Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lê Thị Phương

1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:

 a. Kiến thức.

 Học sinh hiểu được:

 - Những chuyển biến lớn, có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế nước ta.

 - Công cụ cải tiến (kĩ thuật chế tác đá tinh xảo hơn).

 - Nghề luyện kim xuất hiện (công cụ bằng đổng xuất hiện) năng suất lao động tăng nhanh.

 - Nghề nông nghiệp trồng lúa nước ra đời làm cho cuộc sống người Việt cổ ổn định hơn.

b. Kĩ năng.

 Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tiễn.

 c. Thái độ.

 Giáo dục cho các em tinh thần sáng tạo trong lao động.

 2/ CHUẨN BỊ:

 a. GV: Tranh ảnh, soạn giáo án.

 b. HS: Chuẩn bị bài mới.

 

doc5 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 11, Bài 10: Những chuyển biến trong đời sống kinh tế - Lê Thị Phương, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giáo án Lịch sử 6- GV Lê Thị Phương – THCS Sốp Cộp
Chương II. 
THỜI ĐẠI DỰNG NƯỚC : VĂN LANG - ÂU LẠC
	Ngày soạn:23/10/2010 Ngày giảng: 6A:.../10/2010
 6B:.../10/2010
 6C:.../10/2010 
Tiết 11 - Bài 10. NHỮNG CHUYỂN BIẾN TRONG ĐỜI SỐNG KINH TẾ
	1/ MỤC TIÊU: Qua tiết học, HS có thể:
	a. Kiến thức.
	Học sinh hiểu được:
	- Những chuyển biến lớn, có ý nghĩa quan trọng của nền kinh tế nước ta.
	- Công cụ cải tiến (kĩ thuật chế tác đá tinh xảo hơn).
	- Nghề luyện kim xuất hiện (công cụ bằng đổng xuất hiện) năng suất lao động tăng nhanh.
	- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước ra đời làm cho cuộc sống người Việt cổ ổn định hơn.
b. Kĩ năng.
	Tiếp tục bồi dưỡng cho HS kĩ năng nhận xét, so sánh, liên hệ thực tiễn.
	c. Thái độ.
	Giáo dục cho các em tinh thần sáng tạo trong lao động.	
	2/ CHUẨN BỊ:
	a. GV: Tranh ảnh, soạn giáo án.
	b. HS: Chuẩn bị bài mới.
	3/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	a. Kiểm tra bài cũ.
	GV: Kiểm tra quá trình chuẩn bị bài của HS (2')
* Giới thiệu bài(1'): Người nguyên thuỷ Hoà Bình- Bắc Sơn đã biết trồng trọt chăn nuôi làm cho cuộc sống của họ ổn định hơn. Tuy nhiên, khi đó nhà nước chưa ra đời, xã hội chưa phân chia giai cấp. Sau này, khi cuộc sống của họ ngày càng phát triển thì chế độ làm chung, ăn chung cũng bị phá vỡ. Vậy nhà nước ra đời như thế nào? Đời sống chuyển biến ra sao? Đó là nội dung bài học hôm nay.
	b. Bài mới.	
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
? Địa bàn cư trú của người Việt cổ trước đây là ở đâu? Và sau đó mở rộng ra sao?
? Sau này, họ mở rộng địa bàn sinh sống như thế nào?
GV: Yêu cầu HS quan sát H 28, 29.
? Em thấy, người nguyên thuỷ có những công cụ sản xuất gì?
? Nhìn vào H 28 em thấy rìu đá Hoa Lộc có hình dáng như thế nào? Bề mặt và lưỡi rìu ra sao? Tác dụng như thế nào hai mặt?
GV: Rìu đá Hoa Lộc có vai, được mài nhẵn ở cả hai mặt và rìa lưỡi, có hình dáng thường là hình chữ nhật, vai thường ngang hoặc vai xuôi, rất dễ cầm, tiện lợi khi làm việc-> Năng xuất lao động cao.
