Giáo án Lịch sử 6 - Diệp Thanh Tùng

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

 1. Về kiến thức :

 Học sinh cần hiểu rõ học Lịch sử là học những sự kiện cụ thể, sát thực, có căn cứ khoa học. Học Lịch sử là để hiểu rõ quá khứ, rút kinh nghiệm của quá khứ để sống với hiện tại và hướng tới tương lai tốt đẹp hơn. Để hiểu rõ những sự kiện lịch sử, học sinh cần có phương pháp học tập khoa học thích hợp.

 2. T¬ư tư¬ởng :

 Trên cơ sở những kiến thức khoa học, bồi dưỡng quan niệm đúng đắn về bộ môn Lịch sử và phương pháp học tập, khắc phục quan niệm sai lầm, lệch lạc trước đây là: Học Lịch sử chỉ cần học thuộc lòng. Bằng nội dung cụ thể, gây hứng thú cho các em trong học tập, để học sinh yêu thích môn Lịch sử.

 3. Kĩ năng :

 Giúp học sinh có khả năng trình bày và lý giải các sự kiện lịch sử khoa học, rõ ràng, chuẩn xác và xác định phương pháp học tập tốt, có thể trả lời được những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài .

II. CHUẨN BỊ :

 GV. Giáo án , SGK , SGV , tranh ảnh . . .

 HS . Vở ghi , vở bài soạn , SGK và dụng cụ học tập .

III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC :

 1.Ổn định lớp : ( 1 phút ) Lớp trưởng báo cáo sỉ số , GV có thể xếp chỗ ngồi HS cho phù hợp .

 2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ) GV có thể kiểm tra về việc chuẩn bị của HS .

 3. Bài mới :

 GV có thể nêu khái quát sơ lược về bộ môn cho HS nắm sau đó đi vào nội dung bài học .

 

