo viên:
	- Đọc sách GK, sách GV, tư liệu về bài dạy.
	- Thiết kế giáo án, tranh ảnh
	- Phương án tổ chức lớp học: Nêu vấn đề, thảo luận nhóm, phân tích, tổng hợp.
2. Chuẩn bị của học sinh:
	 Đọc sách GK, nghiên cứu kỹ bài ở nhà.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định tình hình lớp: (1ph) 
- Sĩ số: .
- Học sinh vắng:
2. Kiểm tra bài cũ: (4ph)	
	Hỏi: 
1. Người xưa dựa vào cơ sở nào để xác định thời gian ? Từ năm 179 TCN đến nay cách nhau bao nhiêu năm ?
2. Thế nào là âm lịch, dương lịch, công lịch ?
	Dự kiến trả lời:
	1. Dựa vào các hiện tượng tự nhiên có liên quan đến hoạt động của mặt trời, mặt trăng.
	Từ năm 179 TCN đến nay cách nhau: 179 + 2009 = 2488 năm..
	2. Aâm lịch: là lịch được tính căn cứ vào sự vận động của mặt trăng quanh trái đất.
	Dương lịch: là lịch được tính căn cứ vào sự vận động của trái đất quanh mặt trời.
	Công lịch: Lấy năm chúa Giê- su ra đời làm năm công nguyên. Trước đó là trước công nguyên.
3. Giảng bài mới: (1ph)
Giới thiệu bài: Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự kiện diễn ra trong đời sống loài người từ khi xuất hiện cho đến ngày nay. Vậy loài người đã xuất hiện như thế nào, cuộc sống của họ ra sao. Để hiểu được vấn đề đó chúng ta cùng tìm hiểu bài 3: “Xã hội nguyên thủy”. 
TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC
* HOẠT ĐỘNG 1: 
 (H): Con người có gốc tích từ loài vật nào?
 (H): Loài vượn cổ này xuất hiện trên trái đất từ khi nào ?
(H): Loài vượn cổ này có gì khác so với loài vượn bình thường ?
(H): Theo thời gian loài vượn cổ này như thế nào ?
GV cho HS quan sát hình 5 trang 9 SGK.
(H): Người tối cổ có những đặc điểm nào giống vượn cổ ?
GV cho HS quan sát hình 3, 4 trang 8 SGK.
Cho HS thảo luận theo nhóm.
(H): Đời sống của người tối cổ như thế nào ?
- Tổ chức sống ?
- Cách kiếm sống ?
- Nơi sinh hoạt ?
- Công cụ kiếm sống ?
(H): Cuộc sống của người tối cổ có nét gì giống và khác các loài động vật bậc cao khác ?
(H): Nhận xét về cuộc sống của người tối cổ ?
* HOẠT ĐỘNG 1:
- Loài vượn.
- Cách đây hàng chục triệu năm.
- Đi bằng hai chi sau, dùng hai chi trước để cầm nắm, biết dùng những hòn đá, cành câylàm công cụ.
- Tiến hóa thành người tối cổ.
- Dáng đi hơi chồm về phía trước.
Trán thấp, bật về phía sau, xương hàm choài ra phía trước.
Có lớp lông bao phủ quanh người.
HS thảo luận:
- Sống theo bầy đàn
- Săn bắt, hái lượm.
- Sống trong các hang động, mái đá, túp lều làm bằng lá cây, cỏ.
- Ghè đẽo đá làm công cụ
- Biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng thức ăn, xua đuổi thú dữ.
Giống: ăn lông ở lỗ
Khác: Dùng lửa, sử dụng công cụ lao động thô sơ.
- Cuộc sống còn bấp bênh, phụ thuộc vào thiên nhiên.
1. Con người đã xuất hiện như thế nào :
- Cách đây hàng chục triệu năm có loài vượn cổ xuất hiện.
- Cách đây 3 – 4 triệu năm loài vượn cổ tiến hóa thành người tối cổ.
- Đời sống người tối cổ:
+ Sống theo bầy đàn
+ Sống bằng săn bắt, hái lượm.
+ Ở hang động, mái đá, lều lá cây, cỏ.
+ Biết ghè đẽo đá làm công cụ, biết dùng lửa.
à Cuộc sống bấp bênh kéo dài hàng triệu năm.
* HOẠT ĐỘNG 2: 
(H): Trải qua hàng triệu năm người tối cổ tiến hóa như thế nào ?
GV cho HS quan sát hình 5 trang 9 SGK.
 (H): Người tinh khôn và người tối cổ có những điểm gì giống và khác nhau ?
(H) Thể tích não của người tối cổ từ 850 – 1100 cm3, người tinh khôn là 1450 cm3. Con số đó nói lên điều gì ?
(H): Hình ảnh người tinh khôn vác trên vai cây lao dài nói lên điều gì ?
(H): Đời sống người tinh khôn như thế nào ?
* HOẠT ĐỘNG 2: 
- Tiến hóa thành người tinh khôn.
