Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ I - Dương Đức Triệu

A. MỤC TIÊU:

 1. Về kiến thức:

 - Giúp cho HS hiểu lịch sử là một môn học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là rất cần thiết .

 2. Về thái độ:

 - Bước đầu bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

 3. Về kĩ năng:

 - Bước đầu giúp HS có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

 - Thầy: Nghiên cứu bài, tìm những ví dụ thực tế của lịch sử địa phương.

 - Trò: Đọc trước bài học.

C. PHƯƠNG PHÁP:

 - Đàm thoại, thuyết trình, giới thiệu, quan sát kênh hình và thảo luận nhóm.

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 - Kiểm tra sỹ số: - 6A: - 6B:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

 

doc65 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Học kỳ I - Dương Đức Triệu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệm 10 năm phát triển DL, Hội tụ xanh – triển lãm gốm N.Thuận (Bàu Trúc-Ninh Phước) B.Thuận (Bắc Bình). GV cho HS làm BTTN trong phiếu HT.
* Tóm lại, trên đất nước ta, từ xa xưa đã có con người sinh sống. Quá trình tồn tại liên tục hàng chục vạn năm của người nguyên thuỷ đã đánh dấu bước mở đầu của LS nước ta. Qua bài học hôm nay chúng ta đã hiểu được nguồn gốc của con người, hiểu được các giai đoạn PT của con người ® hiểu quá khứ, sóng trong hiện tại và tương lai tốt đẹp hơn câu nói của Bác Hồ: “Dân ta phải biết sử ta, Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. 
1. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
- Lạng Sơn: Tìm thấy răng của người tối cổ, cách đây 40 - 30 vạn năm.
- Thanh Hoá, Đồng Nai: phát hiện nhiều công cụ đá, ghè đẽo thô sơ
® Người tối cổ sinh sống trên khắp đất nước ta.
2. Ở giai đoạn đầu, Người tinh khôn sống như thế nào? 
- Vào khoảng 3 - 2 vạn năm Người tối cổ chuyển thành Người tinh khôn.
- Công cụ chủ yếu là rìu đá được ghè đẽo, hình thù rõ ràng.
3. Giai đoạn phát triển của Người tinh khôn có gì mới ?
- Công cụ đá được mài ở lưỡi cho sắc.
- Biết làm đồ gốm.
- Sống định cư lâu dài.
4. Củng cố 
* BÀI TẬP Ở LỚP: Chọn ý trả lời đúng.
1. Sự phân bố dân cư nguyên thủy trên đất nước ta thời kỳ này:
 	A. Rải rác theo từng vùng. 	B.. Tập trung tại một nơi. 
C. Trên khắp đất nước ta. 	D. Vùng trung du.
2. Người Tối cổ chuyển thành Người Tinh khôn cách đây khoảng:
A. 40 - 30 vạn năm;	B. 3 - 2 vạn năm;	
C. 5 - 6 vạn năm;	D. 10.000 - 4000 năm
3. Nhận xét rìu mài lưỡi tiến bộ hơn rìu ghè đẽo thế nào?
 	A. Hình thù rõ ràng. 	B. Lưỡi rìu sắc hơn. 
C. Có hiệu quả lao động hơn. 	D. Cả 3 ý trên.
4. Các công cụ sau đây, công cụ nào biểu hiện của thời kỳ đồ đá mới thời nguyên thuỷ nước ta:
A. Công cụ bằng đá ghè đẽo thô sơ;	B. Công cụ bằng đá chế tác tinh xảo;
C. Công cụ bằng xương, sừng;	D. Biết làm đồ gốm.
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho nội dung bài sau:
 	- Về nhà học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo, bài 9: “Đời sống của người nguyên thuỷ trên đất nước ta”.
 	a. Những điểm mới trong đời sống vật chất và xã hội của người nguyên thuỷ thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long? 
b. Những điểm mới trong đời sống tinh thần của người nguyên thuỷ là gì?
* TƯ LIỆU THAM KHẢO:
