Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 9, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trongnđời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn.

- Đời sống tinh thần của họ được nâng cao.

2- Kĩ năng:

Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bồi dưỡng HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ Việt Nam

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Tài liệu chuẩn kiến thức.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1371 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 9, Bài 9: Đời sống của người nguyên thủy trên đất nước ta - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9
Ngày soạn: 17 / 10 / 2010
Tiết: 9
Ngày dạy: 20 / 10 / 2010
Bài: 9
đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Hiểu được ý nghĩa quan trọng của những đổi mới trongnđời sống vật chất của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn.
- Đời sống tinh thần của họ được nâng cao.
2- Kĩ năng:
Tiếp tục bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng HS ý thức về lao động và tinh thần cộng đồng.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ Việt Nam
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Tài liệu chuẩn kiến thức.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
-? Giải thích ngắn gọn câu nói của Bác “Dân taViệt Nam”? Em hiểu gì về thời nguyên thuỷ trên đất nước ta?
-? Giải thích về sự tiến bộ giữa rìu ghè đẽo và rìu mài lưỡi?
* Bài mới:
Trong bài hôm nay, chúng ta tìm hiểu cuộc sống vật chất và tinh thần của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình- Bắc Sơn- Hạ Long.
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
 Các em đã nắm đc quá trình ra đời và tồn tại của con người trên đất nước ta từ cách đây 40.000 năm. Tiết học này sẽ giúp đi sâu tìm hiểu cuộc sống của NNT chủ yếu thời HB – BS – H Long
đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được đời sống vật chất của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
1. Đời sống vật chất.
- GV hướng dẫn HS đọc SGK.
- Dẫn dắt: Trong quá trình sinh sống, người nguyên thuỷ thời Sơn Vi, Hoà Bình, Bắc Sơn thường xuyên tìm cách cải tiến công cụ lao động.
-? Em hãy cho biết thời Sơn Vi biết làm công cụ lao động gì?
- Hướng dẫn HS quan sát H25.
-? Em thấy nguyên liệu chủ yếu chế tác công cụ thời kì này là gì? Kĩ thuật chế tác công cụ lao động như thế nào?
-? Qua kĩ thuật chế tác đó. Nêu nhận xét của em về cải tiến công cụ lao động thời Bắc Sơn, Hạ Long so với thời Sơn Vi?
-? Nhiều công cụ mới, công cụ quan trọng: rìu mài lưỡi, cuốc đá. Kĩ thuật mài đá có ý nghĩa gì?
-? Ngoài việc chế tác công cụ lao động thời Bắc Sơn, Hạ Long còn biết làm gì?
-? Việc làm gốm có gì khác so với làm công cụ bằng đá?
GV nêu lí do làm đồ gốm.
Như vậy, về công cụ SX thời HB- BS có những điểm mới: nhiều công cụ mới, đồ dùng mới.
-? Bên cạnh những cái mới trong công cụ thời Hoà Bình- Bắc Sơn, người nguyên thuỷ còn biết làm gì để phục vụ cuộc sống của mình?
-? Chăn nuôi, trồng trọt có tác động gì đến cuộc sống của họ?
-? Nói đến đời sống vật chất của người nguyên thuỷ trên đất nước ta, còn phải đề cập đến khía cạnh nào nữa?
GV: Đời sống vật chất của người nguyên thuỷ trên đất nước ta có những đổi mới. Cùng với chăn nuôi, trồng trọt, nơi ở ổn định, họ đã có cuộc sống bớt phụ thuộc vào tự nhiên.
a) Công cụ- đồ dùng:
* Công cụ:
- HS đọc SGK.
- Công cụ lao động thời HB- BS được làm từ đá với nhiều loại công cụ.
- HS quan sát H25.
- Thời Sơn Vi: Ghè đẽo hòn cuội –-- Rìu.
- Thời Hoà Bình- Bắc Sơn: mài đá với nhiều loại công cụ.
* Đồ dùng:
- HS : Việc làm đồ gốm là một phát minh quan trọng.