- Người tối cổ:
+ Đứng thẳng
+ Đôi tay tự do
+ Trán thấp, hơi bật ra sau
+ U lông mày nổi cao
+ Hàm bạnh ra, nhô về phía trước
+ Hộp sọ lớn hơn vượn
+Còn một lớp lông mỏng
- Người tinh khôn:
+ Đứng thẳng
+Đôi tay khéo léo hơn
+ Xương cốt nhỏ hơn
+ Hộp sọ và thể tíc não lớn hơn
+ Trán cao, mặt phẳng
+ Cơ thể gọn, linh hoạt
+ Không còn lớp lông
- Người tối cổ khả năng sáng tạo trong lao động và tư duy ngôn ngữ không cao bằng người tinh khôn.
- Họ biết chế tạo ra những công cụ tinh vi hơn, dựa trên những nguyên liệu đa dạng hơn, có hiệu quả sử dụng cao hơn đồ đá.
- Sống theo từng nhóm, có họ hàng gọi là thị tộc.
Trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, làm đồ trang sức
2. Người tinh khôn sống như thế nào.
- Trải qua hàng triệu năm người tối cổ tiến hóa thành người tinh khôn.
- Đời sống của ngiười tinh khôn:
+ Sống theo từng ngóm có quan hệ họ hàng (thị tộc)
+ Làm chung, ăn chung, sống bình đẳng với nhau.
+ Biết trộng trọt, chăn nuôi, làm đồ gốm, dệt vải, biết làm đẹp cho bản thân.
à Cuộc sống tốt hơn, vui hơn.
* HOẠT ĐỘNG 3: 
(H): Cuộc sống buổi đầu của người tinh khôn so với người tối cổ như thế nào ?
(H): Lúc đầu người tinh khôn sử dụng công cụ lao động bằng gì ? Hiệu quả như thế nào ?
(H): Kim loại đầu tiên được con người phát hiện là kim loại gì ? Vào khoảng thời gian nào ? Từ kim loại đó con người chế tạo ra những loại công cụ gì ?
GV cho HS quan sát hình 6, 7 trang 10 SGK.
(H): Hình ảnh đồ đựng bằng gốm, đồ trang sức, công cụ, đồ dùng phản ảnh nền kinh tế nào phát triển trong thời kỳ này? Trình độ phát triển ra sao ?
(H): Công cụ lao động bằng kim loại có tác dụng như thế nào ?
(H): Vì sao khi công cụ kim loại xuất hiện, sản xuất phát triển nhanh, sản phẩm làm ra ngyaf càng nhiều thì xã hội nguyên thủy tan rã ?
* HOẠT ĐỘNG 3: 
- Cuộc sống có khá hơn.
- Công cụ lao động bằng đá, năng xuất lao động thấp.
- Kim loại đầu tiên được con người phát hiện ra là đồng nguyên chất, mềm nên được dùng làm đồ trang sức. Về sau họ biết pha với thiếc, chì thành đồng thau.
Xuất hiện khoảng 4000 năm TCN.
Từ đồng thua người ta chế tạo ra các loại rìu, cuốc, thương giáo, lao, liềm
- Nền kinh tế nông nghiệp, trồng trọt phát triển ở trình độ cao, trình độ chế tác tinh xảo.
- Khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, tăng năng suất lao động, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, không chỉ đủ ăn mà còn dư thừa. Nhờ công cụ bằng kim loại có thể xẻ gỗ đóng thuyền, xẻ đá làm nhà.
- Nhờ công cụ kim loại, con người khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, sản phẩm làm ra ngày càng dư thừa. Một số người có khả năng lao động hoặc lợi dụng uy tín cuả mình chiếm đoạt một phần của cải dư thừa của người khác nên giàu lên, một số khác lại sống khổ cực thiếu thốn. Xã hội phân hóa thành kẻ giàu người nghèo. Chế độ làm chung ăn chng ở thời kỳ công xã thị tộc bị phá vỡ, xã hội nguyên thủy dần tan rã.
3. Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã:
- Khoảng 4000 năm TCN con người phát hiện ra kim loại, sử dụng kim loại làm công cụ lao động đã làm cho năng suất tăng cao, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều và dư thừa.
- Một số người chiếm đoạt của dư thừa nên giàu lên, một số khác nghèo đi. Chế độ làm chung ăn chung bị phá vở. Xã hội nguyên thủy dần tan rã.
* CỦNG CỐ :
- Bầy người nguyên thủy sống như thế nào ?
- Đời sống người tinh khôn có gì tiến bộ hơn so với người tối cổ ?
- Vì sao xã hội nguyên thủy tan rã ?
Trả lời
4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo : (2ph)
	- Học bài theo câu hỏi trong SGK.
	- Khi học cần so sánh sự khác nhau giữa người tối cổ và người tinh khôn.
	- Chuẩn bị bài mới: “ Các quốc gia cổ đại phương Đông”
IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docGIAO AN LICH SU 6 4 COT.doc