Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 5: Học lịch sử để làm gì? - Bùi Thị Tuyết

a. Kiến thức:

 Giúp học sinh hiểu:

- Lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người,học lịch sử là cần thiết đối với học sinh chúng ta

-Học lịch sử cho ta biết được cội nguồn dân tộc, tổ tiên cha ông ta đã trải qua những quá trình phát triển lâu đời, hiểu cội nguồn của quá trình hình thành phát triển của lịch sử loài người

b. Kỹ năng:

- Rèn cho học sinh kỹ năng: Liên hệ thực tế và quan sát, nhận định ,đánh giá các sự kiện lịch sử.

c. Thái độ:

 - Khơi gợi sự yêu thích, tìm tòi trong lịch sử. Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thứch về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1181 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Chủ đề tự chọn Lịch sử 6 - Tiết 5: Học lịch sử để làm gì? - Bùi Thị Tuyết, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/08/2010
Tiết: 5.
Ngày dạy:
Lớp 6A: 01/09/2010
HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM GÌ?
1. Mục tiêu bài học.
a. Kiến thức:
 Giúp học sinh hiểu:
- Lịch sử là một bộ môn khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người,học lịch sử là cần thiết đối với học sinh chúng ta
-Học lịch sử cho ta biết được cội nguồn dân tộc, tổ tiên cha ông ta đã trải qua những quá trình phát triển lâu đời, hiểu cội nguồn của quá trình hình thành phát triển của lịch sử loài người
b. Kỹ năng:
- Rèn cho học sinh kỹ năng: Liên hệ thực tế và quan sát, nhận định ,đánh giá các sự kiện lịch sử. 
c. Thái độ:
 - Khơi gợi sự yêu thích, tìm tòi trong lịch sử. Bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thứch về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn
2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
a. Chuẩn bị của giáo viên:
Soạn giảng.
Sgk - Sgv - STK.
Sưu tầm tranh ,ảnh, sách báo có liên quan đến nội dung bài học
b. Chuẩn bị của học sinh:
Đọc sách giáo khoa và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
Nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài mới.
3. Tiến trình bài dạy.
a. Kiểm tra bài cũ. (3’)
?Lịch sử là gì? Có gì khác nhau giữa lịch sử của một người và lịch sử của cả loài người?
Đáp án:
HS - Lịch sử là những gì xảy ra trong quá khứ.
- Loài người là tất cả những người đã và đang sống trên trái đất,trong lúc đó một người chỉ là một bộ phận rất nhỏ trong hàng vạn hàng triệu hàng tỉ người đó.
Hoạt động của một người chỉ liên quan đến một người đó và một số người xung quanh ở một số nơi nhất định nào đó, còn hoạt động của loài người thì vô cùng phong phú đa dạng, nhiều không thể hiểu hết được và liên quan tới tất cả mọi người. do đó lịch sử loài người vô cùng rộng lớn và lâu dài, còn lịch sử của một con người thì rất hẹp và chỉ diễn ra trong một thời gian nhất định.
GV Nhận xét, đánh giá.
b. Dạy nội dung bài mới.
* Giới thiệu bài (4’)
Vậy bộ môn lịch sử mà chúng ta đang học là toàn bộ hoạt động của loài người từ khi xuất hiện đến nay để hiểu được phải nhờ khoa học,đó là khoa học lịch sử.Với đặc trưng là môn khoa học nghiên cứu những gì diễn ra trong quá khứ,vậy học lịch sử để làm gì? Có thực sự quan trọng và cần thiết không?Hôm nay chúng ta nghiên cứu tiết 5: Học lịch sử để làm gì?
* Nội dung.
Ho¹t ®éng cña gi¸o viªn vµ häc sinh
Néi dung cÇn ®¹t
Tg
? Em dựa vào đâu để biết vềquá khứ của cha mẹ mình, của mình?
HS Được nghe ông, bà,cha, mẹ kể lại hoặc dựa vào những giấy tờ, ghi chép do ông, bà, cha, mẹ ghi lại.
? Em có biết chuyện gì về thời gian xa xưa của tố tiên chúng ta không?
HS Trả lời theo ý hiểu.
GV Cung cấp một số truyền thuyết như Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh,Thánh Gióng, Sử thi Đẻ đất đẻ nước, sử thi Đam Săn...
GV Cho HS xem hình 1 và 2 trong Sgk tr 3-4 em thấy có những tư liệu gì?
HS Em thấy có những bàn ghế cổ, thầy trò, nhà cửa và bia tiến sĩ vì em nghe được người lớn nói và dựa váo chữ ghi trong đó.
? Có mấy loại tư liệu giúp chúng ta biết được lịch sử?
HS Để biết được lịch chúng ta có thể dựa vào 3 tư liệu:
+ Các chuyện kể lời kể... gọi chung là tư liệu truyền miệng.
