Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 29-32

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- KháI niện danh từ :

+ Nghĩa khái quát của danh từ

+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp , chức vụ ngữ pháp).

- Các loại danh từ

2. Kĩ năng:

- Nhận biết danh từ trong văn bản

- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật

Sử dụng danh từ để đặt câu

3. Thái độ:

- Có ý thức sử dụng danh từ trong văn nói, viết cho đúng.

II. CHUẨN BỊ :

1. GV: bảng phụ ghi ví dụ phần I và II SGK.

2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK

III. TIẾN TRÌNH

1. Kiểm tra :

- Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua như thế nào ? Nhân dân ta gửi gắm quan niệm gì về tài năng qua sự việc Mã Lương trừng trị kẻ ác ?

2. Bài mới:

* Giới thiệu bài : ở tiểu học các em đã được tìm hiểu về danh từ, tiết học hôm nay sẽ giúp các em củng cố thêm kiến thức về từ loại này và tìm hiểu thêm danh từ có những đặc điểm gì, các nhóm của danh từ.

 

doc10 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1417 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Ngữ văn 6 - Tiết 29-32, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tìm hiểu chú thích
GV hướng dẫn đọc:Giọng chậm rãi, bình tĩnh, chú ý phân biệt lời kể với lời một số nhân vật. Giọng đọc cũng phải phù hợp với tình huống truyện: 
GV đọc mẫu một đoạn 
HS đọc tiếp- HS nhận xét
GV nhận xét, sửa giọng đọc cho học sinh (nếu sai)
HS đọc chú thích sgk
GV lưu ý học sinh chú thích 1, 2, 8
HĐ2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng nhân vật Mã Lương với cây bút thần: 
GV:Văn bản có những nhân vật nào? Ai là nhân vật chính ?
HS: trả lời
GV:Qua đọc truyện, em thấy Mã Lương luôn gắn với hình tượng nghệ thuật nào xuyên suốt tác phẩm ?
HS: phát biểu
GV:Những truyện em đã học thường kể về các kiểu nhân vật nào?
(Nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh)
GV:Mã Lương thuộc kiểu nhân nào?
(Kiểu nhân vật có tài năng kì lạ)
GV:Mã Lương có hoàn cảnh như thế nào ? Mã Lương có sở thích gì ?
HS: trả lời
GV: khẳng định
GV:Điều gì khiến Mã Lương vẽ giỏi?
GV:Cây bút thần đến với Mã Lương trong hoàn cảnh nào ?
HS:Trong mơ, Mã Lương được cụ già thưởng cho cây bút thần- là chi tiết thần kì
GV:Vì sao thần cho Mã Lương cây bút vẽ ? Chi tiết này nói lên ước mơ gì của nhân dân HS: Những người có tài đức cần được ban thưởng, Là phần thưởng xứng đáng cho người cần cù, nghị lực, từ khổ học thành tài
GV: Đây là chi tiết thần kì hoá tài năng nhân vật, đó là sự kết tinh tài năng, điều kiện và phương tiện. Qua đó chứng minh ngay một chân lí dân gian mà cha ông ta đã đúc kết là: " có chí thì nên "; " có công mài sắt có ngày nên kim "
GV:Có bút thần trong tay, Mã Lương dùng bút thần để làm gì ?
HS: trả lời
GV treo tranh
HS quan sát.
