Giáo án Lịch sử 8 Bài 10 Tiết 15 TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XI X - ĐẦU THẾ KỈ XX

A. Mục tiêu

- HS nhận thức được tình hình Trung Quốc trước âm mưu xâm lược của các nước tư bản. Một số phong trào tiêu biểu từ giữa thế kỉ XIX đến cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911): Cuộc vận động Duy Tân(1898), phong trào Nghĩa Hòa đoàn, Tôn Trung Sơn và Cách mạng Tân Hợi năm 1911.

- HS có kĩ năng nhận xét , đánh giá, biết đọc và sử dụng bản đồ

- HS có thái độ phê phán triều đình Mãn Thanh, biết cảm thông, khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến .

- Tích hợp giáo dục môi trường thông qua sự xâm lược Trung Quốc của các nước đế quốc.

* Trọng tâm kiến thức- kĩ năng

1. Kiến thức: HS nhận thức được

- Những nét chính về quá trình phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Những nét chính về phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.

- Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân; nguyên nhân, diễn biến, kết quả ýnghĩa của Cách mạng Tân Hợi.

2. Kĩ năng: HS có kĩ năng nhận xét , đánh giá, biết đọc và sử dụng bản đồ

B. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Lược đồ H45, bản đồ thế giới, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: chuẩn bị bài mới

 

