Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Năm học 2011-2012

I/. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Học sinh thấy rõ vai trò lao động sản xuất và công cụ sản xuất trong quá trình chuyển hoá từ vượn cổ thành người tối cổ, thành người tinh khôn, sự khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ. Sự hình thành các quốc gia đầu tiên.

- Thấy được các phát minh lớn của người nguyên thuỷ: Nghề nông trồng lúa nước, nghề luyện kim.

- Biết được các hình thức tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.

2. Tư tưởng:

- Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên đã để lại cho chúng ta nhiều nền văn minh nguyên thuỷ

3. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát vị trí nơi xuất hiện loài người quan sát tranh ảnh. Biết liên hệ.

II/. CHUẨN BỊ

- Thầy: Bản đồ lịch sử thế giới. Tranh ảnh SGK

- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi SGK

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 3, Bài 3: Xã hội nguyên thủy - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/8/2010
phần lịch sử thế giới
Tiết 3. bài 3. Xã hội nguyên thuỷ
I/. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh thấy rõ vai trò lao động sản xuất và công cụ sản xuất trong quá trình chuyển hoá từ vượn cổ thành người tối cổ, thành người tinh khôn, sự khác nhau giữa người tinh khôn và người tối cổ. Sự hình thành các quốc gia đầu tiên.
- Thấy được các phát minh lớn của người nguyên thuỷ: Nghề nông trồng lúa nước, nghề luyện kim.
- Biết được các hình thức tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
2. Tư tưởng:
- Giáo dục lòng biết ơn đối với tổ tiên đã để lại cho chúng ta nhiều nền văn minh nguyên thuỷ
3. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát vị trí nơi xuất hiện loài người quan sát tranh ảnh. Biết liên hệ.
II/. Chuẩn bị
- Thầy: Bản đồ lịch sử thế giới. Tranh ảnh SGK 
- Trò: Đọc và tìm hiểu, trả lời câu hỏi SGK 
III/. Các hoạt động của thầy và trò
A. Kiểm tra bài cũ	 	
Tại sao phải xác định thời gian? Người xưa đã tính thời gian như thế nào?
B. Bài giảng:	 	
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính
 Hs: Đọc SGk
?. Người tối cổ xuất hiện cách đây khoảng bao nhiêu năm?
?. Cho học sinh quan sát h 5. Em hãy so sánh sự khác biệt giữa người tối cổ với loài vượn?
- Người tối cổ: 
 + Dùng 2 chi trước cầm nắm.
 + 2 chi sau đi đứng.
 + Biết dùng đá làm công cụ.
?. Nêu địa điểm xuất hiện người tối cổ? Lên chỉ trên lược đồ?
?. Họ sống như thế nào?
Học sinh: Quan sát hình 3,4. Giáo viên giới thiệu thêm
 Hs đọc SGK, quan sát hình 5
?. Xem hình 5 em thấy người tinh khôn khác người tối cổ những điểm nào?
GV: Giới thiệu thêm
?. Cuộc sống của người tinh khôn như thế nào? 
?. Nêu điểm tiến bộ của người tinh khôn? 
 Hs: Quan sát.
- Hs: Đọc SGK
?. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã?
?. Công cụ kim loại ra đời có tác dụng ntn?
- Cho học sinh quan sát mẫu vật.
- Gv: Lấy "Một sợi dây"
1. Con người đã xuất hiện như thế nào?
- Cách đây hàng ba bốn triệu năm.
- Địa điểm: Miền đông Châu Phi, đảo Gia Va (In đônêxia), gần Bắc Kinh Trung Quốc).
- Cuộc sống:
 + Theo bầy ở hang động
 + Biết săn bắt hái lượm.
 + Biết làm công cụ.
 + Biết dùng lửa.
2. Người tinh khôn sống như thế nào?
- Cách đây 4 vạn năm người tối cổ à người tinh khôn ở khắp các châu lục.
- Cuộc sống: Theo nhóm, quan hệ gần gũi
 + Biết trồng trọt, chăn nuôi (Thị tộc)
 + Biết làm đồ gốm, đồ trang sức.
3. Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan rã
- Khoảng 4000 năm TCN, con người phát hiện ra kim loại àdùng chế tạo công cụ.
- Kết quả:
 + Diện tích khai hoang được mở rộng, năng suất lao động tăng.
 + Xuất hiện nhiều nghề: Xẻ gỗ, đóng thuyền
 + Sản phẩm ngày một dư thừa.
 + Một số người chiếm đoạt àgiàu có
=> Xã hội nguyên thuỷ tan rã.
C. Luyện tập	
	Bài tập trắc nghiệm
	a. Con người do thượng đế sinh ra?
	b. Con người xuất hiện đầu tiên ở Đông Phi, Đảo Gia va, Bắc Kinh, Việt Nam.
c. Người tối cổ sống theo bầy
d. Người tinh khôn sống săn bắt hái lượm
e. Công cụ kim loại ra đời, xã hội nguyên thuỷ tan rã
5. Dặn dò	
	- Học thuộc bài.
	- Đọc tìm hiểu bài mới
	+ Sự hình thành các Quốc gia Cổ đại Phương Đông
	+ Xã hội Cổ đại Phương Đông..

File đính kèm:

  • docTIET 3 - Xa hoi nguyen thuy.doc