? Quan sát H 29 em thấy rìu đá Phùng Nguyên có hình dáng như thế nào? So với rìu đá Hoa Lộc, rìu đá Phùng Nguyên có sự tiến bộ như thế nào?
GV: Rìu đá Phùng Nguyên: Hình tứ giác, không có vai, mài nhẵn toàn bộ, có hình dáng vuông vắn và cân xứng, bề mặt nhẵn bóng và có lưỡi mỏng, sắc-> Vừa có chức năng như những công cụ chặt vừa như những con dao nhỏ và có thể dùng nạo mặt gốm, khắc rãnh gốm.
- So với rìu đá Hoa Lộc: Có hình dáng nhỏ hơn, vuông vắn, cân xứng, được mài nhẵn toàn bộ, lưỡi mỏng, sắc... chứng tỏ kỹ thuật chế tác đá của người Phùng Nguyên đã phát triển cao hơn.
? Nhìn H30 em thấy trong hình là những hiện vật gì? Những hiện vật đó chứng tỏ điều gì? Những hoa văn trên hình nói lên điều gì?
GV: Đồ gốm được chế tác theo những khuôn mẫu trên những bàn xoay hoa văn độc đáo, phong phú( Đó là những con dấu, con lăn bằng đất nung, hình chữ nhật, hình tròn, trụ. Mặt con dấu là những đường cong, uốn lượn, phức tạp được khắc rất sâu.)
-> Chứng tỏ nghề đã phát triển cao, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống-> Trình độ thẩm mĩ và bàn tay khéo léo của những người thợ, khiến đời sau khâm phục.
? So sánh công cụ H28,29,30 với các loại công cụ thời trước?
GV: Bên cạnh những công cụ bằng đá và đồ gốm . Ngoài ra họ còn biết làm chì lưới bằng đất nung để đánh cá.
?Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc... họ còn tìm ra những công cụ bằng gì? Cách ngày nay bao nhiêu năm? Tác dụng?
GV: Như vậy, chủ nhân văn hoá Phùng Nguyên, Hoa Lộc đã có kĩ thuật chế tác đá phát triển khá cao, đạt trên cả kĩ thuật chế tác đá thời Sơn Vi, Hoà Bình- Bắc Sơn, Hạ Long. Ngoài công cụ đá phong phú còn có những công cụ bằng xương, sừng, đồ gốm chỉ bằng đất nung-> Sự cải tiến này góp phần nâng cao năng xuất lao động làm chuyển biến đời sống của con người.
GV: Mô tả H30 ( SGK/31)
GV: Yêu cầu HS đọc mục 2/ 31
? Cuộc sống của người Việt cổ như thế nào?
? Cuộc sống định cư lâu dài đòi hỏi con người phải làm gì?
GV: Giải thích: Định cư-> Sinh sống lâu dài ở một nơi nhất định.
? Nhờ sự phát triển của nghề làm gốm người ta phát hiện ra điều gì?
? Kim loại đầu đầu tiên mà người ta tìm thấy là gì?
GV: Khi phát hiện ra kim loại bằng đồng, người Việt cổ đã nung đồng nóng chảy ở nhiệt độ từ 800- 1000 C, sau đó họ dùng những khuôn đúc đồng bằng đất sét để đúc được công cụ theo ý muốn, không phải mài đá như trước nữa, công cụ này sắc bén hơn, năng xuất lao động cao hơn: Rìu đồng, cuốc đồng, liềm đồng...
? Thuật luyện kim được phát minh có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt cổ?
? Những dấu tích nào chứng tỏ người Việt cổ đã phát minh ra nghề trồng lúa nước?
GV: Cho HS quan sát tranh hạt gạo
? Nghề trồng lúa ra đời từ đâu?
? Ngoài trồng lúa họ còn biết trồng gì nữa?
GV: Vậy, nghề nông nguyên thuỷ gồm hai nghề chính: Trồng trọt và chăn nuôi.
? Nhờ vậy, cuộc sống của họ như thế nào?
?Theo em, vì sao từ đây con người có thể định cư lâu dài ở đồng bằng ven sông lớn?