doc12 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 8642 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 8 Bài 10 Tiết 15 TRUNG QUỐC GIỮA THẾ KỈ XI X - ĐẦU THẾ KỈ XX, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 XIX đầu thế kỉ XX? (thời gian, tên phong trào, người lãnh đạo, kết quả, ý nghĩa)
GV mở rộng về các nhân vật lịch sử
- Khang Hữu Vi (1858-1927 ) xuất thân trong gia đình địa chủ quan lại ở Quảng Đông . Ông sớm tiếp thu văn minh công nghiệp , văn hoá phương Tây , có xu hướng cải cách . 1888 lần đầu tiên ông dâng bài tấu trình lên vua Quang Tự Đức và được chấp nhận .
- Lương Khải Siêu : ( 1873-1929 ) ông cùng với các nhà duy tân trình lên Quang Tự Đức 50 bản tấu về cải cách nhằm cải biến chế độ phong kiến lâu đời ở Trung Quốc theo gương Nhật và phương Tây . 
 Chủ trương của Duy Tân được vua Tự Đức ủng hộ , nhưng vẫn bị thất bại do lực lượng quá yếu , Từ Hi Thái hậu làm chính biến , ra lệnh đàn áp . Quang Tự bị bắt giam , Khang hữu Vi và Lương Khải Siêu trốn ra nước ngoài . 
I. Trung Quốc bị các nước đế quốc chia xẻ .
- Trung Quốc là đất nước rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên khoáng sản .Thế kỉ XIX triều đình Mãn Thanh suy yếu , nhân dân đói khổ.
=> sớm trở thành mục tiêu xâm lược của các nước đế quốc. 
- Từ năm 1840- 1842, thực dân Anh tiến hành cuộc chiến tranh thuốc phiện, mở đầu quá trình xâm lược Trung Quốc. 
=> Từng bước biến Trung Quốc từ nước phong kiến độc lập thành nửa thuộc địa , nửa phong kiến.
- Sau chiến tranh thuốc phiện, các nước đế quốc từng bước xâu xé Trung Quốc. Cuối thế kỉ XIX, Đức chiếm vùng Sơn Đông; Anh chiếm vùng châu thổ sông Dương Tử ; Pháp chiếm vùng Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây; Nga, Nhật chiếm vùng Đông Bắc….
II. Phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX . 
Tên phong trào
Thời gian
Người lãnh đạo
Kết quả
Ý nghĩa
Phong trào nông dân Thái Bình Thiên Quốc
1851- 1964
Hồng Tú Toàn
Thất bại
Phong trào tiêu biểu cho tinh thần kiên cường bất khuất của nông dân Trung Quốc chống đế quốc, phong kiến.
Cuộc vận động Duy Tân 
1898
Khang Hữu Vi- Lương Khải Siêu .
 Thất bại
Là cuộc đấu tranh tiêu biểu của giai cấp phong kiến.
Phong trào Nghĩa Hoà Đoàn 
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 
Thất bại
Thể hiện tinh thần bất khuất của nông dân trong cuộc đấu tranh chống đế quốc phong kiến.
Hoạt động 3: Tìm hiểu Cách mạng Tân Hợi. 
Mục tiêu : HS biết được về Tôn Trung Sơn, trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Tân Hợi.
GV cung cấp: Đầu thế kỉ XX giai cấp tư sản Trung Quốc bắt đầu tập hợp lực lượng , nắm lấy vai trò lãnh đạo cách mạng . Trí thức tư sản và tiểu tư sản cách mạng tỏ ra tích cực trong việc xây dựng phong trào , đại diện ưu tú nhất của phong trào cách mạng tư sản lúc này là Tôn Trung Sơn . 
HS quan sát H44 sgk và cho biết vài nét chính về cuộc đời và hoạt động của Tôn Trung Sơn ?
- Tôn Trung Sơn 1866-1925 xuất thân trong gia đình nông dân , thủa hàn vi ông vốn đồng cảm với những người nghèo khổ , lớn lên ông được anh trai là một nhà tư bản cho đi du học ở Mĩ , Anh . Ông đã từng đi nhiều nước trên thế giới . Năm 1905 tại Tô-ki - ô ông thành lập Trung Quốc Đồng minh hội ….
GV kết luận
H : Mục đích của học thuyết Tam dân là gì ? 
GV cung cấp: Vào những năm 1910-1911 phong trào cách mạng Trung lên rất cao . Ngòi nổ của cách mạng Tân Hợi là việc chống lệnh “ quốc hữu hoá” đường xe lửa của triều đình Mãn Thanh ( các công ti ngoại quốc xây dựng đường xe lửa nhưng không cho tư sản Trung Quốc xây dựng đường xe lửa của họ ) phong trào giữ đường của nhân dân Trung Quốc được nhân dân ủng hộ nhiệt tình .
GV treo lược đồ – hs quan sát 
GV tường thuật - HS nghe ghi- tường thuật lại
H : Cuộc cách mạng đưa đến những kết quả gì ? 
- Trước thắng lợi mạnh mẽ của cách mạng , triều đình Mãn Thanh phản ứng mạnh mẽ , bọn đế quốc cũng can thiệp vào . Một mặt chúng giúp đỡ Viên Thế Khải , mặt khác chúng đàn áp cách mạng. Tôn Trung sơn buộc phải từ chức tổng thống trao lại cho Viên Thế Khải 
H: Nhận xét về việc Tôn Trung Sơn nhường cho Viên Thế Khải lên làm tổng thống?
- Là sai lầm hết sức đáng tiếc của Tôn Trung Sơn……..
H : Nêu ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi ? 
H : Cuộc cách mạng Tân Hợi có những hạn chế gì ? 
H : Tại sao nói cách mạng Tân hợi là cuộc cách mạng không triệt để ?
- Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế chưa tích cực chống phong kiến , chưa giải vấn đề ruộng đất cho nông dân .
III. Cách mạng Tân Hợi 
1. Tôn Trung Sơn và học thuyết Tam dân.
- Giai cấp tư sản Trung Quốc ra đời vào cuối thế kỉ XIX và lớn mạnh vào đầu thế kỉ XX. Do bị tư bản nước ngoài chén ép, giai cấp tư sản Trung Quốc bước lên vũ đại chính trị và thành lập tổ chức riêng của mình. Tôn Trung Sơn là đại diện ưu tú và là lãnh tụ của phong trào cách mạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Trung Quốc.
- 8-1905 Tôn Trung Sơn thành lập Trung Quốc Đồng minh hội- chính đảng của giai cấp tư sản Trung Quốc , đề ra học thuyết Tam dân (Dân tộc độc lập, Dân quyền tự do, Dân sinh hạnh phúc).
- Mục đích : Đánh đổ Mãn Thanh , khôi phục Trung Hoa , thành lập Dân quốc, thực hiện quyền bình đẳng về ruộng đất”
2. Cách mạng Tân Hợi . 
* Nguyên nhân: 9/ 5/ 1911, chính quyền Mãn Thanh ra sắc lệnh “Quốc hữu hóa đường sắt” thực chất là trao quyền kinh doanh đường sắt cho các nước đế quốc, bán rẻ quyền lợi dân tộc.