doc96 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1204 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Diệp Thanh Tùng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
theo những công cụ và đồ trang sức quý giá.
 Đời sống tinh thần và vật chất đã hòa quyện với nhau, tạo nên tình cảm cộng đồng sâu sắc trong con người Lạc Việt
 Câu 2. Nước Âu Lạc ra đời được diễn biến như thế nào ?
 - Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi,năm 207 TCN, Thục Phán đã buộc vua Hùng phải nhường ngôi cho mình. Hai vùng đất của người Tây Âu và Lạc Việt được hợp nhất với nhau thành một nước mới có tên là Âu Lạc.
 - An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê 
( nay là vùng Cổ Loa, huyện Đông Anh –Hà Nội ).
 -Bộ máy nhà nước thời An Dương Vương không có gì thay đổi so với thời Hùng Vương.Tuy nhiên quyền hành cao hơn và chặt chẽ hơn .
Câu 3.Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
 -Thức ăn chính của người Văn Lang là cơm nếp,cơm tẻ,rau,cá,thịt,biết làm mắm và dùng gừng làm gia vị 
 - Họ ở nhà sàn, làm bằng tre, gỗ nứa, lá, có cầu thang tre (hay gỗ) để lên xuống.
 -Họ ở thành làng, chạ (vài chục nóc nhà).
 -Nam: đóng khố, mình trần, đi chân đất.
 -Nữ: mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực.
 -Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức, phụ nữ
mặc váy xòe kết bằng lông chim, đội mũ cắm lông chim hay bông lau.
 -Họ đi lại bằng thuyền là chủ yếu
 Câu 4. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào ?
-Năm 218TCN,nhà Tần đánh xuống phương nam để mở rộng bờ cõi.Sau 4 năm chinh chiến quân Tần kéo đến vùng bắc Văn lang .
-Cuộc kháng chiến bùn nổ . Người thủ lĩnh Tây Âu bị giết , nhưng nhân dân Tây Âu – Lạc Việt không chụi đầu hàng.Họ tôn người tuấn kiệt là Thục Phán lên làm tướng,ngày ở trong rừng,đêm đến ra đánh quân Tần .
- Năm 214 TCN , Người Việt đã đại phá quân Tần,giết được Hiệu Úy Đồ Thư.Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
C. DẶN DÒ :
 - Các em về nhớ học bài để làm thật tốt bài thi của mình .
* * *
Tuần : 17 Ngày soạn : 01.12.2010
Tiết : 17 Ngày dạy : . . . . . . . . . .
THI HỌC KÌ I
( tập trung toàn trường )
* * *
Tuần : 18 Ngày soạn : 01.12.2010
Tiết : 18 Ngày dạy : . . . . . . . . . .
Sửa Bài Kiểm Tra HKI
( Sửa theo đáp án đã ôn tập )
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
* * *
Tuần : 19 Ngày soạn : 20.12.2010
Tiết : 19 Ngày dạy : . . . . . . . . . .
 BÀI 15. 
NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo)
I. MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức :
 Qua bài học HS thấy rõ giá trị của thành Cổ Loa:
 - Thành Cổ Loa là trung tâm chính trị, kinh tế quân sự của nước Âu Lạc.
 - Thành Cổ Loa là công bình quân sự độc đáo, thể hiện được tài năng quân sự của cha ông
 ta .
 - Do mất cảnh giác nhà nước Âu Lạc bị rơi vào tay Triệu Đà.
 2. Tư tưởng :
 - Giáo dục cho HS biết trân trọng những thành quả mà cha ông đã xây dựng trong lịch sử (thành Cổ Loa).
 - Giáo dục cho HS tinh thần cảnh giác đối với kẻ thù , trong mọi tình huống phải kiên quyết giữ gìn độc lập dân tộc.
 3. Kĩ năng
 - Rèn luyện cho các em kĩ năng trình bày một vấn đề lịch sử theo bản đồ và kĩ năng nhận xét, đánh giá, rút kinh nghiệm lịch sử.
II. CHUẨN BỊ : 
 - GV : Giáo án , SGK , sơ đồ thành Cổ Loa , truyện cổ tích : Trọng Thủy - Mỵ Châu .
 - HS : Vở ghi , SGK , vở bài soạn và một số đồ dùng khác .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
 1. Ổn định lớp : ( 1 phút ) . GV kiểm tra sỉ số HS .
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 4 phút ) .
 Đây tiết học đầu tiên của HK II nên GV chỉ tóm tắt lại phần đã học sau đó chuyển qua phần bài học tiếp theo . 
 3. Bài mới : NƯỚC ÂU LẠC (tiếp theo) .
HOẠT ĐỘNG GV - HS
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG 4.(Cá nhân,cả lớp)Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng : ( 17 phút ) .
GV gọi HS đọc mục 4 trang 43, 44 SGK và đặt câu hỏi:
?. Tại sao người ta gọi Cổ Loa là Loa thành ?
HS trả lời:
- Thành có hình xoáy chôn ốc nên người ta còn gọi là Loa thành.
GV giải thích thêm:
- Cổ Loa còn có tên là Chạ Chủ và Khả Lũ (theo An Nam chí lược của Lê Trắc chép, thế kỉ XIV).
- Đến thế kỉ XV mới xuất hiện tên Loa Thành và Cổ Loa.
GV hướng dẫn HS quan sát thành Cổ Loa và đặt câu hỏi:
?. Em có nhận xét gì về cấu trúc của thành Cổ Loa? (trình bày bằng bản đồ).
HS trả lời:
GV giải thích thêm : 3 vòng thành gồm:
Vòng thành nội hình chữ nhật chu vi 1.650m, cao 5m, mặt thành rộng 10-12m, chân rộng từ 20-30m, có 1 cửa Nam trông thấy vào thiết triều.
- Thành trung và thành ngoại không có hình thù rõ ràng, căn cứ vào những gò đống sẵn có, nhân dân ta bồi đắp thành những vùng thành Cổ Loa.
- Thành trung dài 6.500m, có 5 cửa: cửa
Nam chung với thành ngoại.
- Thành ngoại dài 8.000m có 3 cửa. Các cửa thành bố trí so le với nhau để khi giặc
vào vòng thành ngoại, vòng trong có thể tác chiến (GV vừa giảng giải cho các em những sử liệu, vừa thể hiện những kiến thức đó trên bản đổ để học sinh hứng thú hơn trong học tập và nắm kiến thức cơ bản dễ dàng hơn).
GV yêu cầu HS quan sát bản đổ và trả lời câu hỏi:
?.Bên trong thành nội là khu vực gì ?
HS trả lời : .