GV: Bức tranh có nội dung gì ? Em hãy đặt tiêu đề cho bức tranh ?
GV:Qua quan sát tranh, em thấy Mã Lương vẽ gì cho người nghèo ? những thứ đó có vai trò gì đối với cuộc sống của người dân 
HS: suy nghĩ /trả lời
GV: khẳng định
GV:Vì sao Mã Lương không vẽ cho dân những của cải có sẵn (vàng bạc, châu báu hay thóc gạo) ? 
 HS:Mã Lương là người lao động nên coi trọng lao động, những gì qua bàn tay lao động làm ra mới có giá trị đích thực
GV:Tác giả dân gian gửi gắm điều gì qua chi tiết này ?
HS: Không nên sống dựa dẫm, mà phải lao động. Có làm thì mới có ăn không.cho " 
GV:Việc Mã Lương vẽ cho người nghèo, nói lên nhân dân ta nghĩ gì về mục đích của tài năng ?
HS :Tài năng phải phục vụ người nghèo, phục vụ nhân dân
GV:Qua chi tiết đó, em thấy Mã Lương không chỉ là người chăm chỉ, cần cù mà còn là người như thế nào?
HS thảo luận nhóm (Theo bàn)- Mỗi dãy bàn thảo luận một ý
GV giao nhiệm vụ: 
Dãy 1 : Qua hành đông, việc làm của Mã Lương khiến em có suy nghĩ và hành động như thế nào đối với những người nghèo ở xung quanh ? 
Dãy 2: Hiện nay em thấy có những hình thức nào để học sinh chúng ta có thể giúp đỡ người nghèo ?
 Đại diện trả lời/ Nhóm khác nhận xét
GV: nhận xét, kết luận
I. Đọc văn bản, tìm hiểu chú thích.
1. Đọc văn bản:
2. Chú thích:
II. Tìm hiểu văn bản
1. Hình tượng Mã Lương với cây bút thần:
* Hoàn cảnh: Nghèo khổ, mồ côi, nhưng rất thông minh, thích học vẽ.
- Mã Lương cần cù, chịu khó, say mê vẽ.
* Mã Lương vẽ cho người nghèo:
- cày, cuốc, đèn, thùng, bừa, cào
 -> Là công cụ hữu ích cho mọi nhà 
=> Có lòng thương người dân lao động, có đức, có tâm.
3. Củng cố: 
- Mã Lương có tài năng gì? 
- Mã lương sử dụng tài năng ấy như thế nào ? Em học tập ở Mẫ Lương được điều gì ?
4. Hướng dẫn : 
- Tìm hiểu tiếp truyện: Mã Lương dùng bút thần chống lại địa chủ như thế nào? Một số chi tiết nhệ thuật tiêu biểu; ý nghĩa của truyện.
Ngày giảng.
 Tiết 31: Cây bút thần (tiếp)
 (Truyện cổ tích Trung Quốc) 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- Quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, mục đích của tài năng nghệ thuật và ước mơ về những khả năng kì diệu của con người.
- Cốt truyện Cây bút thần hấp dẫn với nhiều yếu tố thần kì.
- Sự lặp lại tăng tiến của các tình tiết , sự đối lập giữa các nhân vật.
2. Kĩ năng
- Đọc hiểu văn bản truyện cổ tich thần kì về kiểu nhân vật thông minh tài giỏi
- Nhận ra và phân tích được các giá trị nghệ thuật kì ảo trong truyện
- Kể lại câu truyện
3. Thái độ:
- Giáo dục học sinh yêu cái thiện, ghét cái ác.
II. Chuẩn bị :
1.GV:Tranh Mã Lương vẽ thuyền trừng trị nhà vua. 
2. HS : Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 
1. Kiểm tra : 
- Những điều gì khiến Mã Lương vẽ giỏi? Mã Lương đã giúp đỡ người nghèo như thế nào ?