* Diễn biến : 
- 10-10-1911 Cách mạng Tân Hợi bùng nổ và thắng lợi ở Vũ Xương , lan rộng ra các tỉnh miền Nam và miền Trung của Trung Quốc.
- 29-12-1911 chính phủ lâm thời tuyên bố thành lập Trung Hoa Dân quốc và bầu Tôn Trung Sơn làm tổng thống . 
- 2-1912 Viên Thế Khải lên làm tổng thống thay Tôn Trung Sơn. 
-> cách mạng thất bại .
* Ý nghĩa : 
- Cách mạng Tân Hợi là cuộc cách mạng dân chủ tư sản đã lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế Mãn Thanh, thành lập Trung Hoa dân quốc, tạo điều kiện cho nền kinh tế CNTB phát triển ở Trung Quốc.
- Có ảnh hưởng tới phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á trong đó có Việt Nam
* Hạn chế : không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến đến cùng, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.
 4. Củng cố (2p): GV khái quát lại kiến thức toàn bài. 
5. Hướng dẫn học(1p)
- HS nhận thức được tình hình Trung Quốc trước khi bị các nước đế quốc xâm lược và nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ýnghĩa của Cách mạng Tân Hợi 1911. Lập niên biểu tóm tắt phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc từ 1840 đến 1911.
- Chuẩn bị tiết 16 các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XI X –đầu thế kỉ XX: đọc sgk và trả lời các câu hỏi.
__________________________________
Ngày soạn: 19/10/09 Ngày dạy: 21/10/09
Bài 11 Tiết 17
CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á
CUỐI THẾ KIE XI X - ĐẦU THẾ KỈ XX
A, Mục tiêu .
 1, Kiến thức : 
- Hiểu được nguyên nhân làm cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở các nước Đông Nam á .
- Phân tích đặc điểm . vai trò của từng giai cấp xã hội trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở các nước Đông Nam á cuối thế kỉ XI X đầu thế kỉ XX .
- Tóm tắt được những nét chính của phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc tiêu biểu cuối thế kỉ 19 đầu tk 20 ở các nước ĐNA , tiêu biểu là In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chi , Phi-líp-pin , Lào , VN .
 2, Kĩ năng : 
- Sử dụng lược đồ để tóm tắt những sự kiện tiêu biểu .
- Phân biệt được nét chung , riêng ở các nước trong khu vực ĐNA .
 3, Thái độ :
- Nhận thức đúng về thời kì phát triển sôi động của phong trào giải phóng dân tộc chống chủ nghĩa đế quốc , chủ nghĩa thực dân .
- Có tinh thần đoàn kết , hữu nghị ủng hộ các cuộc đấu tranh vì độc lập , tự do và tiến bộ của nhân dân các nước trong khu vực . 
B, Đồ dùng dạy học . 
- GV : lược đồ phong trào giải phóng dân tộc khu vực Đông Nam Á cuối thế kỉ 19 đầu 20 .
-HS : Đọc kĩ sgk , trả lời các câu hỏi .
C, Phương pháp :tường thuật , phân tích .
D, Tổ chức giờ học .
 1, ổn định tổ chức . 1’ 
 2, Kiểm tra bài cũ : 5’ 
H : Trình bày diễn biến và ý nghĩa của cách mạng Tân Hợi ?
- Diễn biến : 10-10- 1911 khởi nghĩa bùng nổ và giành thắng lợi ở Vũ Xương rồi lan ra nhiều nơi .
- ý nghĩa : Lật đổ chế độ chuyên chế , thành lập chế độ cộng hoà , tạo điều kiện cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản , ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á 
 3, Tiến trình tổ chức các hoạt động .
* Giới thiệu bài : 1’ Bước sang thế kỉ 19 , trước sự mở rộng xâm lược thuộc địa của chủ nghĩa tư bản , đông Nam Á cũng trở thành đối tượng nhóm ngó của thực dân phương tây . Vậy quá trình xâm lược khu vực này của chủ nghĩa thực dân diễn ra ntn ? Cuộc đấu tranh của nhân dân ĐNA chống xâm lược ra sao ? Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng tìm hiểu nd bài học.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY TRÒ 
TG
 NỘI DUNG CHÍNH 
HĐ 1 
- Mục tiêu :Giải thích được vì sao khu vực ĐNA trở thành đối tượng xâm lược của các nước tư bản phương Tây , Vì sao các nước ĐNA trở thành thuộc địa của phương tây . 
GV treo lược đồ phong trào giải phóng dân tộc khu vực ĐNA cuối tk 19 
GV giải thích sơ đồ – chỉ các nước ĐNA
GV giới thiệu về khu vực ĐNA theo chữ nhỏ sgk T 63 . – HS nghe .
H : Em có nhân xét gì về vị trí địa lí của các quốc gia ĐNA ? 
- Nằm trên đường hằng hải từ tây sang đông , Có vị trí chiến lược quan trọng . 
H : Tại sao ĐNA lại trở thành đối tượng xâm lược của các nước TB phương Tây ? 
- Các nước TB cần thị trường , thuộc địa mà ĐNA là vùng chiến lược quan trọng , giàu tài nguyên ,chế độ pk suy yếu . 
* Vì thế ĐNA trở thành miếng mồi cho các nước Tb phương Tây xâm lược .
HS đọc sgk ( thực dân Anh -> hết ) 
H : Hãy chỉ các nước ĐNA bị các nước TB phương Tây xâm chiếm .
HS lên bảng chỉ – gv nx bổ sung . 
* Trong khu vực ĐNA chỉ còn Xiêm ( Thái Lan ) thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa . 
H : Tại sao Thái Lan giữa được chủ quyền của mình ? 
- Giai cấp thống trị Xiêm có chính sách ngoại giao khôn khéo , biết lợi dụng mâu thuẫn giữa anh và Pháp à Nên giữ được phần chủ quyền của mình . Là nước đệm của Anh và Pháp song thực chất Xiêm bị phụ thuộc chặt chẽ vào Anh , Pháp . 
GV chốt kiến thức mục 1 .
HĐ 2 .
Mục tiêu : Tóm tắt được những nét chính của phong trào giải phóng dân tộc tiêu biểu ở các nước ĐNA .
Hs đọc từ đầu -> rộng khắp : 
H : Chính sách thuộc địa của thực dân phương Tây ở ĐNA có những điểm chung nào nổi bật ? 
- Chính trị : chia rẽ dân tộc tôn giáo , phá hoại khối đoàn k

File đính kèm:

  • doclich su 6.doc
Giáo án liên quan