Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

Giúp học sinh nắm được:

- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. Ách thống trị tàn bạo cúa các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ, nên đã nhanh chóng thành công, đất nước ta giành được độc lập dân tộc.

2- Kĩ năng:

- Biết tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của một cuộc khởi nghĩa.

- Bước đầu biết sử dụng kĩ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.

3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

- Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào dân tộc.

- Giáo dục lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Ảnh đề thờ Hai Bà Trưng.

- Tranh dân gian về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 19, Bài 17: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40) - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 19
Ngày soạn: 01 / 01 / 2011
Tiết: 19
Ngày dạy: 04 / 01 / 2011
Chương III
Thời kì bắc thuộc và đấu tranh giành độc lập
Bài: 17
Cuộc khởi nghĩa hai bà trưng (năm 40)
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
Giúp học sinh nắm được:
- Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ. ách thống trị tàn bạo cúa các thế lực phong kiến phương Bắc đối với nước ta chính là nguyên nhân dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được toàn thể nhân dân ủng hộ, nên đã nhanh chóng thành công, đất nước ta giành được độc lập dân tộc.
2- Kĩ năng:
- Biết tìm hiểu nguyên nhân và mục đích của một cuộc khởi nghĩa.
- Bước đầu biết sử dụng kĩ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
3- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
- Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào dân tộc.
- Giáo dục lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- ảnh đề thờ Hai Bà Trưng.
- Tranh dân gian về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
- Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6, tài liệu chuẩn kiến thức.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
* ổn định và tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ:
* Giới thiệu bài mới:
- Giáo viên nhắc lại nguyên nhân thất bại (do chủ quan, thiếu phòng bị), hậu quả thất bại (mất nước) của An Dương Vương năm 179 TCN. 
- Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến trước thử thách nghiêm trọng, dân tộc nguy cơ bị đồng hoá. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra trong hoàn cảnh đó.
1- Nước Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I có gì thay đổi?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK mục 1.
? Năm 179 TCN Triệu Đà đã làm gì?
-? Nước Âu Lạc thế kỉ II TCN- TKI có gì thay đổi?
-? Sau khi chiếm Âu Lạc, nhà Hán đã áp đặt chính sách cai trị như thế nào?
-? Nhà Hán đã gộp với 6 quận cúa Trung Quốc thành châu Giao nhằm mục đích gì?
-? Bộ máy cai trị của nhà Hán như thế nào?
- GV vẽ sơ đồ bộ máy cai trị
-? Em có nhận xét gì về cách đặt quan cai trị của nhà Hán?
-? Không chỉ cai trị về chính trị, nhà Hán còn thiết lập ách cai trị ở những mặt nào?
-? Chính sách bóc lột về kinh tế của nhà Hán với nhân dân châu Giao như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc SGK từ đoạn “nhà Hán lại đưa người - Hán của họ”
-? Việc làm này của nhà Hán nhằm mục đích gì?
- GV tổ chức cho HS thảo luận
-? Theo em, nhân dân ta có phản ứng như thế nào trước các chính sách cai trị, bóc lột của nhà Hán?
GV: nói về hơn 1000 năm bắc thuộc (179->938) -> LS gọi đây là thời kỳ bắc thuộc
- HS trả lời.
- HS đọc SGK.
- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc.
- Chia Âu Lạc thành 3 (Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam) quận và gộp với 6 quận của TQ.
Nhằm chiếm đóng lâu dài, xoá tên nước ta, biến nước ta thành một bộ phạn của TQ.
- Đặt bộ máy cai trị.
+ Người Hán cai trị đến cấp quận.
+ Huyện, xã do người Việt.
- Kinh tế, văn hoá.
-Nhằm đồng hoá dân tộc ta.
- Nhân dân vùng lên đấu tranh.
- HS nghe.
* Chính trị:
- Năm 179 TCN Triệu Đà sáp đất Âu Lạc và Nam Việt, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân.
- Năm 111 TCN nhà Hán chiếm Âu Lạc.
- Chia Âu Lạc thành 3 quận và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành châu Giao.
- Đặt bộ máy cai trị.
* Kinh tế:
- Bắt nhân dân nộp thuế, cống nạp nặng nề nhất là thuế muối và thuế sắt...bắt cống nạp những sản vật quý như ngà voi, sừng tê, ngọc trai..
- Ra sức đàn áp vơ vét của cải.
* Văn hoá: 
- Đưa người Hán sang sống cùng ND ta.
- Bắt ND ta theo phong tục của chúng.
 -> Nhằm đồng hoá dân tộc ta.
2- Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ?
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ghi bảng
- Yêu cầu HS đọc SGK đoạn 1 mục 2
-? Em biết gì về Trưng Trắc, Trưng Nhị?
-? Vì sao 2 gia đình Lạc tướng ở Mê Linh và Chu Diên lại liên kết với nhau?
- Yêu cầu HS đọc SGK từ đoạn “Mùa xuân- đánh tan”
- GV trình bày như SGK.
-? Qua 4 câu thơ trên, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa?
- GV trình bày đoạn in nhỏ SGK.
-? Theo em, việc khắp nơi kéo về Mê Linh tụ nghĩa nói nên điều gì?
- GV sử dụng bản đồ tường thuật diễn biến cuộc KN
- Yêu cầu HS đọc lời nhận xét của Lê Văn Hưu.
-? Em có suy nghĩ gì về lời nhận xét của Lê Văn Hưu?
- GV sơ kết bài học:
- HS nêu vài nét về Trưng Trắc – Trưng Nhị.
- HS đọc SGK.
- HS trả lời theo SGK.
- Vì căm phẫn muốn nổi dạy chống ách TT tàn bạo.
Mục tiêu:
+ Giành ĐLDT.
+ Khôi phục sự nghiệp của các vua Hùng.
+ Trả thù cho chồng, góp phần cống hiến cho đất nước.
- Sự căm giận, đồng lòng nhất trí của nhân dân.
* Tiểu sử : Hai chị em Trưng Trắc và Trưng Nhị là con lạc tướng huyện Mê Linh, chồng bà Trưng Trắc là Thi Sách, con trai lạc tướng huyện Chu Diên (vùng Đan Phượng – Hà nội ngày nay)
* Nguyên nhân:
- Do chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán. 
 (ng. nhân sâu xa)
- Hai gia đình lạc tướng bí mật cùng nhau liên kết với các thủ lĩnh mọi miền đất nước chuẩn bị nổi dậy. Không may, Thi Sách bị quân Hán giết. 
 (ng. nhân trực tiếp)
* Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40(tháng 3 dương lịch), Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (nay thuộc Hà Nội)
- Nghĩa quân khắp nơi kéo về Mê Linh hưởng ứng cuộc KN.
- Nghĩa quân đánh bại kẻ thù, làm chủ Mê Linh, Cổ Loa, Luy Lâu.
 Cuộc khởi nghĩa thắng lợi.
*- Củng cố bài học:
- GV phát phiếu học tập cho HS – lược đồ H43 (SGK- tr49)
- Yêu cầu HS điền kí hiệu thích hợp vào lược đồ và tự trình bày diễn biến.
- GV đưa bảng phụ vẽ sẵn lược đồ H43.
- Gọi 1 HS lên bảng điền kí hiệu và trình bày diễn biến.
- GV nhận xét, đánh giá, sơ kết.
*- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc nguyên nhân, diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
- Đọc và chuẩn bị bài 18 tìm hiểu nội dung bài theo các câu hỏi cuối mục, cuối bài.

File đính kèm:

  • docTiet 19.doc