GV: Sơ kết:
Trên bước đường phát triển sản xuất để nâng cao đời sống, con người đã biết sử dụng ưu thế của đất đai.
Người Việt cổ đã tạo ra 2 phát minh lớn: thuật luyện kim và nghề nông trồng lúa nước.
® Cuộc sống ổn định hơn.
1. Công cụ sản xuất được cải tiến như thế nào?( 15')
HS: Chân núi, thung lũng, ven khe, suối
HS: Một số người đã chuyển xuống đồng bằng, lưu vực các con sông lớn sinh sống với nghề nông nghiệp nguyên thuỷ.
HS: Quan sát:
HS: Rìu đá các loại; đồ gốm.
HS: Vai được mài rộng, lưỡi được mà hai mặt-> Rễ cầm. tiện lợi khi làm việc.
HS:
- Rìu đá Phùng Nguyên: Hình tứ giác, không có vai...
- So với rìu đá Hoa Lộc: Có hình dáng rõ hơn, vuông vắn, cân xứng...
- Công cụ phong phú, đa dạng( Rìu đá, đục, bàn mài đá...)
HS: Thảo luận:
Là các loại đồ gốm; kỹ thuật gốm bấy giờ đã phát triển-> Phản ánh trình độ thẩm mĩ cao của con người thời đó.
HS:
- Có nhiều loại công cụ hơn
- Kĩ thuật cao hơn ( Mài nhẵn bóng, lưỡi mỏng, sắc)
- Kĩ thuật đồ gốm đã phát triển
-> Nâng cao cuộc sống con người.
- Kĩ thuật chế tác đá cao hơn( Mài nhẵn bóng, lưỡi mỏng, sắc...)
HS: Ở Phùng Nguyên, Hoa Lộc, Lung Leng có niên đại cách đây 4000- 3500 năm...
- Đồ gốm xuất hiện, kĩ thuật cao hơn.
-> Năng xuất lao động cao hơn
2. Thuật luyện kim đã được phát minh như thế nào ?( 10')
HS: Đọc
HS:
- Ngày càng ổn định hơn
- Xuất hiện những bản làng ở ven các con sông lớn với nhiều thị tộc khác nhau.
HS: Cải tiến hơn nữa công cụ lao động
HS: Thuật luyện kim
- Nhờ sự phát triển của nghề gốm, thuật luyện kim ra đời.
HS: Đồng
- Đồ đồng xuất hiện
HS: Phát triển tự nhiên.
-> Cuộc sống ngày càng ổn định hơn
3. Nghề trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?( 13')
HS:
- Phát hiện lưỡi cuốc đá
- Hạt gạo cháy
- Dấu vết thóc lúa bên cạnh bình, vò bằng đất nung.
- Dấu vết: Lưỡi cuốc đá, hạt gạo cháy và dấu vết thóc lúa bên cạnh bình vò-> Nghề trồng lúa ra đời.
HS: Quan sát:
HS: Ven sông suối, ven biển
HS: Trồng các loại rau, đậu, bí...
 Chăn nuôi gia súc, đánh cá
HS: Đầy đủ
HS: 
- Họ có nghề trồng lúa nước;
- Công cụ sản xuất được cải tiến (đồ đồng);
- Của cải vật chất ngày càng nhiều hơn;
- Điều kiện sống tốt hơn;
Cho nên, họ có thể định cư lâu dài.
- Ở các vùng đồng bằng ven suối, sông và ven biển cây lúa trở thành cây lương thực chính.
-> Cuộc sống đầy đủ, định cư lâu dài ở những vùng đồng bằng.
c. Củng cố, luyện tập( 3')
	1. Người nguyên thuỷ phát minh ra thuật luyện kim thông qua:
	A. Quá trình đi tìm đá để chế tác công cụ.
	B. Quá trình chế tác đá làm công cụ.
	C. Quá trình nung gốm.
	D. Quá trình khai thác đất đai.
	2. Nước ta là một trong những quê hương của:
	A. Cây lúa nước.
	B. Cây khoai lang.
	C. Cây ngô.
	D. Cây lúa mạch.
	-> 1- C; 2- A. 
	d. Hướng dẫn HS học ở nhà( 1')
	- HS học theo những câu hỏi cuối bài, đó là những kiến thức cơ bản nhất của bài..
	- Chuẩn bị bài 12: Những chuyển biến về XH.

File đính kèm:

  • docSu 6(5).doc