Giáo án lịch sử 8

1. Mục tiêu.

 a) Về kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

- Nguyên nhân, diễn biến, tính chất, ý nghĩa lịch sử của cách mạng Hà Lan giữa thế kỉ XVI, cách mạng Anh giữa thế kỉ XVII. Những biến đổi về kinh tế xã hội Tây Âu trong các thế kỉ XV – XVII.

- Nắm được các k/n cơ bản trong bài, chủ yếu là khái niệm “Cách mạng tư sản”.

 b) Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS kĩ năng

 - Sử dung bản đồ, tranh, ảnh và độc lập làm việc để giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình học tập trước hết là các câu hỏi, bài tập sgk.

 c) Về thái độ: Thông qua các khái niệm cụ thể bồi dưỡng cho học sinh:

- Nhận thức đúng về vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc cách mạng.

- Nhận thấy rằng CNTB có sự tiến bộ song vẫn là chế độ bóc lột thay cho chế độ phong kiến.

 * Nội dung giáo dục môi trường:

- Nhiều thành thị trở thành trung tâm sản xuất và buôn bán.

- Tình trạng nông dân bị đuổi khỏi ruộng đất, vì địa chủ, quý tộc “rào đất, cướp đất làm đồng cỏ, thuê nhân công nuôi cừu, lấy lông bán làm len”

2. Chuẩn bị của GV và HS:

 a) Chuẩn bị của GV: Bản đồ thế giới và lược đồ Cách mạng tư sản Anh.

 b) Chẩn bị của Hs: Chuẩn bị SGK

3. Tiến trình bài dạy:

 a) Kiểm tra bài cũ: (2 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị của Hs.

 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Chương trình lịch sử lớp 8 bao gồm 2 phần: LS thế giới, lịch sử Việt Nam (có một số tiết lịch sử địa phương) chúng ta sẽ học 52 tiết. Hôm nay,thầy giới thiệu đến các em bài học đầu tiên.

 b) Dạy nội dung bài mới:

 