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài : Chiếc bút thần đã đến với Mã Lương trong một giấc mơ, bút thần đã giúp Mã Lương và những người nghèo có phương tiện lao động sinh sống. Sự thần kì của chiếc bút còn được thể hiện như thế nào giờ học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu. 
Hoạt động của thầy và trò
 Nội dung
HĐ1: HS kể tóm tắt lại truyện
GV:Em hãy kể tóm tắt lại văn bản "cây bút thần".
HĐ2 : Hệ thống lại kiến thức đã tìm hiểu giờ học trước
GV:Giờ học trước các em đã tìm hiểu những nội dung nào ? 
HS: khái quát
HĐ3:Hướng dẫn học sinh tìm hiếu tiếp văn bản
GV:Bút thần đã giúp người dân nghèo có những dụng cụ lao động, bút thần còn giúp gì cho Mã Lương ? 
HS: Trừng trị những kẻ tham lam độc ác
GV: Việc Mã Lương vẽ cho người nghèo khiến ai cũng biết và tin đó lọt đến tai một tên địa chủ giàu có trong làng. Tên đó là ai ?
GV giải thích từ địa chủ: Là tên của một tầng lớp thống trị trong xã hội phong kến (chủ đất giàu có dựa trên sự bóc lột sức lao động của người làm công)
GV:Tên địa chủ yêu cầu Mã Lương vẽ gì?
HS: trả lời
GV:Em hình dung tên địa chủ sẽ bắt Mã Lương vẽ những gì cho hắn ?
HS: hình dung
GV:Mã Lương đã có thái độ như thế nào ? 
HS: trả lời
GV:Tên địa chủ đã có thái độ và hành động như thế nào ?
(dụ dỗ, doạ nạt, nhốt vào chuồng ngựa) 
GV: Mã Lương đã đối phó như thế nào ?
(Dùng bút vẽ bánh và lò sưởi) 
GV:Em hãy kể lại đoạn Mã Lương trốn khỏi nhà tên địa chủ ?
HS: kể
GV:Mã Lương đã trừng trị tên địa chủ như thế nào ? 
HS: phát biểu
GV:Em nghĩ gì về tài năng của con người qua sự việc Mã Lương vẽ để trừng trị tên địa chủ ?
HS:Tài năng không phục vụ cái ác mà dùng để chống lại cái ác
GV: Ngoài tên địa chủ còn ai cũng mong muốn Mã Lương vẽ phục vụ mình ? 
GV:Vua bắt Mã Lương vẽ gì ? Mã Lương thực hiện lệnh vua như thế nào ?
HS: phát biểu
GV:Tại sao em lại vẽ như thế ?
(Ghét tên vua gian ác)
GV:Tại sao vẫn chiếc bút thần ấy mà vua không vẽ theo ý mình được ?
HS: Bút thần chỉ phục vụ chính nghĩa
GV:Vì sao Mã Lương lại đồng ý vẽ thuyền và biển cho vua ?
HS : Có ý định trừng trị tên vua
HS : quan sát tranh
GV:Bức tranh có nội dung gì ? Em hãy đặt tiêu đề cho bức tranh ? 
HS: bút thần nổi giận
GV: Quan sát tranh em thấy Mã Lương trừng trị tên vua như thế nào ?
HS: trả lời
GV: Chi tiết Mã Lương cố tình vẽ những nét bút thật đậm mặc dù nghe thấy lệnh của vua là ngừng vẽ đã nói lên thái độ gì của em đối với bọn thống trị ?
HS: phát biểu
GV: khẳng định
GV: Có thể coi mỗi lần kẻ tham lam yêu cầu Mã Lương vẽ là một thử thách không?
HS: suy nghí /trả lời
GV:Em có nhận xét gì về mức độ các lần thử thách đó?
HS: Lần sau khó hơn lần trước -> phẩm chất nhân vật càng bộc lộ rõ hơn. Không vẽ gì cho địa chủ đến vẽ ngược ý vua. Từ chỗ trừng trị kẻ ác để thoát thân đến chủ động tiêu diệt kẻ ác lớn nhất trừ họa cho mọi người
GV:Qua đó em hãy đánh giá ngòi bút thần của Mã Lương?
GV:Truyện có những chi tiết nào là tưởng tượng kì ảo ?
HS: Cây bút thần