 Các bộ lạc Sơn Vi dùng đà cuội để chế tác công cụ. Họ thường ghè đẽo ở rìa cạnh hòn cuội để tạo nên những công cụ chặt, nạo Công cụ đặc trưng của VH Sơn Vi là những hòn cuội được ghè đẽo ở rìa cẩn thận, có nhiều loại hình ổn định
 Công cụ đặc trưng của người Hoà Bình là những hòn cuội được ghè đẽo 1 mặt hình đĩa, hình bầu dục. Chủ nhân nền VH Hoà Bình đã tạo nên VH Bắc Sơn từ trong quá trình tiến hoá của họ. Công cụ của cư dân Bắc Sơn cũng làm bằng đá cuội, nhưng tiến bộ hơn. Họ đã biết mài đá, có những bàn mài bằng sa thạch. Ngoài rìu đá cuội, họ còn có công cụ bằng đá khác như bôn, đục, dao, rìu tứ diện, rìu có vai 
 (Theo “Lịch sử Việt Nam” - Tập 1 - NXB giáo dục-HN - 1988).
E. RÚT KINH NGHIỆM:
	- Thời gian: .
	- Nội dung kiến thức: ..
	- Phương pháp giảng dạy: .
	- Hình thức tổ chức lớp học: 
	- Thiết bị dạy học: 
Ngày soạn: 
Ngày giảng: 6A: 6B: 
TUẦN 09
Bài 9 - Tiết 9:
ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI NGUYÊN THUỶ TRÊN ĐẤT NƯỚC TA
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Sự phát triển của việc chế tác công cụ và sản xuất của người nguyên thuỷ.
- Tổ chức xã hội.
- Những nét chính trong cuộc sống tinh thần.
2. Tư tưởng: 
- Thấy rõ vai trò của người lao động trong sự phát triển của XH nguyên thuỷ.
3. Kỹ năng: 
- Phân tích, so sánh.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	- Giảng bình, phân tích, chỉ bản đồ.
C. CHUẨN BỊ:
- GV: Tranh, ảnh công cụ và công cụ phục chế. Hình vẽ của người nguyên thuỷ.
- HS: Sưu tầm tranh ảnh
D. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY VÀ HỌC:
1. Ổn định lớp:
	- Kiểm tra sỹ số:	6A:	6B:
2. Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các giai đoạn phát triển của người nguyên thuỷ ở nước ta: thời gian, địa điểm chính, côngcụ.
3. Giảng bài mới:
	a. Dẫn vào bài:
Chúng ta đã học qua quá trình tồn tại của con người trên đất việt Nam từ khoảng 40 vạn năm đến 4000 năm cách ngày nay. Giờ đây chúng ta đi sâu tìm hiểu cuộc sống của họ, những người nguyên thuỷ ở giai đoạn nói trên, chủ yếu là những người thời Hoà Bình - Bắc Sơn - Hạ Long.
b. Các hoạt động dạy và học:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
 NỘI DUNG CẦN ĐẠT
*) HĐ1: GV hướng dẫn HS xem H. 25/SGK.
? Trong quá trình sinh sống người nguyên thuỷ VN làm gì để nâng cao năng suất LĐ?
HS: Cải tiến công cụ lao động.
? Công cụ chủ yếu làm bằng gì? HS: Bằng đá.
? Những công cụ tiêu biểu của người thời Sơn Vi?
HS: Những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ (đồ đá cũ)
? Đến thời VH Hoà Bình - Bắc Sơn?
HS: Những chiếc rìu bằng đá được mài ở lưỡi, những công cụ bằng xương, bằng sừng. (đồ dá giữa)
Þ Người nguyên thuỷ đã từng bước cải tiến công cụ SX: Dùng hòn cuội ghè đẽo ® công cụ đá ® rìu đá mài ở lưỡi ® dùng xương, sừng làm công cụ ® phát minh ra đồ gốm (đồ đá mới)
? Việc làm đồ gốm có gì khác so với việc làm công cụ bằng đá?
HS: Gốm không phải là nguyên liệu có sẵn như đá dùng đất sét dẻo, nặn thành hình rồi đem nung khô
*) HĐ 2:
? Người Tối cổ sống chủ yếu bằng những thức ăn gì? 
- (Hái lượm, săn bắt)
- Khác với Người Tối cổ, Người Tinh khôn thời Hoà Bình- Bắc Sơn đã phát minh 2 điều quan trọng: Trồng trọt, chăn nuoiâ ® cuộc sống ổn định
? Người nguyên thuỷ HB - BS sống ntn?
HS: Sống thành từng nhóm ở những vùng thuận tiện. Họ sống định cư lâu dài ở 1 nơi.