-làm đồ dùng cần thiết từ nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau, đặc biệt là gốm.
- Ngoài ra họ còn dùng tre, gỗ, xương,sừng...
b) Chăn nuôi- trồng trọt.
-> Nguồn thức ăn tăng, cuộc sống nâng cao.
c) Nơi ở: 
->đã sống định cư lâu dài ở một nơi.
-Hoạt động 3: 
+. Mục tiêu: HS nắm được tổ chức xã hội thời nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2. Tổ chức xã hội.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- HS đọc đoạn 1 SGK.
-? Người nguyên thuỷ ở HB- BS họ tổ chức đời sống như thế nào?
GV: Số người tăng lên bao gồm già, trẻ, gái, trai. Quan hệ xã hội hình thành.
-? Tại sao có thể biết người nguyên thuỷ thời đó sống định cư lâu dài ở một nơi?
-? Em hiểu gì về “Chế độ thị tộc mẫu hệ”?
GV:
-> Thị tộc: là tổ chức những người có cùng quan hệ lâu dài, cùng huyết thống họp thành một nhóm riêng,cùng sống trong một hang,máI đá hay một vùng nhất định.
->Mẫu hệ: Chế độ của những người cùng huyết thống, chung sống với nhau, tôn người mẹ lớn tuổi lên làm chủ.
- GV: Có thể nói đây là xã hội có tổ chức đầu tiên. Hàng ngàn năm trôi qua, nhiều thị tộc có quan hệ với nhau và sống hoà hợp trên cùng một vùng đất chung .
- HS đọc đoạn 1 SGK.
- sống theo từng nhóm, định cư lâu dài à Thị tộc.
- Nhiều hang động ở HB- BS người ta phát hiện được lớp vỏ sò dày 3-4m.
- Những người cùng huyết thống sống chung với nhau tôn người mẹ lên làm chủ.
- Công cụ sản xuất tiến bộ-> sản xuất phát triển -> đời sống năng cao-> dân số tăng dần hình thành mối quan hệ xã hội.
-> Chế độ thị tộc mẫu hệ.
-Hoạt động 4: 
+. Mục tiêu: HS nắm được đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
3. Đời sống tinh thần.
Hoạt động dạy
Ghi bảng
- Yêu cầu HS quan sát H26.
-?quan sát H26 em thấy có những hiện vật nào? Nhận xét của em về hiện vật trong H26?
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm.
-? Đời sống vật chất có quan hệ gì với đồ trang sức?
- HS quan sát H27 (từ trái qua phải)
-? Hãy kể những chi tiết trên từng hình mặt người đó. Việc khắc hình mặt người có sừng trên vách hang nói lên điều gì?
- GV miêu tảnhững hình khắc tuy đơn giản nhưng cho phép ta suy đoán cư dân có tín ngưỡng thờ vật tổ: có thể là hươu, trâu, bò vì trên mặt người có sừng.
- Gọi HS đọc đoạn 2 SGK.
-? Việc phát hiện được những bộ xương người được chôn cất nói lên điều gì?
-? Vì sao người ta chôn theo người chết lưỡi cuốc?
GV: Không chỉ biết chôn người chết người nguyên thuỷ HB- BS- HL còn chôn theo công cụ lao động vì họ quan niệm rằng: chết là chuyển sang một thế giới khác và con người vẫn phải lao động.
-? Em có nhận xét gì về đời sống tinh thần của cư dân NT?
- HS đọc đoạn 1 SGK.
- HS nhận xét: Người nguyên thuỷ HB- BS- HL không chỉ biết lao động mà còn biết làm đồ trang sức.
-> Họ không chỉ biết lao động mà còn biết làm đồ trang sức.
- HS trả lời hoàn cảnh mới của ĐS vật chất (ổn định) tạo điều kiện cho sự hình thành nhu càu trang sức và khả năng đáp ứng nhu cầu đó.
-> Biết mô tả cuộc sống tinh thần bằng cách vẽ lên vách hang động.
- HS thảo luận:
- HS trả lời.
-> Biết chôn người chết cẩn thận cùng công cụ lao động.
-> Đời sống tinh thần của cư dân phong phú, ổn định, tốt đẹp hơn.
* Củng cố bài học:
Bài tập; (phiếu HT)
Hãy liệt kê những điểm mới về đời sống vật chất, xã hội, tinh thần của người nguyên thuỷ HB- BS- HL? Nhận xét về cuộc sống của họ?
Điểm mới
Đời sống vật chất
Đời sống xã hội
Đời sống tinh thần
Nhận xét
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc những nét mới về đời sống vật chất, xã hội, tinh thần của người nguyên thuỷ HB- BS- HL.
- Đọc và chuẩn bị bài 10 trả lời câu hỏi trong SGK.

File đính kèm:

  • docTiet 9.doc