Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII-IX - Ngô Thị Tường Vy

I. Mục tiêu bài học:

 1. KT: Những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường: An Nam đô hộ phủ, tổ chức bộ máy cai trị do quan lại người Hán cai quản toqis cấp huyện, tăng cường góc lột.

 - Các cuộc khới nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng ( diễn biến, kết quả.)

 2. TT: Lòng biết ơn tổ tiên đã kiên trì đấu tranh có hiệu quả để bảo vệ được dân tộc, khôi phục chủ quyền đất nước.

 3. RLKN: Tiếp làm quen với phương pháp tường thuật trên lược đồ.

II. Đồ dùng và tài liệu dạy học:

 - Lược đồ “nước ta thời Đường thế kỷ VII →X” ?

 - Bản đồ treo tường “khởi nghĩa Mai Thúc Loan”

 - Bản đồ “ Khởi nghĩa Phùng Hưng”

 - Ảnh đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm Hà Tây.

III. Hoạt động dạy và học:

 1. Ổn định:

 2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)

 - Cuộc khởi nghĩa của Lí Nam Đế chống quân Lương diễn ra như thế nào?

 - Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương giành lại độc lập?

 3. Bài mới: (2 phút)

 *Giới thiệu: Năm 618 nhà Đường thay nhà Tùy thống trị Trung Quốc.Từ đó nước ta bị nhà Đường cai trị với chế độ tàn bạo. Dưới ách đô hộ nhà Đường nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh. Đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng. Đây là những cuộc nổi dậy lớn, khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền của nhân dân ta ngày nay.

 