docx90 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2288 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án lịch sử 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Về kinh tế học, A-đam Xmít và Ri-các-đô (người Anh) đã xây dựng học thuyết chính trị - kinh tế học tư sản.
- Về tư tưởng, xuất hiện chủ nghĩa xã hội không tưởng, gắn liền với tên tuổi của Xanh Xi-mông, Phu-ri-ê và Ô-oen.
- Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học (năm 1848) do Mác và Ăng-ghen sáng lập, được coi là cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người.
 c) Củng cố, luyện tập: (2 phút)
 Theo câu hỏi đã củng cố từng phần; lập bảng thống kê những thành tựu chủ yếu về khoa học - kĩ thuât cuối thế XVIII đầu thế kỉ XIX. 
Những thành tựu về kĩ thuật
Những phát minh về khoa học
Ngành kĩ thuật
Ứng dụng
Thời gian phát minh
Lĩnh vực
Phát minh khoa học
Thời gian phát minh
Ý nghĩa
Công nghiệp
Toán
Giao thông vân tải
Vật lí
Nông nghiệp
Hóa học
Quân sự
Khoa học XH
 d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1 phút)
 - Học bài cũ.
 - Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ? 
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 05/10/2013
 Ngày dạy: 07/10/2013
 Dạy lớp: 8A4
 Ngày dạy: 10/10/2013
 Dạy lớp: 8A1
 Ngày dạy: 
 Dạy lớp: 
Chương III: CHÂU Á THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX
Tiết 15 Bài 9 ẤN ĐỘ THẾ KỶ XVIII - ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Mục tiêu.
 a) Kiến thức: - Biết được những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị -xã hội Ấn Độ nửa sau thế kỉ XIX, nguyên nhân của tình hình đó.
 - Hiểu rõ những vấn đề chủ yếu trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ từ giữa thế kỉm XIX đến đầu thế kỉ XX.
 b) Kĩ năng:Biết sử dụng bản đồ tranh ảnh, làm quen và phân biệt các khái niệm “Cấp tiến”, “Ôn hoà”. Đánh giá vai trò của giai cấp tư sản Ấn Độ.
 c) Thái độ:Bồi dưỡng giáo dục lòng căm thù đối với sự thống trị dã man, tàn bạo của thực dân Anh. Biểu lộ sự cảm thông và lòng khâm phục cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa đế quốc.
 * Nội dung giáo dục môi trường: 
 - Sự xâm lược của TD Anh đối với Ấn Độ đã gây hậu quả cho con người , môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
2. Chuẩn bị của Gv và Hs: 
 a) Chuẩn bị của Gv:Bản đồ phong trào cách mạng Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Tranh ảnh, tư liệu về đất nước Ấn Độ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.
 b) Chẩn bị của Hs: Sưu tầm tài liệu về nội dung bài học. 
3. Tiến trình bài dạy:
 a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
 * Câu hỏi: Nêu các thành tựu nổi bật về kĩ thuật?
 * Đáp án:
 + Cuộc CM công nghiệp bắt đầu ở Anh, sau đó là Pháp, Đức, Mĩ,... 
 + Việc phát minh ra máy hơi nước đã phát triển ngành giao thông vận tải đường thủy và đường sắt ra đời. 
 + Năm 1814, thợ máy người Anh là Xti-phen-xơn đã chế tạo thành công xe lửa chạy trên đường sắt ....
 + Máy điện tín được phát minh ở Mĩ, tiêu biểu là Moóc-xơ (Mĩ) thế kỉ XIX.
 + Trong nông nghiệp, những tiến bộ về kĩ thuật và phương pháp canh tác.
 + Trong lĩnh vực quân sự, nhiều nước đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí hiện đại phục vụ cho chiến tranh.
 Đặt vấn đề vào bài mới: (1 phút) Tại sao chủ nghĩa thực dân phương tây tiến hành xâm lược châu á.Anh xâm lược nước nào? Phong trào ở nước đó như thế nào chúng ta đi tìm hiểu qua bài học hôm nay
 b) Dạy nội dung bài mới:
Hoạt động của Gv & Hs
Nội dung ghi bảng
Gv
?
Hs
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
Gv
Hs
Gv
?
Hs
?
?