GV đặt câu hỏi :
?.Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc ?
HS trả lời:
GV giải thích thêm : Dân số Âu Lạc lúc đó chỉ có khoảng 1 triệu người, đắp được 3 vòng thành Cổ Loa, đó là một kì công của người Việt cổ.
HS trả lời tiếp:
GV hỏi tiếp:
?. Tại sao nói Cổ Loa là một quân thành ?
HS trả lời: ở đây có một lực lượng quân đội lớn : Bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí bằng đồng: giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
GV: Căn cứ vào đâu chúng ta kết luận Cổ Loa là một thành quân sự ?
HS trả lời:
- Ở phía nam thành (Cầu Vực) người ta đã phát hiện hàng vạn mũi tên đồng.
- Đầm Cả là nơi tập trung thuyền chiến vừa tập luyện vừa sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự.
GV: ?.Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang-Âu Lạc ?
HS trả lời: Hai nhà nước này giống nhau về tổ chức nhà nước :
- Vua có quyền quyết định tối cao.
- Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu
và Lạc tướng.
- Lạc tướng đứng đầu các bộ; Bồ chính đứng đầu chiềng, chạ.
Khác nhau :
- Nước Văn Lang: kinh đô ở vùng trung du: Bạch Hạc, Phú Thọ.
- Nước âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng: Cổ
Loa, Đông Anh, Hà Nội.
- Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, trung tâm chính trị, kinh tế vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
- Vua An Dương Vương có quyền lực tập trung hơn vua Hùng . 
HOẠT ĐỘNG 5.(cả lớp,cá nhân) Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào ?(16 phút ) .
GV yêu cầu HS đọc mục 5 trang 45 SGK, sau đó đặt câu hỏi:
?. Em biết gì về Triệu Đà?
HS trả lời: Triệu Đà là một tướng của nhà Tần, được giao cai quản các quận giáp phía bắc Âu Lạc (Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc ngày nay).
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà đã cắt đất 3 quận, lập thành nước Nam Việt và sau đó đem quân đi đánh các vùng xung quanh và đánh vào đất Âu Lạc.
GV nói thêm:
GV đặt câu hỏi:
?.Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào ?
GV nói thêm : Sau nhiều lần tiến quân đánh Âu Lạc không thắng lợi. Triệu Đà đã dùng quỷ kế vờ xin hoà và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta.
GV: ?.Triệu Đà dùng kế xảo quyệt gì để đánh Âu Lạc ?
GV gọi HS kể chuyện Mỹ Châu-Trọng Thủy. Sau đó GV giải thích thêm:
- Năm 179 TCN, sau khi chia rẽ được nội bộ Âu Lạc, các tướng giỏi của An Dương Vương như Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê, Triệu Đà đã đem quân đánh Âu Lạc, An Dương Vương không đề phòng (Trọng Thủy ở trong thiết triều, biết rất rõ về kĩ thuật quân sự của Âu Lạc). Trọng Thủy đã báo với vua cha là Triệu Đà, bàn kế đánh nước ta.
- Mặt khác, mất hết tướng giỏi An Dương Vương trở tay không kịp cho nên Âu Lạc rơi vào tay nhà Triệu (- 179) mở đầu thời kì hơn một ngàn năm Bắc thuộc của dân tộc ta.
GV:?.Theo em, sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
HS trả lời:
GV giới thiệu sơ qua truyền thuyết về An Dương Vương và đánh giá An Dương Vương:
An Dương Vương vừa có công vừa có tội
với lịch sử ông có công dựng nước, nhưng ông có tội là mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà (-179) mở đầu hơn một ngàn năm Bắc thuộc.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
 Sau khi cuộc kháng chiến thắng lợi , An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất rộng hơn nghìn trượng 
 có 3 vòng khép kín.Tổng chiều dài chu vi khoảng 16.000 mét gọi là Loa thành hay thành Cổ Loa.Các thành đều có hào thông nhau bao quanh,bên trong thành nội là nơi ở và làm việc của An Dương Vương và các Lạc Hầu Lạc tướng . Cách nay khoảng 2000 năm , đây là công trình tiêu biểu của nền văn minh Việt cổ .
Thành vừa là kinh đô vừa là một công trình quân sự lớn để bảo vệ an ninh quốc gia.
5. Nhà nước âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 181-180 TCN Triệu Đà đem quân
xâm lược Âu Việt. Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu dũng cảm, đã đánh bại được quân Triệu, giữ vững nền độc lập của đất nước.
- Năm 179 TCN, An Dương Vương do chủ quan không đề phòng lại mất hết tướng giỏi nên Âu Lạc bị thất bại nhanh chóng.
- Sự thất bại của An Dương Vương đã để lại cho chúng ta bài học kinh nghiệm xương máu là đối với kẻ thù phải tuyệt đối cảnh giác.
- Vua phải tin tưởng ở trung thần và phải dựa vào dân để đánh giặc, bảo vệ đất nước.
 4. Kết luận toàn bài : ( 5 phút ) .
 GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
 - Em hãy dùng bản đổ mô tả thành Cổ Loa.
 - Dựa vào truyền thuyết lịch sử An Dương Vương, em hãy trình bày nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà.
 Giáo viên giải thích 4 câu ca dao đóng khung cuối bài:
“Ai về qua huyện Đông Anh,
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương.
Cổ Loa thành ốc khác thường,
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây.”
 5. Dặn dò học sinh : ( 2 phút ) .
 - Học theo câu hỏi cuối bài.
 - Các em hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và đánh giá ý nghĩa lịch sử của thành Cổ Loa (chính trị, kinh tế, quân sự).
* Rút kinh nghiệm :
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 

File đính kèm:

  • doctron bo.doc
Giáo án liên quan