+Sách vở, bài khắc trên bia ... gọi là tư liệu chữ viết
+ Các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ... tức là tư liệu hiện vật.
G Đó chính là nguồn tư liệu gốc giúp chúng ta hiểu biết và dựng lai lịch sử một cách chính xác nhất, khoa học nhất.
? Tại sao người xưa lại nói "lịch sử là thầy dạy của cuộc sống"?
HS Trả lời theo ý hiểu.
G Vì lịch sử ghi lại những việc làm, những con người tốt hay xấu, thành hay bại, những sự kiện gây nên chết chóc, đau thương,những sự việc làm cho cuộc sống của con người ngày càng tốt đẹp hơn, sung sướng hơn, tiến bộ hơn... giúp chúng ta ngày nay biết phân biệt đúng sai, tốt xấu, hay dở, phải trái... để có thể biết phải làm thế nào cho mình thành người tốt, có ích cho xã hội và góp phần rất nhỏ của mình vào việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc... Do đó lịch sử chính là thầy dạy cuộc sống.
1. Dựa vào đâu để biết được lịch sử
- Dựa vào 3 loại tư liệu:
+ Các chuyện kể, lời kể...goi chung là tư liệu truyền miệng.
+ Sách vở, bài khắc trên bia... gọi là tư liệu chữ viết.
+ Các tấm bia, nhà cửa, đồ vật cũ... gọi là tư liệu hiện vật.
16'
GV Yêu cầu học sinh quan sát lại hình 1 trong Sgk tr 3. Theo em tại sao có những sự thay đổi trong cuộc sống của một con người, của một nơi học tập, một xóm làng hay 1 khu phố?
HS Những thay đổi đó là do con người tạo ra, chẳng hạn như em khi lớn rồi thì phải đi học, trường học hay làng em, khi kinh tế đã phát triển thì phải xây dựng lại cho đẹp hơn. Trường học, phố xá, nhà cửa ngày nay khônh để nguyên như ngày xưa mà phải sửa lại, xây lại cho cao đẹp hơn, phù hợp hơn với cuộc sống mới...
? Theo em chúng ta có cần biết tại sao lại có những thay đổi đó?
G Rất cần vì không phải tự nhiên mà thay đổi. Ví dụ khi em đã lớn rồi nhưng cha mẹ em nghèo, không đủ tiền cho em đi học thì em cũng không thể đến trường.Khi học mà không cố gắng thì không được lên lớp (hoặc không thi đỗ) và như vậy em không được vào lớp 6 như hiện nay. Sự thay đổi của một ngôi trường, làng xóm hay khu phố cũng thế. Do đó chúng ta cần biết và nhớ những gì mà mọi người, cũng như chính bản thân mình đã làm để có như ngày hôm nay.
? Theo em cuộc sống mà chúng ta có như ngày hôm nay có liên quan đến ai và những sự kiện gì?
HS Cuộc sống mà chúng ta có được như ngày hôm nay không phải chỉ do lao động của riêng mỗi chúng ta( hay gia đình chúng ta) mà còn do những việc làm của tổ tiên cha anh chúng ta tạo nên, cũng như do những sự việc mà cả loài người tạo nên.
? Theo định nghĩa mà chúng ta nêu ở trên, tất cả những việc làm của chúng ta, của tổ tiên chúng ta và của cả loài người trong quá khứ chính là lịch sử. Vậy theo em học lịch sử để làm gì và việc đó cần thiết như thế nào?
G Học lịch sử rất cần thiết vì học lịch sử giúp cho ta hiểu được cội nguồn tổ tiên, biết được tổ tiên cha ông chúng ta cũng như cả loài người trước đây đã lao động và đấu tranh như thế nào cho đất nước để thế giới ngày nay ấm no tươi đẹp. Từ đó biết mình phải học tập và lao động như thế nào để thể hiện lòng biết ơn và xứng đáng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ, góp phần đưa đất nước, xã hội loài người ngày càng phát triển và tươi đẹp.
? Lấy ví dụ cụ thể sự đóng góp của sự đóng góp của em cho gia đình, làng bản sau này?
HS Trả lời:
+ Làm cô giáo dạy chữ cho các em nhỏ của xã mình.
+ Làm y tá, y sĩ, bác sĩ chữa bệnh cho dân...
G Có công ăn việc làm ổn định , có thu nhập (lương) để nâng cao đời sống gia đình.
2. Học lịch sử để làm gì?
- Học lịch sử để hiểu được cội nguồn của tổ tiên,ông cha, làng xóm... đã sống và lao động như thế nào để tạo nên đất nước ngày nay, từ đó biết quí trọng và biết phải làm gì cho đất nước.
17'
c. Củng cố và luyện tập: (3’)
? Vì sao phải học lịch sử?
? Có cần thiết học bộ môn lịch sử? 
A
Cần học
B
Rất cần
C
Bình thường
d. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà. (2’)
- Học bài cũ ,trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Chuẩn bị tiết 6: Làm bài tập lịch sử.

File đính kèm:

  • docGIAO AN CHU DE LICH SU 6 5.doc