?
?
?
?
Hs
Gv
?
Hs
Gv
?
Hs
Sử dụng bản đồ Ấn Độ để giới thiệu sơ lược vài nét về điều kiện tự nhiên và lịch sử của Ấn Độ
Những sự kiện nào chứng tỏ thực dân Anh đã xâm lược Ấn Độ?
Dựa vào kiến thức sgk trả lời
Thế kỷ XVI, thực dân phương Tây đã bắt đầu dòm ngó sang châu Á
Thực dân Anh dùng những chính sách gì để thống trị Ấn Độ?
Dựa vào kiến thức sgk trả lời : Năm 1829, đặt ách cai trị ở Ấn Độ.
Chính trị: Chia rẽ tôn giáo, dân tộc, “Ngu dân”…
Kinh tế: Bóc lột, kìm hãm nền kinh tế.
Yêu cầu HS theo dõi bảng thống kê. Qua bảng thống kê trên em có nhận xét gì về chính sách thống trị của thực dân Anh và hậu quả của nó đối với Ấn Độ?
Nhận xét chính sách thống trị và bóc lột hết sức nặng nề, số người chết đói ngày càng nhiều chỉ 15 năm từ 1875- 1890 đã có 15 triệu người chết đói
Anh bóc lột gây ra hậu quả nặng nề cho nhân dân Ấn Độ → Quần chúng nhân dân bị bần cùng hoá nông dân mất đất, thủ công suy sụp, nền văn hoá bị huỷ hoại → nhân dân Ấn Độ mâu thuẫn sâu sắc với thực dân Anh
Em thử tìm hiểu và cho biết chính sách thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ có giống với chính sách thống trị của Pháp ở Việt Nam?
Thảo luận xong → cử đại diện trả lời → nhóm khác nhận xét (nếu nhóm nào trả lời xuất sắc cho điểm cho cả nhóm).
Chính sách cai trị giống nhau và rất thâm độc.
+ Ấn Độ: Chia làm 2 nước, kìm hãm nền kinh tế
+ Việt Nam: Thực dân Pháp chia đất nước làm 3 miền. Chế độ chính trị khác nhau vơ vét bóc lột kìm hãm nền kinh tế thuộc địa.
Kết luận: Cả Anh và Pháp đều dùng chính sách thực dân kiểu cũ để cai trị và bóc lột các nước thuộc địa. Sự xâm lược tàn bạo và thống trị của bọn thực dân đã dẫn đến cuộc đ/t quyết liệt của nhân dân thuộc địa chống lại chúng
Phong trào k/n chống thực dân Anh đã nổ ra ntn? Tiêu biểu?
Nổ ra mạnh mẽ, liên tiếp: Tiêu biểu là k/n Xi-pay (1857- 1859).
Đảng Quốc Đại được thành lập vào thời gian nào? Ý nghĩa?
Trong quá trình hoạt động, đảng Quốc Đại có sự thay đổi như thế nào?
Thực dân Anh đã làm gì để tăng cường ách thống trị ở Ấn Độ?
Sau vụ án Ti-lắc, phong trào đấu tranh diễn ra như thế nào?
Tường thuật diễn biến cuộc đấu tranh của công nhân Bom-bay?
Tại sao đấu tranh mạnh mẽ nhưng tất cả các phong trào trong giai đoạn này đều bị thất bại?
Dựa vào sgk trả lời
Khẳng định: 
Sự phân hoá của Đảng Quốc đại chứng tỏ điều gì?
Thể hiện sự phản bội của g/c tư sản đối với nhân dân
Đây là t/c hai mặt của g/c tư sản
Ý nghĩa và tác dụng của phong trào?
Dựa vào kiến thức sgk trả lời
+ Phong trào yêu nước không hề bị dập tắt
+ Đặt cơ sở cho thắng lợi sau này
I. Sự xâm lược và chính sách thống trị của Anh: (16 phút) 
1. Quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ:
- Đến giữa thế kỉ XIX, thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm lược và áp đặt ách thống trị đối với Ấn Độ.
- Ấn Độ trở thành thuộc địa quan trọng nhất của thực dân Anh, phải cung cấp ngày càng nhiều lương thực, nguyên liệu cho chính quốc.
2. Chính sách cai trị của thực dân Anh đối với Ấn Độ:
- Về chính trị, thực dân Anh trực tiếp cai trị Ấn Độ.
- Thực hiện nhiều chính sách để củng cố ách thống trị của mình như “chia để trị”, khoét sâu sự cách biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội.	
II. Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Ấn Độ: (20 phút)
 1. Khởi nghĩa Xi-pay.
+ Nguyên nhân; 
- Do chính sách thống trị hà khắc của thực dân Anh, nhất là chính sách “chia để trị”, tìm cách khơi sâu sự khác biệt về chủng tộc, tôn giáo và đẳng cấp trong xã hội đã dẫn đến mâu thuẫn sâu sắc giữa nhân dân Ấn Độ với thực dân Anh.
