Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 25, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542-602) (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Liêm

I – MỤC TIÊU :

1. Kiến thức:

- Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc (triều đại nhà Lương và sau đó là nhà Tuỳ) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hòng lập lại chế độ đô hộ như cũ .

- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải quahai thời kỳ: thời kỳ do Lý Bí lãnh đạo và thời kỳ do Triệu Quang Phục lãnh đạo.

- Đến thời Hậu Lý Nam Đế, nhà Tuỳ phải huy động một lực lượng lớn sang xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhà Lý thất bại – nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của phong kiến phươngBắc.

2. Về tư tưởng :

- Học tập tinh thần chiến đấu chống quân ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta.Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.

3. Về kỹ năng:

- Sử dụng ký hiệu trên bản đồ câm để diễn tả trận đánh.

- Rèn luyện kỹ năng phân tích và kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.

II. PHƯƠNG TIỆN:

-GV: Lược đồ treo tường “Khởi nghĩa Lý Bí”

-HS: Chuẩn bị sẵn các ký hiệu để diễn tả diễn biến chính của cuộc kháng chiến.

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 25, Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí - Nước Vạn Xuân (542-602) (Tiếp theo) - Nguyễn Văn Liêm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Thị Trấn GV: Nguyễn Văn Liêm
Tuần 25 Tiết ppct 25 Ngày soạn : 15/ 01/ 10
Lớp: Khối 6 Ngày dạy :........................
Bài 22: KHỞI NGHĨA LÝ BÍ – NƯỚC VẠN XUÂN (542 – 602) (tt)
I – MỤC TIÊU :
1. Kiến thức:
- Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, thế lực phong kiến Trung Quốc (triều đại nhà Lương và sau đó là nhà Tuỳ) đã huy động lực lượng lớn sang xâm lược nước ta hòng lập lại chế độ đô hộ như cũ .
- Cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống quân Lương trải quahai thời kỳ: thời kỳ do Lý Bí lãnh đạo và thời kỳ do Triệu Quang Phục lãnh đạo. 
- Đến thời Hậu Lý Nam Đế, nhà Tuỳ phải huy động một lực lượng lớn sang xâm lược. Cuộc kháng chiến của nhà Lý thất bại – nước Vạn Xuân lại rơi vào ách thống trị của phong kiến phươngBắc.
2. Về tư tưởng :
- Học tập tinh thần chiến đấu chống quân ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc của ông cha ta.Giáo dục ý chí kiên cường, bất khuất của dân tộc.
3. Về kỹ năng:
- Sử dụng ký hiệu trên bản đồ câm để diễn tả trận đánh.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích và kỹ năng đọc bản đồ lịch sử.
II. PHƯƠNG TIỆNØ:
-GV: Lược đồ treo tường “Khởi nghĩa Lý Bí”
-HS: Chuẩn bị sẵn các ký hiệu để diễn tả diễn biến chính của cuộc kháng chiến.
III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
Kiến thức cần đạt
1/ Oån định lớp
2/ Kiểm tra bài cũ
-Nhà Lương siết chặt ách đô hộ đối với nước ta như thế nào ?
-Em hãy trình bày diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lý Bí ?
- Lý Bí đã làm gì sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa ?
3/ Giảng bài mới:
a/ Giới thiệu bài: Mùa xuân năm 544, cuộc khởi nghĩa Lý Bí đã thành công. Lý Bí đã lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân . Nhưng tháng 5 năm 545, phong kiến phương Bắc, lúc này là triều đại nhà Lương và sau đó là nhà Tuỳ, đã mang quân sang xâm lược trở lại nước. 
-HS ổn định
-HS trả bài
-HS lắng nghe
 Hoạt động 1:Chống quân Lương xâm lược.
*Hoạt động 1:
-GV: dùng bản đồ treo tường để tường thuật, mô tả những diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa.
F Khi cuộc khởi nghĩa Lý Bí bùng nổ, nhà Lương đã đối phó như thế nào ?
F Tại sao tháng 5-545, nhà Lương lại phái quân sang xâm lược nước ta lần ba ?
F Nhà Lương đã cử tướng nào sang xâm lược nước ?
F Lý Nam Đế đã đối phó như thế nào ?
F Những chi tiết nào nói lên tinh thần chiến đấu dũng cảm của nhân dân ta ?
F Vì sao thành vỡ ?
F Vì sao quân ta phải rút lui nhiều lần ?
F Vì sao Lý Nam Đế lại chọn hồ Điển Triệt để đóng quân ?
F Sau khi bị đánh úp, Lý Nam Đế rút lui về đâu ?
F Theo em, sự thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự thất bại của nước Vạn Xuân không? Tại sao ?
-HS lắng nghe
-TL:Nhà Lương đã hai lần kéo quân sang đàn áp, nhưng đều thất bại.
-TL:Vì bọn phong kiến Trung Quốc muốn vĩnh viễn xoá bỏ đất nước ta, dân tộc ta để có thể vơ vét, bóc lột dân ta ngày càng nhiều hơn. 
-TL:Trần Bá Tiên chỉ huy quân, chia hai đường thuỷ bộ tiến vào nước ta:
