Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 8, Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta - Nguyễn Văn Nguyên

A- MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1- Kiến thức:

- Trên đất nước ta từ xã xưa đã có con người sinh sống.

- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó dần chuyển Người tối cổ thành Người tinh khôn.

- Thông qua quan sát các công cụ, giúp học sinh phân biệt và hiểu được các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.

2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:

Bồi dưỡng cho HS ý thức về:

- Lịch sử lâu đời của đất nước ta.

- Về lao động xây dựng xã hội.

3- Kĩ năng:

Rèn luyện cách quan sát, nhận xét và bước đầu biết so sánh.

B- THIẾT BỊ, ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC:

- Lược đồ Việt Nam Phóng to (H24)

- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.

- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.

- Tư liệu Lịch sử 6.

- Bài tập Lịch sử 6.

 

doc3 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1546 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 8, Bài 8: Thời nguyên thủy trên đất nước ta - Nguyễn Văn Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần hai
Lịch sử việt nam
=========================== –&— ===========================
Tuần: 8
Ngày soạn: 10 / 10 / 2010
Tiết: 8
Ngày dạy: 13 / 10 / 2010
Chương I
Buổi đầu lịch sử ở nước ta 
Bài: 8
Thời nguyên thuỷ trên đất nước ta
a- mục tiêu bài học:
1- Kiến thức:
- Trên đất nước ta từ xã xưa đã có con người sinh sống.
- Trải qua hàng chục vạn năm, những con người đó dần chuyển Người tối cổ thành Người tinh khôn.
- Thông qua quan sát các công cụ, giúp học sinh phân biệt và hiểu được các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ trên đất nước ta.
2- Tư tưởng, tình cảm, thái độ:
Bồi dưỡng cho HS ý thức về:
- Lịch sử lâu đời của đất nước ta.
- Về lao động xây dựng xã hội.
3- Kĩ năng:
Rèn luyện cách quan sát, nhận xét và bước đầu biết so sánh.
b- Thiết bị, đồ dùng và tài liệu dạy học:
- Lược đồ Việt Nam Phóng to (H24)
- Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong SGK Lịch sử THCS.
- Tập bản đồ, tranh ảnh, bài tập Lịch sử 6.
- Tư liệu Lịch sử 6.
- Bài tập Lịch sử 6.
c- Tiến trình tổ chức dạy và học:
*- ổn định và tổ chức:
*- Kiểm tra bài cũ:
-? Hãy kể tên các quốc gia thời cổ đại?
-? Điểm qua các thành tựu văn hoá thời cổ đại?
*- Giới thiệu bài mới:
- Hoạt động 1:Giới thiệu bài:
+. Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho học sinh.
Cũng như một số những trên thế giới, nước ta cũng có 1 lịch sử lâu đời, cũng trải qua các thời kỳ của xã hội nguyên thuỷ và xã hội cổ đại. Tiết học sẽ giúp các em nắm được những chính ở giai đoạn đầu của lịch sử dân tộc ta.
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
-Hoạt động 2: (10’)
+. Mục tiêu: HS nắm được những dấu tích của người tối cổ, những địa điểm và thời gian xuất hiện.
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
GV: Thời xa xưa, nước ta là một vùng rừng núi rậm rạp với nhiều hang động, mái đá, nhiều sông suối, có vùng ven biển dài.
Năm1960-1965, các nhà khảo cổ lần lượt phát hiện được hàng loạt các di tích của Người tối cổ.
-? Em có thể nhắc lại, Người tối cổ là người như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H18- H19 (SGK-tr22).