- Duyên cớ trực tiếp của cuộc khởi nghĩa: do binh lính Xi-pay bất mãn trước việc bọn chỉ huy Anh bắt giam những người lính có tư tưởng chống đối.
+ Diễn biiến:
- Ngày 10 - 5 - 1857, hàng vạn lính Xi-pay đã nổi dậy khởi nghĩa vũ trang chống thực dân Anh. 
- Cuộc khởi nghĩa đã nhận được sự hưởng ứng của đông đảo nông dân, nhanh chóng lan ra khắp miền Bắc và một phần miền Trung Ấn Độ.
- Cuộc khởi nghĩa duy trì khoảng 2 năm (1857 - 1859) thì bị thực dân Anh đàn áp đẫm máu.
+ Ý nghĩa: 
- Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cho tinh thần đấu tranh bất khuất của nhân dân Ấn Độ chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc. Thúc đẩy phong trào đấu tranh chống thực dân Anh giành độc lập.
2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Anh cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX.
+ Từ giữa thế kỉ XIX, phong trào đấu tranh của nông dân, công nhân đã thức tỉnh ý thức dân tộc của giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức Ấn Độ.
+ Cuối năm 1885, Đảng Quốc đại - chính đảng đầu tiên của giai cấp tư sản Ấn Độ được thành lập, đánh dấu một giai đoạn mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp tư sản Ấn Độ bước lên vũ đài chính trị.
+ Trong quá trình hoạt động, Đảng Quốc đại bị phân hóa thành hai phái, phái “ôn hòa” chủ trương thỏa hiệp, chỉ yêu cầu Chính phủ Anh tiến hành cải cách, phái “cấp tiến” do Ti-lắc cầm đầu thì kiên quyết chống thực dân Anh.
+ Tháng 7 - 1905, chính quyền thực dân Anh thi hành chính sách chia đôi xứ Ben-gan: miền Đông của người theo đạo Hồi, miền Tây của người theo đạo Ấn. Hành động này như lửa đổ thêm dầu, khiến nhân dân Ấn Độ càng căm phẫn. Nhiều cuộc biểu tình đã nổ ra rầm rộ. 
+ Tháng 6 - 1908, thực dân Anh bắt giam Ti-lắc và kết án ông 6 năm tù. Vụ án Ti-lắc đã thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh mới.
+ Tháng 7 - 1908, công nhân Bom-bay tổ chức nhiều cuộc bãi công chính trị, lập các đơn vị chiến đấu, xây dựng chiến lũy để chống quân Anh. Thực dân Anh đàn áp rất dã man. 
- Các phong trào tuy thất bại nhưng đã đặt cơ sở cho các thắng lợi sau này của nhân dân Ấn Độ.
 c) Củng cố, luyện tập: (2 phút
 Củng cố từng phần. Chú ý: Nêu hậu quả của sự thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ? (Dựa vào bảng thống kê sgk)
 Trình bày nguyên nhân thất bại và ý nghĩa của phong trào đ/t chống thực dân Anh của nhân dân Ấn Độ?
 d) Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà: (1phút)
 - Học theo câu hỏi đã củng cố.
 - HS học bài cũ và đọc trước bài mới bài Trung Quốc 
 - Tôn Trung Sơn là người ntn? 
*Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: 10/10/2013
 Ngày dạy: 12/10/2013
 Dạy lớp: 8A1,8A4
 Ngày dạy: 
 Dạy lớp: 
Tiết 16 - Bài 10 TRUNG QUỐC CUỐI THẾ KỶ XIX ĐẦU THẾ KỶ XX
1. Mục tiêu.
 a) Kiến thức:Giúp học sinh nắm được: 
 - Nhận biết được những nét chính về quá trinh phân chia, xâu xé Trung Quốc của các nước đế quốc từ giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
 - Nhận biết được những nét chính: tên phong trào, thời gian, người lãnh đạo, kết quả và ý nghĩa. 
- Biết về Tôn Trung Sơn, học thuyết Tam dân; trình bày được nguyên nhân, diễn biến, ý nghĩa của Cách mạng Tân hợi.
 b) Kĩ năng:Nhận xét đánh giá trách nhiệm của triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc rơi vào tay đế quốc. Biết đọc và sử dụng bản đồ Trung Quốc k/n Nghĩa Hoà Đoàn và cách mạng Tân Hợi. 
c) Thái độ: Thái độ phê phán triều đình phong kiến Mãn Thanh trong việc để Trung Quốc trở thành “miếng mồi” cho các nước đế quốc xâu xé. Thông cảm và

File đính kèm:

  • docxGIÁO ÁN LỊCH SỬ 8.docx
Giáo án liên quan