 + Đường thuỷ: sông Bạch Đằng tiến vào đất liền.
 + Đường bộ: phía Đông Bắc nước ta.
-TL:Đem quân chống cự nhưng không nổi->lui về thành Tô Lịch, thành bị vỡ->giữ thành Gia Ninh. Năm 546, thành Gia Ninh mất->Phú Thọ->Hồ Điển Triệt.
-TL:Giữ từng tấc đất, thành vỡ, tướng tử trận, nghĩa quân vẫn tiếp tục chiến đấu.
-Thành bằng đất và tre.
-Vì thế giặc rất mạnh.
-Rút về động Khuất Lão, Lý Thiên Bảo, Lý Phật Tử đem một cánh quân về Thanh Hoá
-Không phải, vì cuộc chiến đấu của nhân dân ta còn tiếp diễn dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục. 
1.Chống quân Lương xâm lược.
-Tháng 5 năm 545, Trần Bá Tiên chỉ huy quân Lương tiến vào nước ta theo hai đường thuỷ, bộ.
-Lý Nam Đế đem quân chặn đánh địch ở nhiều nơi, sau đó rút về Tô Lịch (Hà Nội), Gia Ninh (Việt Trì) và núi rừng Phú Thọ.
-Sau khi khôi phục lực lượng, Lý Nam Đế đem quân ra đống ở hồ Điển Triệt.
-Bị quân Lương đánh úp, ông lui quân về động Khuất Lão. Năm 548, Lý Nam Đế mất.
 Hoạt động 2: Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
*Hoạt động 2:
-GV giới thiệu sơ lược về tiểu sử Triệu Quang Phục.
F Vì sao Lý Nam Đế trao quyền cho Triệu Quang Phục ?
F Vì sao Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ ?
F Em nào có nhận xét về ưu điểm của căn cứ Dạ Trạch? 
F Thế nào là đánh du kích ?
F Vì sao Triệu Quang Phục lại chọn cách đánh này ?
F Kế quả như thế nào ?
F Cuộc chiến đấu ở đầm Dạ Trạch có tác dụng như thế nào ?
F Cho biết nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chông quân Lương do Triệu Quang Phục lãnh đạo ?
-TL:Là tướng trẻ, có tài, có khả năng huy động được sức mạnh của nhân dân.
-TL:Lúc này địch còn mạnh, ta phải đánh lâu dàià Dạ Trạch có đủ điều kiện cho nghĩa quân ẩn náu, xây dựng và phát triển đội ngũ.
-Đầm lầy, rộng mênh mông, lau sậy um tùm, thuận lợi cho cách đánh du kích.
-Ít người, đánh bất ngờ, nhạy bén, linh hoạt trong mọi tình huống.
-Lực lượng ta ít hơn lực lượng của địch.
-Năm 550, Trần Bá Triên rút quân về nước.
-Làm tiêu hao lực lượng địch, lực lượng nghĩa quân ngày càng lớn mạnh.
-Được nhân dân ủng hộ, biết tận dụng ưu thế của căn cứ Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích và xây dựng lực lượng, quân Lương chán nản, luôn bị động trong chiến đấu.
2.Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào ?
-Sau thất bại, Lý Nam Đế trao quyền cho Triệu Quang Phục.
-Trước thế mạnh của giặc, Triệu Quang Phục cho lui quân về Dạ Trạch (Hưng Yên)
-Oâng dùng chiến thuật du kích để đánh quân Lương.
-Năm 550, Triệu Quang Phục phản công đánh tan quân Lương à cuộc kháng chiến kết thúc thắng lợi.
 Hoạt động 3: Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
- Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục đa õlàm gì 
F Vì sao nhà Tuỳ lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu ? Vì sao Lý Phật Tử không sang ?
F Quân Tuỳ lấy cớ gì để xâm lược nước ta ?
F Vì sao Lý Phật Tử thất bại nhanh chóng ?
F Cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tuỳ đã nói lên điều gì ?
C. Kết luận toàn bài: Cuộc khởi nghĩa Lý Bí là sự tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh giành độc lập của nhân dân ta và sự tồn tại độc lập của nước Vạn Xuân trong hơn một nữa thế kỷ đã khẳng định quyền làm chủ đất nước của nhân dân ta, phát huy được truyền thống yêu nước bất khuất của tổ tiên mà tiêu biểu là cách đánh giặc mưu trí của Triệu Quang Phục.
-TL:Lên ngôi vua, xưng là Triệu Việt Vương, tổ chức lại chính quyền.
-Đòi sang chầu để tỏ ý hàng phục nhà Lương.
-Bắt ông rồi lập lại chế độ cai trị như trước à Lý Phật Tử biết rõ âm mưu này nên không đi.
-Lực lượng còn yếu, lại cố thủ và không được sự ủng hộ của nhân dân.
-Bọn phong kiến phương Bắc không chịu từ bỏ ý đồ thôn tính vĩnh viễn nước ta.
3.Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
-Sau khi đánh bại quân Lương, Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.
-20 năm sau, Lý Phật Tử cướp ngôi, xưng là hậu Lý Nam Đế. 
-Năm 603, quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt. à Đất nước ta bị nhà Tuỳ đô hộ.
Kiến thức cần đạt
4. Củng cố:
- Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược đã diễn ra như thế nào ?
- Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào ?
- Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào ?
5. Dặn dò :
- Học bài, làm bài tập trong sách thực hành.
- Xem trước bài “Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII – IX”.
-HS lắng nghe và trả lời câu hỏi
-HS về nhà chuẩn bị

File đính kèm:

  • docBài 22.doc