doc2 trang | Chia sẻ: Thewendsq8 | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Lịch sử 6 - Tiết 26: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII-IX - Ngô Thị Tường Vy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27
Tiết : 26
NHỮNG CUỘC KHỞI NGHĨA LỚN TRONG CÁC THẾ KỶ VII→IX
S: 01/03/2012
G: 09/03/2012
I. Mục tiêu bài học:
	1. KT: Những thay đổi lớn về chính trị, kinh tế nước ta dưới ách đô hộ của nhà Đường: An Nam đô hộ phủ, tổ chức bộ máy cai trị do quan lại người Hán cai quản toqis cấp huyện, tăng cường góc lột... 
 - Các cuộc khới nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng ( diễn biến, kết quả.)
	2. TT: Lòng biết ơn tổ tiên đã kiên trì đấu tranh có hiệu quả để bảo vệ được dân tộc, khôi phục chủ quyền đất nước.
	3. RLKN: Tiếp làm quen với phương pháp tường thuật trên lược đồ.
II. Đồ dùng và tài liệu dạy học:
	- Lược đồ “nước ta thời Đường thế kỷ VII →X” ?
	- Bản đồ treo tường “khởi nghĩa Mai Thúc Loan”
	- Bản đồ “ Khởi nghĩa Phùng Hưng” 
	- Ảnh đền thờ Phùng Hưng ở Đường Lâm Hà Tây.
III. Hoạt động dạy và học:
	1. Ổn định:
	2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
	- Cuộc khởi nghĩa của Lí Nam Đế chống quân Lương diễn ra như thế nào?
	- Vì sao Triệu Quang Phục đánh bại được quân Lương giành lại độc lập?
	3. Bài mới: (2 phút)
	*Giới thiệu: Năm 618 nhà Đường thay nhà Tùy thống trị Trung Quốc.Từ đó nước ta bị nhà Đường cai trị với chế độ tàn bạo. Dưới ách đô hộ nhà Đường nhân dân ta không ngừng nổi dậy đấu tranh. Đáng chú ý nhất là 2 cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, Phùng Hưng. Đây là những cuộc nổi dậy lớn, khẳng định ý chí độc lập và chủ quyền của nhân dân ta ngày nay.
	* Dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi Bảng
 HĐ1: (10 phút)
KT: HS nắm được sự thay đổi kinh tếm chính trị nước ta thế kỉ VII,
KN : Xác định trên lược đồ, nhận định sự thay đổi.
GV: Dùng lược đồ “đất nước ta thời Đường thế kỷ VII→IX” để mô tả Giao Châu thuộc nhà Đường.
H: Chính sách cai trị nhà Đường có gì thay đổi?
GV: Dùng lược đồ giới thiệu 12 châu:
 - Phong Châu, Hoan Châu, Trường Châu, Giao Châu 
 - Phúc Lộc Châu, Lục Châu, Ái Châu, Diễn Châu ,
 - 4 Châu: ( Châu Thang, Châu Võ An, Châu Võ Nga, Chi Châu )
H Vì sao chúng cho xây thành đắp lũy, làm đường sá? (nhanh chóng đàn áp)
H: Em có nhận xét gì về tình hình nước ta dưới thời Đường? (siết chặt ách đô hộ nước ta)
H: Về kinh tế nhà Đường có những chính sách bóc lột gì khác trước?
GV: Giải thích thêm: 3 thứ thuế nhà Đường: tô, dung, điệu.
H Theo em chính sách bóc lột có gì khác trước?
Đây là nguyên nhân đẫn đến các cuộc khởi nghĩa trong các thế kỉ VII- IX.
GV: Sơ kết M1 chuyển ý. Cho HS đọc M2 SGK.
HĐ2: (15 phút)
KT: HS Nắm được diễn biến kết quả cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan.
KN: Tường thuật diễn biến trên lược đồ.
 Cho HS dọc SGK
 H: Em hãy nêu sự hiểu biết của em về Mai Thúc Loan.?
H:Khởi nghĩa Mai Thúc Loan nổ ra trong hoàn cảnh nào?
GV: Dùng lược đồ trình bày vùng hoạt động.
H Kết quả: bị đàn áp.
GV: Cho học sinh xem ảnh đền thờ Mai Hắc Đế.
HĐ3: (10 phút)
KT: HS nắm diễn biến cuộc khởi nghĩa,
KN: tường thuật trên lược đồ.
GV: Giới thiệu Phùng Hưng
 H; Vì sao Phùng Hưng được mọi người ủng hộ?.
HS: Vì họ căm thù nhà Đường. Họ muốn đấu tranh giành độc lập thoát khỏi khổ cực. Phùng Hưng là người có uy tín.
GV: Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa.
H: Kết quả cuộc khởi nghĩa?
HS: Phùng An đầu hàng giặc→hởi nghĩa thất bại.
GV: Lịch sử gọi: “nền dân chủ mong manh” (783→791)
Cho học sinh xem H50 đền thờ Phùng Hưng.
H: Qua hai cuộc khởi nghĩa đã nói lên điều gì?
HS: Thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ Quốc
* Chốt lại: Thế kỷ VII→IX do ách đô hộ nhà Đường quá khắt khe, nhân dân đã nổi dậy liên tục để thể hiện sự quyết tâm giành độc lập nước ta.
1. Dưới ách đô hộ nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
 - Năm 679 nhà Đường đổi Giao Châu thành An Nam đô hộ phủ. Phủ đô hộ đặt ở Tống Bình.
 - Các châu, huyện do người Trung Quốc cai trị dưới huyện là hương, xã do người Việt quản lí. 
 - Làm đường giao thông Tống Bình→ T Quốc
 - Xây thành đắp lũy, tang thêm quân số.
 - Chính sách bóc lột: Thuế nhà đất, đặt ra nhiều thứ thuế khác: muối, sắt, gai, đay, tơ, lụa.
 - Cống nạp những sản vật quý hiếm: vàng, bạc, châu báu, sừng tê, ngà voi, quả vải..
2. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
 - Mai Thúc Loan người làng Mai Phụ, huyện Thạch Hà ( Hà Tĩnh), thuở nhỏ đi ở cho nhà giàu, chăn trâu, kiếm củi...
 - Thế kỷ VIII, khởi nghĩa bùng nổ ở Hoan Châu. Nhân dân Diễn Châu, Ái Châu nổi dậy hưởng ứng. Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân gọi là Mai Hắc Đế và chọn vùng Sa Nam ( Nam Đàn) làm căn cứ.
 - Mai Hắc để liên kết với nhân dân Giao Châu và Chăm Pa, tấn công thành Tống Bình, viên đô hộ Quang Sở Khách phải chạy về Trung Quốc.
- Năm 722, nhà Đường cử 10 vạn quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
3. Khởi nghĩa Phùng Hưng: (776→ 791):
 - Phùng Hưng: (SGK)
 - Diễn biến: khoảng 776 Phùng Hưng và em là Phùng Hải khởi nghĩa nổ ra ở Đường Lâm. Cuộc khởi nghĩa được đông đảo nhân dân hưởng ứng.
 - Nghĩa quân bao vây phủ Tống Bình, tướng giặc Cao Chính bình rút vào thành cổ cổ thủ và sau đó chết.
 - Phùng Hưng sắp xếp cai trị.
 - Phùng Hưng mất, Phùng An lên thay.
 - Năm 791, nhà Đường đem quân đàn áp, Phùng An đầu hàng khởi nghĩa thất bại.
 * Ý nghĩa:Thể hiện ý chí quyết tâm của nhân dân ta đấu tranh cho độc lập tự do của Tổ Quốc
 	4. Củng cố (5 phút)
 - Chính sách cai trị , bóc lột của nhà Đường đối với nước ta có gì khác trước.?
 -Điền vào chỗ trống: Chính sách cai trị, bóc lột của nhà Đường đã làm cho đời sống của nhân dân ta...............đẩy họ đến chỗ sẵn sàng ...............khi có thời cơ.
	5. Dặn dò: (3 phút) Học bài theo những câu hỏi cuối bài SGK.
	- Sưu tầm tranh ảnh về Mai Thúc Loan- Phùng Hưng.
	*Chuẩn bị: Nước Chăm pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
 - Vị trí của huyện Tượng Lâm ở bản đồ.
	- Quá trình thành lập và mở rộng nước Chăm Pa.
	- Tình hình kinh tế, văn hóa Chăm pa từ thế kỷ II→X
	6. RKN

File đính kèm:

  • doctuan 27 t26.doc