-? Nêu nội dung hình ảnh?
- Gọi HS đọc đoạn 3 (SGK tr23)
- GV dùng bản đồ VN chỉ các địa danh phát hiện di tích của Người tối cổ.
-? Nhận xét của em về địa điểm sinh sống của Người tối cổ?
- HS quan sát H18- H19 (SGK-tr22).
- HS đọc chú thích H18- H19
- Dấu tích của người tối cổ ở VN tìm thấy là những chiếc răng và những mảnh đá được ghè mỏng có hình thù rõ ràng. Có liên đại cách ngày nay 40 – 30 van năm.
- HS đọc đoạn 3 (SGK tr23)
- Các hang Thẩm Khuyên , Thẩm Hai (Lạng sơn) , Núi Đọ (Thanh Hoá) , Xuân Lộc (Đồng Nai) -> Người tối cổ sinh sống ở khắp mọi nơi trên đất nước ta.
-Hoạt động 3: 
+. Mục tiêu: HS nắm được giai đoạn đầu Người tinh khôn sống như thế nào
2. ở giai đoạn đầu Người tinh khôn sống như thế nào?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- GV dùng bản đồ VN trình bày:
trải qua hàng chục vạn năm lao động, địa bàn sinh sống của Người tối cổ được mở rộng: Thẩm ồm( Nghệ An), Hang Hùm( Yên Bái), Thung Lang (Ninh Bình), Kéo Lèng (LSơn).
Họ dần cải tiến việc chế tác công cụ đá, làm tăng thêm nguồn thức ăn.
- GV yêu cầu HS đọc đoạn 2 SGK.
- GV liệt kê sẵn các ý lên bảng: (Thời gian, địa điểm, công cụ)
-? Hãy quan sát H19, H20 và so sánh về công cụ lao động?
- Học sinh nghe, quan sát và trả lời.
- Thời gian: 3 - 2 vạn năm trước đây Người tối cổ dần trở thành Người tinh khôn.
- Địa điểm: Thái Nguyên, Phú Thọ, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An. Lạng Sơn ,Quảng Ninh.
- Công cụ lao động:Vẫn là đá đẽo thô sơ, nhưng có hình thù rõ ràng hơn.
- HS đọc đoạn 2 SGK.
- So sánh.
-Hoạt động 4:
+. Mục tiêu: HS nắm được những Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn.
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới?
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
- GV yêu cầu HS quan sát H21; 22; 23.
-? Hãy so sánh H21; 22; 23 với hình 20?
-? Công cụ của Người tinh khôn ở giai đoạn phát triển có tiến bộ gì so với giai đoạn đầu?
-? Công cụ sản xuất cải tiến có tác động như thế nào đến đời sống, sản xuất?
- ? Hãy liệt kê các địa danh mà tại đó, đã tìm thấy dấu vết sinh sống của Người tinh khôn?
- GV chỉ trên bản đồ 2 địa danh Bắc Sơn, Quỳnh Văn và trình bày: Tại đây người ta còn tìm thấy đồ gốm và lưỡi cuốc đá.
-? ở giai đoạn này, cuộc sống có điểm gì mới so với giai đoạn đầu của Người tinh khôn?
- GV: Trên đất nước ta, từ xa xưa đã có con người sinh sống.
- HS quan sát H21; 22; 23
- công cụ được cải tiến với việc dùng nhiều chủng loại đá, biết mài cho sắc, hình dáng phù hợp hơn với sản xuất.
-> Sản xuất thuận lợi, năng suất cao hơn, đời sống được cải thiện.
- HS quan sát chỉ trên bản đồ VN.
- Chỗ ở lâu dài, xuất hiện nhiều loại hình công cụ mới đặc biệt là gốm.
* Củng cố bài học:
- Yêu cầu HS dùng SGK đánh dấu trên bản đồ nơi tìm thấy dấu tích của Người tinh khôn ở cả hai giai đoạn.
- Sử dụng phiếu học tập:Lập bảng thống kê các giai đoạn PT của người nguyên thuỷ trên đát nước ta.
Các giai đoạn
Thời gian
Địa điểm
Công cụ lao động
Người tối cổ
Người tinh khôn
* Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc thời gian, địa điểm của người nguyên thuỷ trên đất nước ta
- Đọc và chuẩn bị bài 9, chú ý câu hỏi 2 SGK- tr 29

File đính kèm:

  • docTiet 8.doc
Giáo án liên quan