? Quan hệ XH của người HB - BS thế nào?
HS: Quan hệ XH được hình thành đó là quan hệ huyết thống.Tôn người mẹ lớn nhất lên làm chủ ® Thị tộc mẫu hệ.
? Tại sao người ta lại tôn người mẹ cao tuổi nhất lên làm chủ?
HS: Vai trò của người phụ nữ, người mẹ, nhất là trong xã hội nguyên thuỷ ® Thị tộc mẫu hệ ra đời.
*). HĐ 3:
GV: Cho HS xem H. 26, 27/SGK.
? Ngoài LĐSX người HB - BS còn biết làm gì?
HS: Làm đồ trang sức.
? Đồ trang sức được làm bằng gì? 
HS: Những vỏ ốc, vòng đeo tay bằng đá, chuỗi hạt
? Theo em sự xuất hiện những đồ trang sức của người nguyên thuỷ có ý nghĩa gì?
HS: Cuộc sống vật chất ổn định ® tinh thần phong phú hơn ® quan hệ thị tộc. 
® Giải thích H. 27/SGK: (H. 27/SGK: Đây là 1 bức điêu khắc cổ trên vách đá, khắc 1 con thú và 3 mặt người. Trong tranh chỉ có phần khắc 3 mặt người, 2 mặt nhìn thẳng, 1 mặt nhìn nghiêng, cả 3 mặt đều có sừng. Những hình mặtngười có sừng này cho phép suy đoán rằng người thời đó có tín ngưỡng vật tổ. Vật tổ của họ là 1 loại động vật ăn cỏ, có thể là hươu. NT thể hiện đơn sơ sinh động, thú vị.)
? Theo em việc chôn công cụ LĐ theo người chết nói lên điều gì?
HS: Cuộc sống tinh thần phong phú hơn, người chết cũng phải lao động và có sự phân biệt giàu nghèo
1. Đời sống vật chất:
- Sơn Vi: Công cụ là những chiếc rìu bằng hòn cuội được ghè đẽo thô sơ.
- Công cụ:
- Hoà Bình - Bắc Sơn: 
+ Công cụ là những chiếc rìu bằng đá được mài ở lưỡi, công cụ bằng xương, sừng.
+ Biết làm đồ gốm.
® Năng suất lao động tăng.
- Trồng trọt và chăn nuôi phát triển.
® Cuộc sống ổn định hơn. 
2. Tổ chức xã hội:
- Thời kỳ VH Hoà Bình – Bắc Sơn, người nguyên thuỷ sống thành từng nhóm, thường định cư lâu dài ở 1 nơi ổn định, tôn vinh người mẹ lớn tuổi nhất lên làm chủ. Đó là thời kỳ thị tộc mẫu hệ.
+ Quan hệ nhóm, gốc huyết thống.
+ Thị tộc.
+ Mẹ ® Mẫu hệ.
® Đây là XH có tổ chức đầu tiên
3. Đời sống tinh thần:
- Biết làm đồ trang sức.
- Biết vẽ.
- Biết chôn người chết.
- Biết lao động tạo ra của cải vật chất. 
® Đời sống ổn định.
Þ XH có sự phân hoá giàu nghèo.
4. Củng cố:
- HS làm BT:
? Theo em,việc người xưa chôn công cụ theo người chết có ý nghĩa gì?
A. Vì công cụ SX đã bị hư hỏng. 
B. Người sống không dùng công cụ của người chết.
C. Người xưa quan niệm rằng người chết ở thế giới bên kia vẫn tiếp tục LĐ.
D. Câu A và B đúng. 
1. Tại sao đến thời HB - BS, người nguyên thuỷ mới làm đồ trang sức?
2. Cuộc sống tinh thần thời nguyên thuỷ thể hiện trong quan hệ giữa người sống và người chết như thế nào?
5. Hướng dẫn học sinh học bài ở nhà và chuẩn bị cho nội dung bài sau:
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc và tìm hiểu nội dung bài tiếp theo: “Những chuyển biến trong đời sống kinh tế”.
+ ? Công cụ SX được cải tiến như thế nào? 
+ ? Thuật luyện kim được phát minh như thế nào?
* TƯ LIỆU THAM KHẢO:
 Ở Quỳnh Văn, người ta chôn người chết ở tư thế ngồi xổm, chân co lại, hai tay duỗi hai bên, đầu tựa vào thành huyệt. Ở các vùng thuộc thời HB - BS, người ta cũng chôn người chết ở nơi ở. Điều này thể hiện sự gắn bó không dứt được giữa người sống và người chết. Cũng như ở các vùng này, trong các mộ Quỳnh Văn cũng tìm thấy đồ trang sức và công cụ LĐ.
 (Theo “Lịch Sử Việt Nam” - Tập 1 - NXB ĐH và THCN - Hà No

File đính kèm:

  • docGiao an Su 6HK 1 Chinh sua rat chuan.doc