Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23: Làm bài tập lịch sử - Ngô Thị Tường Vy

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp HS làm quen thành thạo với các dạng bài tập lịch sử, đồng thời củng cố lại KTCB đã học về nước Âu Lạc, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu và sự phát triển kinh tế, văn hóa ( TK I - VI).

 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lao động cần cù, không ngừng đấu tranh chống đồng hóa, chống ngoại xâm của dân tộc.

 3. Rèn luyện kỹ năng: Xây dựng đúng yêu cầu đề, thực hành thành thạo các dạng bài tập.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

 GV: Bảng phụ và các dạng bài tập trắc nghiệm.

HS: vở soạn, bảng nhóm.

III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định:

2. Bài cũ: (5 phút)

 - Bài tập trắc nghiệm: 7,8/ VBT (XH, văn hóa) và câu 2/57 SGK.

 - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248? Ý nghĩa lịch sử của nó?

 3. Bài mới:

 * Giới thiệu ( 2 phút)

 - GV: Treo bài tập ở bảng phụ - Nhận xét - Ghi điểm.

 - HS: Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, thực hiện, nhận xét, bổ sung.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 2792 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 23: Làm bài tập lịch sử - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 24
Tiết: 23
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ
S: /01/2014 
G: /01/2014
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp HS làm quen thành thạo với các dạng bài tập lịch sử, đồng thời củng cố lại KTCB đã học về nước Âu Lạc, chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc, khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu và sự phát triển kinh tế, văn hóa ( TK I - VI).
 2. Tư tưởng: Giáo dục lòng tự hào về truyền thống lao động cần cù, không ngừng đấu tranh chống đồng hóa, chống ngoại xâm của dân tộc.
 3. Rèn luyện kỹ năng: Xây dựng đúng yêu cầu đề, thực hành thành thạo các dạng bài tập.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
 GV: Bảng phụ và các dạng bài tập trắc nghiệm.
HS: vở soạn, bảng nhóm.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút)
 - Bài tập trắc nghiệm: 7,8/ VBT (XH, văn hóa) và câu 2/57 SGK.
 - Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Bà Triệu năm 248? Ý nghĩa lịch sử của nó?
 3. Bài mới:
 * Giới thiệu ( 2 phút)
 	- GV: Treo bài tập ở bảng phụ - Nhận xét - Ghi điểm.
 	- HS: Đọc kĩ đề, xác định yêu cầu đề, thực hiện, nhận xét, bổ sung.
HĐ1( 21p): KT:Nắm lại các kiến thức đã học từ tuần 20
KN: Làm các dạng bài tập, rèn kĩ năng vận dụng.
* Các dạng bài tập:
 Dạng 1: Chọn ý đúng nhất rồi khoanh tròn vào chữ cái đầu câu ( 5 phút)
1. Người chủ tướng chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần của nhân dân Tây Âu - Lạc Việt là ai?
 a. An Dương Vương b. Thục Phán c. Cao Lỗ
2. Vì sao chính quyền đô hộ nắm quyền và kiểm soát đồ sắt gắt gao?
 	a. Sắt là kim loại quý.
 	b. Công cụ bằng sắt dễ vận chuyển về Trung Quốc.
	c. Hạn chế sự phát triển sản xuất ở Giao Châu và hạn chế sự chống đối của nhân dân.
3. Những sự việc nào chứng tỏ nhân dân ta vẫn giữ nếp sống riêng của mình?
 	a. Sử dụng tiếng nói của tổ tiên.
 	b. Sinh hoạt theo nếp sống với những phong tục cổ truyền của người Việt.
 	c. Học chữ Hán nhưng vận dụng theo cách riêng của mình.
 	d. Cả a, b, c đều đúng.
 4. Nguyên nhân thất bại của An Dương Vương là:
	a, Quân địch quá mạnh còn quân ta quá yếu.
 	b. Do thiếu sự đoàn kết của nhân dân.
	c. Do An Dương Vương chủ quan, khinh địch, nội bộ mất đoàn kết.
	d. Do cả ba nguyên nhân trên.
Dạng 2: Điền vào chỗ trống cho thích hợp (5 phút)
 Thời nhà Hán cai trị, nước Âu Lạc chia thành 3 quận là ................., ......................, ........................... và gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. Đến thế kỉ III, nhà Ngô tách Châu Giao thành ............................. (thuộc Trung Quốc) và ................................ (Âu Lạc cũ).
	Trưng trắc được suy tôn..........................Hiệu là..........................
Đóng đô ở vùng..........................................Phong chức tước........................................và cắt giữ.....................................................Xá thuế hai năm liền...................................... 
Luật pháp ............................và các thứ lao dịch.................................đều bị bãi bỏ.	
Dạng 3: Nối ghép cột A với cột B cho phù hợp (5 phút)
A (thời gian)
B (sự kiện )
1. Năm 179TCN
a. Khởi nghĩa bà Triệu
2. Năm 111TCN
b. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ
3. Năm 40
c. Nhà Hán chiếm Âu Lạc
4. Năm 248
d. Triệu Đà xâm lược Âu Lạc
5. 3/43
e. Hai Bà Trưng hi sinh
Dạng 4: Câu hỏi nhiều lựa chọn(đúng, sai) (3 phút)
	a. Tô Định giết Thi Sách chồng bà Trưng Trắc.
	b. Bà Triệu là người con gái hiền lành nết na, có lòng yêu nước.
	c. Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng.
	d. Chính sách cai trị thâm đôc nhất của các triều đại Trung Quốc đối với nước ta là chính sách “đồng hoá.”.
Dạng 5: Điền khuyết và lập niên biểu: (3 phút)
	a. Chính trị...............
	b. Chính sách cai trị..................................
	c. Cống nộp..........................
	d. Chính sách đồng hóa.................................
HĐ2: làm bài kiểm tra 15 phút( đề và đáp án đính kèm)
4. Củng cố: Cho HS nhắc lại các dạng bài tập.
5. Dặn dò: (2 phút)
	- Chuẩn bị trước bài Khởi nghĩa Lí Bí và nước Vạn Xuân .
 - Ách thống trị của Nhà Lương.
 - Nắm nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Lí Bí.
 - Những việc làm của Lí Bí để xây dựng nước Vạn Xuân.
6. RKN:

File đính kèm:

  • docTuan24t23 LAM BAI TAP LICH SU.doc