GV: Cây bút có khả năng kì diệu như thế nào 
HS: Chỉ ở trong tay Mã Lương cây bút mới có tác dụng, trong tay những kẻ độc ác bút sẽ phản tác dụng
GV: Chi tiết các sự vật thần kì em đã được học trong những văn bản nào ?
(Tiếng đàn Thạch Sanh, niêu cơm thần)
GV cho học sinh thảo luận nhóm (theo bàn)
GV giao nhiệm vụ: Tác giả dân gian xây dựng các chi tiết thần kì trong truyện nhằm mục đích gì ?
HS: Các nhóm thảo luận 2'/ trả lời/ Nhóm khác nhận xét
GV : nhận xét, kết luận: Xây dựng chi tiết thần kì nhằm giúp đỡ những người lương thiện thực hiện ước mơ công lí xã hội- Đây là mô tuýp của thể loại cổ tích
GV:Truyện thể hiện sâu sắc quan niệm và mơ ước của nhân dân về tài năng của con người, theo em đó là quan niệm và ước mơ nào ?
HS: trả lời 
GV: khái quát
HS đọc ghi nhớ SGK
HĐ2: Hướng dẫn luyện tập:
GV: Đọc truyện , kể diễn cảm câu truyện
HS kể diễn cảm truyện.
GV nhận xét.
I/ Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích:
II/ Tìm hiểu văn bản:
1. Hình tượng Mã Lương với cây bút thần:
* Mã Lương vẽ cho người nghèo:
* Mã Lương vẽ trừng trị kẻ ác:
+ Trừng trị tên địa chủ
- Tên địa chủ bắt Mã Lương vẽ theo ý muốn của hắn.
- Mã Lương không vẽ bất cứ một thứ gì.
- Mã Lương vẽ cung tên bắn chết tên địa chủ.
-> Tài năng không phục vụ cái ác.
 + Trừng trị tên vua:
- Vẽ trái ngược ý vua.
- Bút thần trong tay nhà vua-> phản tác dụng.
- Vẽ biển: biển động dữ dội -> tiêu diệt kẻ ác
-> Không khoan nhượng, không dung tha cho cái ác.
=> Tiêu diệt kẻ ác, thực hiện công lí.
- Truyện xây dựng chi tiết thần kì nhằm giúp đỡ những người lương thiện thực hiện ước mơ công lí.
2. ý nghĩa của truyện
- Thể hiện quan niệm của nhân dân về công lí xã hội, về mục đích của tài năng phải phục vụ chính nghĩa. 
- Thể hiện ước mơ về những khả năng kì diệu của con người
* Ghi nhớ: SGK
III. Luyện tập
Kể diễn cảm truyện
3. Củng cố: 
- Mã Lương trừng trị tên địa chủ và nhà vua như thế nào ?
- Nhân dân ta gửi gắm quan niệm gì về tài năng qua sự việc Mã Lương trừng trị kẻ ác ?
4. Hướng dẫn 
- Học nắm nội dung, ý nghĩa truyện
- Đọc lại văn bản kể diễn cảm câu truyện theo đúng trình tự các sự việc
- Vẽ một bức tranh minh hoạ cho một chi tiết của truyện.
- Chuẩn bị bài: Danh từ.
..
Ngày giảng. Tiết 32 : Danh từ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- KháI niện danh từ :
+ Nghĩa khái quát của danh từ
+ Đặc điểm ngữ pháp của danh từ ( khả năng kết hợp , chức vụ ngữ pháp).
- Các loại danh từ
2. Kĩ năng: 
- Nhận biết danh từ trong văn bản
- Phân biệt danh từ chỉ đơn vị và danh từ chỉ sự vật
Sử dụng danh từ để đặt câu
3. Thái độ:
- Có ý thức sử dụng danh từ trong văn nói, viết cho đúng.
II. Chuẩn bị :
1. GV: bảng phụ ghi ví dụ phần I và II SGK.
2. HS: Chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK
III. Tiến trình 

File đính kèm:

  • docTuan 8.doc
Giáo án liên quan