Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) - Ngô Thị Tường Vy

I- MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc đối với đất nước ta, chính sách cai trị bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo là muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.

- Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.

2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần không ngừng đấu tranh của nhân dân để thoát khỏi tai họa đó.

3. Rèn luyện kỹ năng:- Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.

- Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.

II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC

GV: Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I → III, tài liệu SGV.

HS: bảng nhóm, vở soạn, vở bài tập.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1537 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 21, Bài 19: Từ sau Trưng Vương đến trước Lý Nam Đế (Giữa thế kỷ I đến giữa thế kỷ VI) - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 22
Tiết: 21
Bài 19: TỪ SAU TRƯNG VƯƠNG ĐẾN TRƯỚC LÝ NAM ĐẾ (GIỮA TK I ĐẾN GIỮA TK VI)
S: 10/01/2013
G: /01/2013
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu: 
- Chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đã thi hành nhiều biện pháp hiểm độc đối với đất nước ta, chính sách cai trị bóc lột nhân dân ta rất tàn bạo là muốn xóa bỏ sự tồn tại của dân tộc ta.
- Sự phát triển nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
2. Tư tưởng: Giáo dục học sinh tinh thần không ngừng đấu tranh của nhân dân để thoát khỏi tai họa đó.
3. Rèn luyện kỹ năng:- Biết phân tích đánh giá những thủ đoạn cai trị của phong kiến phương Bắc thời Bắc thuộc.
- Biết tìm nguyên nhân vì sao dân ta không ngừng đấu tranh chống áp bức của phong kiến phương Bắc.
II- ĐỒ DÙNG VÀ TÀI LIỆU DẠY HỌC
GV: Lược đồ Âu Lạc thế kỉ I → III, tài liệu SGV.
HS: bảng nhóm, vở soạn, vở bài tập.
III- TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định:
2. Bài cũ: (5 phút) ?Những việc làm của Trưng Vương sau khi thắng lợi? Tường thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến của Trưng Vương trên bản đồ.
3. Bài mới: 
* Giới thiệu: (2 phút) Kháng chiến Trưng Vương thất bại, đất nước ta bị phong kiến phương Bắc cai trị như thế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
HĐ1: (15 phút)
KT: Nhận biết nội dung chủ yếu của các chính sách cai trị của phong kiến phương Bắc đối với nhân dân ta
KN: Phân tích đánh giá, nhận xét.
GV: Lược đồ - Yêu cầu học sinh nêu những vùng đất của châu Giao của nhà Hán trước đây.
HS: Đọc M1 SGK.
GV: TK I, châu Giao (nhà Hán) gồm những vùng đất nào?
GV: Đến TK III, chính sách cai trị của phong kiến Trung Quốc đối với nước ta có gì thay đổi?
 - Giới thiệu thêm tình hình Đông Hán và nhà Ngô.
GV: Theo em, từ sau cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, chính quyền đô hộ có sự thay đổi gì trong chính sách cai trị?
HS: So sánh bộ máy cai trị của châu Giao của nhà Hán trước đây và sau khi kháng chiến Trưng Vương thất bại.
GV: Em có nhận xét gì về sự thay đổi này?
HS: Siết chặt hơn bộ máy cai trị đối với nhân dân ta.
GV: Tại sao nhà Hán đánh nhiều loại thuế, đặc biệt là thuế muối và thuế sắt?
HS: Để bóc lột nhiều hơn, hạn chế sự phát triển kinh tế nước ta và hạn chế sự chống đối của nhân dân (sắt làm công cụ sản xuất và vũ khí).
GV: Em có nhận xét gì chính sách bóc lột của bọn đô hộ?
HS: Bóc lột đàn áp nhân dân ta rất nặng nề.
GV: Chính quyền đô hộ phương Bắc còn thi hành chính sách cai trị nào đối với nhân dân ta? Vì sao chúng muốn đồng hóa nhân dân ta?
HS: Vì muốn biến dân ta thành người Trung Quốc.
HĐ2: (18 phút)
KT: Nhận biết những biểu hiện thay đổi trong tình hình kinh tế nước ta.
KN: Phân tích và nhận biết 
 HS: Đọc SGK.
GV: Vì sao nhà Hán nắm độc quyền về sắt?
HS: Công cụ bằng sắt → kinh tế phát triển, rèn vũ khí để chống lại.
GV: Mặc dù nhà Hán nắm độc quyền về sắt và tại sao nghề rèn sắt vẫn phát triển? Căn cứ vào đâu em khẳng định rằng nghề rèn sắt ở châu Giao phát triển?
HS: Họ phát triển rèn sắt để chế tạo công cụ lao động sản xuất, rèn vũ khí để bảo vệ an ninh quốc gia.
GV: Em cho biết, những chi tiết nào chứng tỏ nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp Giao Châu phát triển?
HS: Thảo luận nhóm và báo cáo.
GV: Sơ kết: Giáo dục tinh thần không ngừng đấu tranh chống đô hộ để phát triển kinh tế. Liên hệ những nghề còn tồn tại ở quê em.
1. Chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc đối với nước ta từ TK I đến TK VI
 - TK III, nhà Ngô tách Châu Giao thành: Quảng Châu và Giao Châu.
 - Nhà Hán trực tiếp cai quản các huyện, huyện lệnh là người Hán
 - Nhân dân phải đóng nhiều thứ thuế, lao dịch và cống nạp nặng nề.
 - Chúng tăng cường đưa đón người Hán sang ở lẫn với người Việt nhằm đồng hóa dân tộc ta.
2. Tình hình kinh tế nước ta từ TK I đến TK VI có gì thay đổi?
 a.Nông nghiệp: Phát triển:
 - Dùng trâu bò để cày bừa. 
 - Có đề phòng lụt.
 - Biết cấy lúa 2 vụ, trồng nhiều loại cây ăn quả với kĩ thuật cao.
 b.Thủ CN:
 - Rèn sắt phát triển, các công cụ như: rìu, mai, cuốc, dao...vũ khí như: kiếm, giáo, mác...
 - Làm gốm, tráng men và vẽ trang trí trên gốm - ngày càng nhiều chủng loại.
 - Nghề dệt phát triển.
 c.Thương nghiệp:
 - Xuất hiện các chợ làng, chợ lớn như Luy Lâu, Long Biên để trao đổi hàng hóa.
 - Một số thương nhân Trung Quốc, Ấn Độ, Giava đến buôn bán, chính quyền đô hộ nắm độc quyền ngoại thương. 
4. Củng cố: (3 phút)
	 	Câu 1 SGK/54, BT 3,4/48, VBT lịch sử NXB GD.
5. Dặn dò: (2 phút)
	- Học kĩ câu hỏi SGK và làm BT ở vở BT lịch sử.
	- Xem trước bài 20 tìm hiểu theo câu hỏi SGK.
6. RKN:.

File đính kèm:

  • doctuan 22 t21.doc